Có một mối duyên phận mà bạn đã luân hồi chờ đợi suốt 3.000 năm

Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở đã không chỉ vỏn vẹn là truyền thuyết được lưu lại trong kinh Phật mà ở ngay trước mắt chúng ta. Có lẽ nào bạn lại để vụt mất cơ duyên chờ đợi suốt 3.000 năm này? Dưới đây là những chia sẻ của một khán giả về ca khúc liên quan đến loài hoa thần thoại này.

225718ea-6280-4174-a06f-2c2b2ea2422c
Nữ ca sĩ giọng trầm Dương Kiến Sinh độc xướng ca khúc “Ưu Đàm Ba La hoa khai”. (Ảnh: Epochtimes)

Nếu có một ca khúc nào sau khi nghe khiến người ta xúc động dâng trào nước mắt, thì đối với tôi mà nói, đó chính là ca khúc “Ưu Đàm Bà La hoa khai”, do ca sĩ Dương Kiến Sinh – một trong số 7 nữ ca sĩ giọng trầm nổi tiếng nhất thế giới biểu diễn. Ca khúc này nói về một truyền thuyết của Phật gia. Trong kinh Phật có ghi chép lại rằng: “Hoa Ưu Đàm Bà La, 3.000 năm mới nở một lần, là báo hiệu của điềm lành. Khi Hoa Ưu Đàm khai nở nơi thế gian con người chính là thời khắc Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế truyền Pháp độ nhân”.

Lần đầu tiên nghe được ca khúc này, chính là xem đĩa DVD đêm dạ hội mừng năm mới 2006 của Đài truyền hình Tân Đường Nhân ở nhà một người bạn, kết quả vừa xem đã thấy thích. Toàn bộ bài hát chỉ kéo dài hơn 3 phút, chỉ có đàn dương cầm làm nhạc đệm, giản giản đơn đơn, nhưng lại có ngụ ý sâu sắc, khiến người ta cảm thấy dư vị vô cùng, nghe trăm lần vẫn không thấy chán.

Trong đêm khuya tĩnh lặng không một tiếng động, rất thích hợp để nghe ca khúc này. Một mình đi vào trong phòng sách, chỉ mở đèn trên bàn đọc sách, mở máy vi tính lên, đeo tai nghe vào, cảm nhận một cách tường tận, mọi mệt nhọc và những vết dơ bẩn trong tâm của cả một ngày trời cứ như vậy đã được gột rửa không còn gì. Những chướng ngại trong tâm buông xuống càng nhiều, ca khúc “Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở” chính là càng nghe càng thấy hay.

“Ưu Đàm Bà La hoa khai nở” là tiết mục giữa trong đêm dạ hội mừng năm mới 2006 của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV). Sau khi trải qua mấy tiết mục biểu diễn ca múa khí thế hùng tráng vĩ đại, ca khúc “Ưu Đàm Bà La hoa khai nở” đã lên sân khấu. Trong nháy mắt, ánh đèn màu trên sân khấu trở nên mờ tối, cả sân khấu tĩnh lặng. Dưới sự giới thiệu của người dẫn chương trình, Dương Kiến Sinh với phong thái thanh nhã xinh đẹp không thể nói nên lời, cùng với nghệ sĩ dương cầm Mã Thường Tử bước ra sân khấu.

Tiếng vỗ tay hoan nghênh nồng nhiệt của khán giả dưới sân khấu vừa dứt, Mã Thường Tử liền gảy phím đàn dương cầm đầu tiên, đây là một đoạn khúc dạo đầu 21 giây, không nhanh không chậm, mềm mại như nước. Dương Kiến Sinh còn chưa cất tiếng hát, thì nước mắt của tôi đã lã chã tuôn rơi.

Tiếp đó, Dương Kiến Sinh với giọng ca sâu lắng, trầm thấp nhưng vẫn nhẹ nhàng, cất tiếng hát: “Hoa Ưu Đàm Ba La khai nở, ba nghìn năm một lần; Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, cười đón cửa trời mở; Thánh giả đến nhân gian, Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, Thánh giả đã trở lại, Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, Thánh giả đã trở lại”. Mỗi một ca từ, mỗi một nốt nhạc, tôi cảm thấy mỗi tế bào toàn thân đều đang chấn động, trên gương mặt lại là một dòng nước mắt nóng ran.

“Cao tăng trong thiền viện Tu Di, ngắm nhìn nơi phương xa, áo cà sa màu vàng, quỳ lạy dưới tiếng chuông. Hoa Ưu Đàm Bà La ba nghìn năm, đang lặng lẽ khai nở, Pháp Luân Thánh Vương hỡi, phải chăng Ngài đã đến thế gian?”.

Giọng ca rung động đến tâm can của Dương Kiến Sinh, tiếp tục hát: “Phàm phu tục tử cõi hồng trần, kính dâng một nén nhang, như tỉnh lại từ trong cõi mộng, chờ đợi dưới chuông ngân. Hoa Ưu Đàm ba nghìn năm, đang khai thị cho những người tầm đạo, huy hoàng của Thánh Vương, đang hướng đến con người thế gian”.

Đây thật là cảnh giới khiến người ta xúc động biết bao! Một vị đệ tử tu luyện của Phật gia, không ngừng luân hồi chuyển sinh trong dòng sông dài của sinh mệnh suốt ba nghìn năm, đến được kiếp này, ngày đêm trông ngóng chờ đợi, chịu khổ tinh tấn, lặng lẽ chờ đợi Pháp Luân Thánh Vương giáng hạ đến thế gian con người, được Thánh Vương đích thân độ hóa, tu luyện viên mãn, trở về thế giới Thiên quốc.

144473_medium
Hoa Ưu Đàm lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2005 ở thiền viện trên núi Tu Di của Hàn Quốc. (Ảnh: Internet)

“Duyên phận” nơi cõi người có rất nhiều loại, bao gồm mối duyên thân tình máu mủ, duyên vợ chồng, duyên bè bạn, duyên đồng nghiệp, thậm chí là cái duyên ngắn ngủi chỉ một lần gặp gỡ thoáng qua.

Ngày hôm nay, hoa Ưu Đàm Bà La đã khai nở đã không chỉ vỏn vẹn là truyền thuyết được lưu lại trong kinh Phật, nó đã ở ngay trước mắt chúng ta, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2005 ở thiền viện trên núi Tu Di của Hàn Quốc. Cho đến nay, hoa Ưu Đàm đã được phát hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới. Đây phải chăng là đang ám chỉ, ngoài nơi trần thế này, chúng ta thật sự còn có một mối “Thánh duyên” đã ấp ủ suốt 3.000 nghìn năm, và nay cơ duyên ấy thật sự đã đến rồi.

Khi bạn vì tình trường, thương trường, quan trường mà ngã lòng, cảm thấy đời người đi đến ngõ cụt, giống như tất cả mọi người đều đã bỏ rơi bạn, liệu bạn có từng nghĩ rằng, có một Đại Giác Giả, từ sau khi bạn giáng sinh đến cõi hồng trần, trải qua 3.000 năm luân hồi, trước sau đều trông nom bạn, chỉ chờ khi duyên phận vừa đến, thì sẽ dẫn bạn trở về ngôi nhà thật sự.

Khi bạn còn đang chìm đắm trong danh – lợi – tình nơi thế gian con người, thậm chí vì vậy mà vứt bỏ đạo lý làm người, liệu bạn có từng nghĩ rằng, bên ngoài thế tục còn có một loại hạnh phúc lâu dài, một loại niềm vui vĩnh cửu đang chờ bạn lĩnh ngộ và nắm bắt.

Tác giả: Hàn Dĩ Duệ

Tiểu Thiện, dịch từ Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Bữa tối đặc biệt của cô nhi

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Bữa tối đặc biệt của cô nhi

    Bữa tối đặc biệt của cô nhi

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

x