Chuyện học nghệ của Beethoven: Sự an bài thú vị của số phận
Beethoven thần tượng một người và mong ước được thỉnh giáo, học hỏi người đó. Nhưng số phận an bài cho ông một người thầy khác. Dù sao đi nữa, sau này Beethoven cũng theo thiên hướng của bản thân mình mà sáng tác những bản nhạc bất hủ.
Bạn có tin vào duyên phận? Trong văn hóa phương Đông, “duyên phận” nghĩa là tất cả những sự việc và con người mà ta gặp trong cuộc sống đều đã được an bài từ trước. Ở phương Tây có một khái niệm tương tự gọi là “số phận”. Nhiều người tin rằng tất cả những điều xảy đến với chúng ta hôm nay đã được sắp đặt kĩ lưỡng từ rất lâu.
Khi nói đến âm nhạc cổ điển, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến những nhà soạn nhạc vĩ đại của Trường Đại học Vienna vào những năm 1700, như Mozart, Haydn, và Beethoven, vì họ đã tạo nên một nền tảng rất vững chắc cho nghệ thuật sáng tác nhạc cổ điển. Trên thực tế, các tác phẩm của họ vẫn còn ảnh hưởng đến các nhà soạn nhạc nổi tiếng ngày nay.
Không giống như Mozart hay Haydn đều có một khởi đầu tương đối tốt đẹp khi bắt đầu sự nghiệp âm nhạc, Beethoven lại khá chật vật. Beethoven được coi là một trong những nhạc sĩ trẻ triển vọng nhất nước Đức, với một phong cách âm nhạc giàu cảm xúc nhưng vẫn tao nhã.
Khi 17 tuổi, ông chuyển tới Vienna với hy vọng được học hỏi Mozart. Tuy nhiên, không bao lâu sau mẹ ông lại mắc bệnh nặng. Khi tình trạng của bà ngày càng tệ, gần kề với cái chết, ông không thể ở lại Vienna nữa và phải trở về Bonn để chăm sóc gia đình.
Sau khi mẹ ông qua đời, ông nôn nóng quay lại Vienna, cố gắng để được gặp gỡ thần tượng của mình. Tuy nhiên, Mozart đã chết do làm việc quá sức. Có vẻ như số mệnh đã sắp đặt họ không được gặp nhau. Một tài năng trẻ lạc lõng đi tìm kiếm cơ hội để theo đuổi ước mơ làm nhạc sĩ của mình, không còn lựa chọn nào khác, ông đành chấp nhận số phận và theo học nhà soạn nhạc Joseph Haydn.
Joseph Haydn là một trong những nhạc sĩ hoạt động tích cực nhất trên thế giới trong suốt thời kỳ âm nhạc cổ điển. Các buổi hòa nhạc và tác phẩm của ông đều được chào đón rộng rãi. Vì vậy, cùng với Mozart, ông đã tạo nên “phong cách cổ điển” trong âm nhạc.
Dưới sự chỉ bảo của Haydn, Beethoven có thể hoạt động tốt cả trong lĩnh vực âm nhạc lẫn xã hội. Haydn không chỉ dạy ông cách soạn nhạc, mà còn giới thiệu ông với tầng lớp quý tộc và quảng bá tài năng của ông đến với công chúng. Điều này đã dẫn đến thành công to lớn trong sự nghiệp của Beethoven và đưa ông trở thành một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất ở thành phố Vienna.
Beethoven là một người dũng cảm. Không theo phong cách cứng nhắc của những đồng nghiệp lớn tuổi, ông rất biết quan sát và thử nghiệm trong tác phẩm của mình. Ông tự do thêm vào các yếu tố biểu cảm, chẳng hạn như mở rộng độ tương phản động, thêm nhiều nhạc cụ vào dàn nhạc giao hưởng, và nâng cao các hình thức phổ nhạc bằng cách thêm các chi tiết vào các ý tưởng âm nhạc của mình.
Sự táo bạo này của Beethoven rất được người hâm mộ yêu thích. Nhiều nhà soạn nhạc đã bắt chước theo phong cách của ông. Và quan trọng hơn, sự đổi mới của ông làm nhạc giao hưởng trở nên thú vị và mang tính giải trí hơn.
Chúng ta không bao giờ biết được điều gì sẽ xảy ra nếu Beethoven theo học Mozart thay vì Haydn. Rất có thể là sự cứng nhắc của Haydn đã tạo động lực cho Beethoven thể nghiệm điều mới lạ; nếu không thế thì biết đâu dưới sự hướng dẫn của Mozart, Beethoven sẽ được khuyến khích sáng tạo liều lĩnh và táo bạo hơn.
Sự an bài này chỉ có thể hiểu từ góc nhìn duyên phận. Hy vọng rằng, câu chuyện này cũng sẽ làm mọi người suy nghĩ về vẻ đẹp của cuộc sống và làm thế nào để chúng ta đi con đường riêng của mình dưới sự hướng dẫn tận tình và tốt bụng.
>>> 7 chỗ mê lớn về vũ trụ mà nhân loại vẫn chưa giải được
>>> Thật độc đáo dàn trang phục của phụ nữ La Mã cổ đại
Hồng Liên, theo Vision Times