Chuyện Hoàng Thái hậu Từ Dụ dạy con: Nghiêm khắc mà vẫn rất nhân văn

07/10/17, 07:46 Tri thức

Thái hậu Từ Dụ không chỉ nổi tiếng là người thông minh, xinh đẹp, đức hạnh, tài sắc vẹn toàn, yêu quý nhân dân mà bà còn được biết đến là một người mẹ rất giỏi trong việc nuôi dạy con cái.

8-3-va-nhung-nguoi-phu-nu-noi-tieng-trong-lich-su-viet-nam-p21

Chân dung Hoàng Thái hậu Từ Dụ. (Ảnh: daohieu.wordpress.com)

Từ Dụ hoàng thái hậu là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Vua Tự Đức được mẹ giáo dục kiến thức, lễ giáo từ nhỏ. Bà là người thầy quyết định sự hình thành tri thức cũng như đạo lễ và nếp sinh hoạt Nho giáo, khuôn phép của vua Tự Đức sau này. Chính vì vậy mà tuy nhỏ tuổi hơn nhưng ông vẫn được vua cha Thiệu Trị chọn làm người kế vị.

Nhờ mẹ kèm cặp mà từ nhỏ, vua Tự Đức đã chăm đèn sách, dùi mài kinh sử, khi lên ngôi, tuy việc nhiều nhưng ông vẫn không quên học hành. Chính nhờ có sự dạy dỗ của mẹ mà sau này vua Tự Đức trở thành một vị vua tốt, ham học, hiểu biết nhiều và đặc biệt rất yêu thích thơ văn, được mệnh danh là vị vua hay chữ nhất triều Nguyễn. Trong dân gian và lịch sử đến nay vẫn còn lưu truyền những giai thoại dạy con của bà Từ Dụ.

2_37044

Chân dung vua Tự Đức. (Ảnh: Flickriver)

Sinh thời, bà Từ Dụ thường dặn con:

“Người ta có học rồi mới biết thiện ác… Phải nhớ câu: Nhân bất học bất tri lý”. (Tạm dịch: Người không học thì không biết đạo lý).

Khi đã lên ngôi, hằng tối, vua Tự Đức có lệ đọc kinh sử cho mẹ nghe. Đến đoạn quan trọng, bà thường phân tích cho vua biết những ý nghĩa sâu xa, những kinh nghiệm để điều hành triều chính. Bà đánh giá sâu sắc các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc như Hán Vũ Đế, Tần Thủy Hoàng, Khổng Minh, Phạm Lãi,… cho con nghe để rút bài học khi làm vua trăm họ.

Có lần vua Tự Đức mải vui ở cửa Thuận An nên bỏ buổi ngự triều. Bà giận lắm. Lúc về, ngài có đến xin lỗi mẹ, nhưng bà sai người đóng cửa cung Diên Thọ không cho vào. Nhà vua phải đứng chờ cả tiếng đồng hồ, sau bà mới cho gọi vào và dạy: “Nước đang có nhiều việc rối, Hoàng đế đã không lo lắng mà còn vui chơi được sao? Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính. Thôi, hãy mau về triều cùng các quan bàn quốc kế”.

Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, bà Từ Dụ còn can gián vua biết trọng dụng người trung thực, người tốt. Chuyện kể rằng, khi mới lên ngôi, vua Tự Đức có nhiều lúc xao nhãng công việc triều chính. Quan trong triều không ai dám can ngăn. Chỉ có Phạm Phú Thứ dâng sớ trách vua. Vua Tự Đức tuổi còn trẻ nên rất bực tức, liền cách chức Phạm Phú Thứ, đuổi về làm lính.

Chuyện đến tai bà Từ Dụ. Bà hỏi vua: “Ông Phạm dâng sớ khuyên con thì ông được cái gì?”. Tự Đức thưa: “Dạ, ông không được gì, nhưng con thấy làm bề tôi mà trách vua thì quá đáng lắm”. “Thế khi bị con giáng chức, xuống làm lính, ông Phạm có oán giận gì không?”. “Con không nghe có chuyện ấy”, vua Tự Đức trả lời.

Bà Từ Dụ từ tốn giải thích cho vua: “Thế thì người này đáng trọng lắm. Dâng sớ trách như vậy là vì có lòng thương vua. Lúc bị nạn lại chỉ cam chịu, mà không đem lòng oán giận, thì theo mẹ đấy là người chính trực, trung thành. Con nên nghĩ lại. Đất nước cần những người như thế”. Vua Tự Đức nghe ra, liền xuống chiếu ân xá, triệu Phạm Phú Thứ về kinh nhận lại trọng trách cũ. Đúng như bà Từ Dụ đã nhận xét, Phạm Phú Thứ sau này là nhân vật có tầm vóc của triều Nguyễn.

3

Lăng Hoàng Thái hậu Từ Dụ tại Huế. (Ảnh: Vietnam Landmarks)

Bà thường hỏi han nhà vua về việc dùng người, dặn vua phải cảnh giác với những quan lại tham ô: “Từ xưa đến nay, nói đến quan lại thì chỉ một chữ tham là chưa trừ được. Mọt nước hại dân là ở đấy. Quan lại bổ ra tỉnh, khi về vị nào vị nấy chở đầy túi. Của ấy không lấy ở dân thì lấy đâu ra? Nên phải quyết trừ”. Bà khuyên vua phải dạy các quan lấy nhân nghĩa, làm điều nhân nghĩa để hưởng ân trạch lâu dài. Bà còn thường nói với Tự Đức rằng: “Phép giữ nước là phải được lòng người. Muốn được lòng người thì phải đặt quan lại cho xứng chức, dân mới lạc nghiệp. Dùng người tốt mới có lợi cho đất nước”.

Có lần, ở Gò Công, Tiền Giang ngày nay, trong dòng họ Phạm của bà có người lặn lội ra kinh đô, dựa vào tình gia tộc ruột thịt, cầu xin bà bảo vua Tự Đức chiếu cố cho làm thị vệ. Tuy nhiên, trước lời cầu xin ấy, bà ôn tồn bảo: “Người trong dòng họ của ta, chớ lo là không làm quan được, chỉ sợ bất tài mà thôi. Không có tài, ta có thể giúp cho ít lương tiền chăm lo học tập để tiến thân về sau. Chứ không có công lao đóng góp gì trong việc nước mà bỗng nhiên vào làm thị vệ, được ban chức tước như vậy hóa ra người cùng trong dòng tộc phải ra làm quan hết hay sao?”.

Vua Tự Đức rất mê hát bội. Một lần vua cho đội tuồng cung đình diễn vở Phàm Lê Huê giết cha, giết anh. Bà Từ Dụ ngồi xem, nghiêm mặt bảo: “Sao lại diễn ra quá kỹ cái trò thất đức như vậy? Con giết cha, em giết anh thì còn gì là đạo lý nữa?”. Vua Tự Đức phải nhận lỗi trước mẹ.

Tất cả những lời dạy của mẹ, nhà vua đều chép vào tập sách ‘Từ huấn lục’. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, chép rằng: “Đức Từ Dụ thuộc sử sách đã nhiều mà biết việc đời cũng rộng. Khi Đức Từ Dụ ban câu gì hay, thì Tự Đức liền biên ngay vào một quyển giấy gọi là Từ Huấn Lục”.

3_195438
Tượng đài Hoàng Thái hậu Từ Dụ tại Bệnh viện Từ Dũ, TPHCM. (Ảnh: Báo Mới)

Có lẽ trong lịch sử nước nhà, bà Từ Dụ là một Hoàng Thái hậu để lại nhiều bài học quý nhất trong việc dạy dỗ con nên người. Chính những chi tiết này khiến người đời sau ngưỡng mộ bà. Sau này, nhân dịp mừng mẹ thọ 60 tuổi, vua Tự Đức có làm 330 câu tụng, trong đó có đoạn như sau:

Ăn mặc chỉ dùng sẻn
Vì thế nên đủ dùng
Nữ công đã chăm chỉ
Lại có lượng bao dung
Nói năng có điều độ
Mừng giận không lộ ra
Nghiêm, nhưng không nghiệt ác
Hiền, nhưng không xuề xòa.

Thái Hậu Từ Dụ mất ngày mồng 5 tháng 4 năm Nhâm Dần (tức 12/5/1902) thọ 92 tuổi, được dâng tên thụy là Nghi Thiên Tán Thánh Từ Dụ Bác Huệ Trai Túc Tuệ Đạt Thọ Đức Nhân Công Chương Hoàng hậu, gọi tắt là Từ Dụ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu.

Năm 1948, danh hiệu của bà được đặt cho bệnh viện phụ sản lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, nhưng người dân cứ quen đọc và viết chệch thành Từ Dũ.

Theo di chiếu của vua Tự Đức tấn tôn huy hiệu cho Thái Hậu: ‘Từ’ nghĩa là lòng nhân từ, thương yêu, ‘Dụ’ là rộng lượng, khoan dung. Vậy, Từ Dụ là rộng lượng nhân từ, thương yêu, nhưng đa số người miền Nam thường đọc và viết thành Từ Dũ. Cho dù chỉ một dấu nặng (.) thay bằng dấu ngã (~) nhưng hai chữ thành khác nhau cả chữ lẫn nghĩa, vì chữ Hán viết Dụ và Dũ có nét khác nhau.

Sưu Tầm

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

x