Chuyện ít biết về những người “sống chung với rác” giữa lòng Sài Gòn

26/07/15, 12:30 Tin Tổng Hợp

Ít ai biết rằng Sài Gòn phồn hoa luôn tồn tại một góc nhỏ mà ở đó những người dân nghèo lăn lộn kiếm miếng ăn hàng ngày. Dù mọi thứ có ngày càng xuống cấp, sập xệ – họ vẫn dai dẳng bám lấy cuộc sống lầy lội bên sông.

Ít ai biết rằng Sài Gòn phồn hoa luôn tồn tại một góc nhỏ mà ở đó những người dân nghèo lăn lộn kiếm miếng ăn hàng ngày. Dù mọi thứ có ngày càng xuống cấp, sập xệ – họ vẫn dai dẳng bám lấy cuộc sống lầy lội bên sông.

Nhắc đến quận 7,TPHCM người ta thường nghĩ đến những khu đô thị sầm uất, nhưng tòa chung cư hiện đại, khang trang hay những con đường thông thoáng “ngỡ như đang ở Singapore”. Nhưng nếu ai một lần ghé chân tới cuối đường Trân Xuân Soạn, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, chắc hẳn không khỏi giật mình trước cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn và ô nhiễm nơi đây.

Cuộc sống đôi khi chỉ là những bước chân – nó thật sự đúng trong trường hợp này. Trong cái thời khắc mà một người giàu có sang trọng ra khỏi căn hộ cao cấp từ chung cư mấy bước là họ đã đến được với xóm nhập cư nghèo sống bằng nghề chợ búa và chài lưới ven khúc sông hôi thối đầy rác bẩn. Nó đối lập đến nỗi khiến những người bình thường cũng phải giật mình xót xa. Những người dân ở đó được gọi là người mượn đất nuôi thân nên dù có giải tỏa họ vẫn một mực muốn bám riết cuộc sống hiện tại.

Ông Huỳnh Quốc Long (50 tuổi) một người gốc Sài Gòn lọt thỏm vào xóm nghèo tâm sự ông đã gắn bó với cái nghề buôn bán các loại đậu ở chợ mấy chục năm nay từ hồi còn nhỏ xíu.

Ông là người chứng kiến sự “vùng vẫy” của khúc sông cũng như cái chợ này chân thực, rõ nét và đầy đủ nhất.

Xóm nghèo lúc trước thưa thớt dân. Hồi miền Nam giải phóng dân gốc ở đây chuyển về những vùng trung tâm sống hoặc vượt biên ra nước ngoài ít ai bám trụ lại khúc sông này. Chỉ có ông vẫn gắn bó đến giờ vì còn mộ ông ba tổ tiên. Đến thời bao cấp dân miền Tây bắt đầu lên Sài Gòn nhiều. Họ dựng những túp lều sập xệ ven sông đánh bắt cá qua ngày kiếm miếng ăn. Bắt được nhiều họ để dành đem bán. Và cứ thế nhiều người truyền tai nhau họ kéo lên đây đông dần đông dần và xóm này trở thành xóm chợ nhập cư. Người dân ở đây hầu hết sống bằng nghề bán hàng tại khu chợ ven sông này.

Chợ và sông như là cơm gạo của những người lao động nghèo. Ngày ngày họ đánh bắt cá ở khúc sông, câu được gì bán cái đó. Thu nhập ít nhưng vui vì ít nhất họ không lo thiếu miếng ăn và cũng không lo về ba loại thuế má. Họ ít đi lại và cuộc sống của họ chỉ quẩn quanh chật hẹp mãi trong cái chợ ven sông đó.

Cứ mỗi mùa mưa, thủy triều lên là cuộc sống của người dân ở đây lại khổ sở. Nước ngập đến gối làm họ không thể buôn bán chợ đò. Người đi chợ ngại lầy lội bẩn thỉu mà cũng không ghé mua dù thịt cá ở đây rẻ và tươi ngon hơn nhiều so với những chỗ khác. Chợ tụ tập từ sáng đến chạng vạng tối. Tiền họ kiếm được ba cọc ba đồng cũng không bù lại chỗ dù, bàn ghế bị bọn trộm lấy mất. Vậy mà họ vẫn cứ tiếp tục bán buôn.

Ban ngày họ “làm thịt” cho ánh mặt trời gay gắt đến đen sạm cả da thì tối đến họ lại bị “thịt” bởi những con muỗi đói.

Con sông lúc trước cũng không ô nhiễm như bây giờ. Xóm ngày một đông mà đời sống cũng như ý thức người dân không được cải thiện.

Họ không ý thức được việc nên giữ gìn môi trường sống của mình.

Một người xả rác rồi nhiều người xả rác. Chả mấy chốc một đoạn sông đã biến thành sông rác.

Nhưng họ vẫn chịu được và sống chung với những gì họ thải ra. Đó là một sự gắn bó khăng khít đến khó hiểu.

Những đứa trẻ ở đây da lở loét vì lội trong nước bẩn khi thủy triều lên. Chúng từ nhỏ đã cùng hít thở cái bầu không khí ô nhiễm chung với cha mẹ vì rác thải bốc mùi nhưng vẫn ít đau ốm hơn những đứa trẻ có điều kiện khác.

Họ gọi chúng là những đứa con của đất trời vì phơi nắng, dầm mưa…

Người dân ở đây hiền hòa, chân chất chỉ có điều cuộc sống nghèo túng khiến họ e dè, mặc cảm với người lạ. Họ khép kín và ngại nói về cuộc sống của mình. Bác Nguyễn Văn Tiên (51 tuổi) người đưa đò lâu năm bên khúc sông là một người hiếm hoi đã mở lòng về cuộc sống của gia đình bác.

Bác Nguyễn Văn Tiên với công việc gọi đò nuôi năm miệng ăn cho cả gia đình

Bác dựng căn nhà chòi xập xệ bên sông này mà sống cững đã được hơn chục năm. Căn nhà được “chắp vá” từ những tấm ván cũ kĩ, phía trước tấm bạt che cũng đã bạt màu loang lỗ vài chỗ. Mỗi lần gió lùa vào là gió lại phải đi ra cửa sau vì căn nhà “trống hơ trống hoắc”.

Người đàn ông nhìn xa xăm vào một điểm vô định thở dài. Mấy năm trước nghề lái đò của bác còn là nghề “ăn nên làm ra” vì chưa có cầu phương tiện qua lại giữa hai bờ chỉ có thể là những chuyến đò ngang. Giờ thuyền của bác chỉ còn chở khách du lịch. Nghe thì oai nhưng đồng tiền kiếm được còn khó khăn hơn. Có ngày chú kiếm được 100 ngàn, có ngày chẳng có xu dính túi. Ít khách du lịch tìm đến thuyền của bác vì nó cũ kĩ dù vé “tham quan” chỉ có chục ngàn. Họ chấp nhận bỏ ra vài trăm đi du ngoạn sông nước trên những con thuyền sang trọng ở bến Bạch Đằng thế rồi chú càng ngày càng ít “đụng” đến tay lái hơn.

Giờ bác chỉ trông chờ vào những ngày rằm, mồng một. Vào những ngày đó người ta thường hay phóng sanh cá, rùa, ba ba. Bác chở họ chuyến cũng được năm chục ngàn. May mắn thì được người ta “bo” thêm vài trăm. Vậy lạ bác cười xòa nghĩ những ngày tới sẽ không còn lo bữa cơm cho mấy đứa nhỏ.

Cuộc sống của người dân ở đây không thể kéo dài, chỉ vài năm sau cuộc sống nhếch nhác ở đây sẽ được thay bằng những tòa nhà chung cư sang trọng. Dù sẽ được đền bù giải tỏa nhưng những người dân vẫn cứ “thở dài” vì những ngày tháng tương lai không còn gắn bó với khúc sông. Họ lâu nay đã nghĩ mình là một phần của nó và nếu bỏ đi họ sẽ đi đâu về đâu?

Câu hỏi vẫn quanh quẩn trong đầu họ nhưng chưa bao giờ họ chắc chắn về câu trả lời. Chỉ có điều họ vẫn vui cười vì mỗi ngày họ mở mắt đều ngửi thấy được vị lờ lợ của sông nước quanh đây.

Horus

Theo Yeah1

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

x