Có một cuộc thảm sát khác bắt đầu từ quảng trường Thiên An Môn
Vụ thảm sát học sinh sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 khiến thế giới chấn động, vì người ta tận mắt chứng kiến được sự tàn ác của chính quyền Đảng Cộng Sản Trung Quốc lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, một cuộc đàn áp khác đang diễn ra không kém phần gai góc, nhưng quan trọng hơn là nó âm thầm suốt 16 năm qua mà không ai hay biết.
Sau những đau thương mất mát trong thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, người ta tưởng rằng chính quyền Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đã biết sai và sửa, nhưng trên thực tế bản chất khát máu không bao giờ thay đổi.
Năm 1999, một cuộc đàn áp khác đã diễn ra, lần này nó tinh vi hơn rất nhiều, bởi lẽ 16 năm đã trôi qua nhưng số người nhận thức được diễn biến cuộc đàn áp lại không nhiều. Và đó trở thành cuộc đàn áp tín đồ Phật gia lớn nhất thời hiện đại, người bị bức hại là những học viên Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công được khai truyền vào năm 1992, và trở thành môn khí công tu luyện Phật gia có nhiều học viên theo học lúc bấy giờ. Số lượng người theo tập quá đông đảo khi khắp các quảng trường rộng lớn tại Trung Quốc lúc bấy giờ bị lấp đầy bởi hàng trăm người theo tập.
Điều này làm dấy lên lòng đố kị của vị lãnh đạo kì dị nhất trong số các lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi đó là ông Giang Trạch Dân.
Ông đố kị vì số người theo tập Pháp Luân Công nhiều hơn số đảng viên. Tuy nhiên ngoài lòng đố kị, năm 1999 là thời điểm ông Giang cần phải tìm ra kế sách để củng cố quyền lực của mình vì thời gian hết nhiệm kì đã cận kề.
Trước những yếu tố này, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã quyết định triển khai chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, và cái cớ được sử dụng là cuộc thỉnh nguyện ôn hòa tại Trung Nam Hải của hơn 10 nghìn học viên Pháp Luân Công vào ngày 25/4/1999, để yêu cầu chính phủ giải trình về việc bắt bớ học viên trong khoảng thời gian đó. Như vậy, cuộc đàn áp Pháp Luân Công còn là nước cờ thí mạng trong cuộc chiến đấu đá quyền lực của ĐCSTQ.
Sau cuộc thỉnh nguyện với những hòa giải bằng miệng, vào ngày 20/7/1999, ông Giang tuyên bố “nhổ tận gốc Pháp Luân Công trong vòng 3 tháng”, với phương châm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”.
Hàng trăm triệu người dân theo tập Pháp Luân Công suốt 7 năm qua, nhưng chỉ trong phút chốc đã lâm vào cảnh trở thành lực lượng thù địch của ĐCSTQ và nhân dân.
Vô số những tuyên truyền sai lệch áp lên môn tập này, ĐCSTQ còn kì công dàn xếp vụ tự thiêu giả mạo tại quảng trường Thiên An Môn lịch sử, nhằm vu khống Pháp Luân Công là tà giáo và hợp lý hóa chiến dịch bức hại người tu luyện của mình.
Người dân Trung Quốc một lần nữa bị ĐCSTQ lừa dối và dắt mũi, họ từ ánh mắt thiện cảm dành cho Pháp Luân Công chuyển thành ánh mắt ghê sợ và ruồng rẫy.
Học viên Pháp Luân Công trước những lời vu khống ấy, đã không thể ngồi yên, lần lượt từng tốp người từ khắp nơi trên Trung Quốc, đổ xô về quảng trường Thiên An Môn để minh oan cho Pháp môn này.
Có người giương biểu ngữ hô vang “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo”; có người đứng giữa quảng trường rộng lớn để luyện 5 bài công pháp của Pháp Luân Công.
Có cả một lão già tóc điểm sương, không tiền không bạc đã lặn lội đi bộ từ nơi ông ở đến Bắc Kinh. Trên hành trình ấy, ông đã thay tổng cộng 9 đôi giày vải để đến được quảng trường và cất lên tiếng nói công bình cho pháp môn tu luyện, vốn chỉ khuyên bảo con người ta sống tốt và làm người lương thiện.
Và có cả em học sinh chỉ mới bước vào tu luyện vài tháng nhưng em hiểu rằng em đã tìm được con đường chân chính để đi.
Thế nhưng, kết quả là họ phải gánh chịu sự bức hại tàn bạo, họ bị bắt, bị cầm tù, đánh đập. Cô bé học sinh ấy suýt chút nữa đã bị làm nhục bởi người khoát lên mình chiếc áo người giữ gìn trật tự kỷ cương nước nhà.
Quảng trường Thiên An Môn khi ấy lại dậy sóng, những đợt sóng nhỏ âm thầm nhưng không kém phần khốc liệt.
Thời gian trôi qua, cuộc đàn áp không chỉ gói gọn trong quy mô của quảng trường lịch sử ấy, mà nó lan ra khắp cả nước thông qua guồng máy quan chức chằng chịt thuộc phe cánh thân tín của ông Giang Trạch Dân.
Bất cứ nơi đâu có thân tín của ông Giang, học viên Pháp Luân Công đều nhận kết quả là sự bức hại và sách nhiễu. Kết quả là học viên mất nhà cửa, việc làm, con cái mất cha mẹ trở thành trẻ mồ côi, mái đầu bạc tiễn người đầu xanh,…thảm cảnh đau thương âm thầm diễn ra trên đất nước Trung Quốc, rộng lớn nhưng chất chồng tội lỗi.
Trước sự bức hại ấy, học viên Pháp Luân Công không ngừng phản kháng, họ không ngừng nói lên sự thật để minh oan cho chính mình, bởi cuộc chiến âm thầm của họ không được đưa tin trên bất kì trang thông tin nào, và cũng bởi truyền thông quốc gia đã bị nhà nước thao túng, trong khi các hãng thông tấn nước ngoài chỉ được phép hoạt động tại Trung Quốc nếu thuận theo ý muốn của ĐCSTQ.
Đỉnh điểm của chiến dịch đàn áp này là tội ác mổ cướp nội tạng người sống của tù nhân lương tâm, trong đó học viên Pháp Luân Công chiếm đa số. Thông qua hoạt động này, chính quyền Trung Quốc thu về một khoản lợi kếch xù, rồi cũng từ đó nạn mổ cướp tạng trở thành vấn nạn xã hội tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng cho Pháp môn tu luyện này là nó đã lan ra toàn thế giới, với người dân tại hơn 114 quốc gia theo tập.
Theo đó, tiếng nói cộng đồng quốc tế kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc đàn áp cũng trở nên mạnh mẽ hơn, và tội ác mà ĐCSTQ phạm phải khi bức hại Pháp Luân Công ngày càng được đưa ra ánh sáng.
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công trước kia là công cụ để Giang Trạch Dân huy động lực lượng và tiền của nhằm củng cố quyền lực của mình, thì nay đã trở thành gánh nặng và vết nhơ của ĐCSTQ trong mắt cộng đồng quốc tế.
Một chân lý bất biến “tà không thể thắng chính“, Pháp Luân Công trải qua suốt mười mấy năm bức hại nghiệt ngã ấy vẫn đứng vững và tồn tại cho đến ngày hôm nay, thì tương lai công bình được lấy lại cho môn tu luyện này sẽ không còn xa nữa. Chỉ tiếc cho những ai còn chưa nhận ra sai lầm của mình để sớm có thể quay đầu.
Tổng hợp