Chuyện hiếm ở Trung Quốc: Luật sư kiện chính phủ vì tội gây ô nhiễm khói bụi nghiêm trọng

16/02/17, 18:37 Trung Quốc

Ai chịu trách nhiệm cho tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nguy hiểm ở Trung Quốc? Các quan chức đổ lỗi cho thời tiết, các nhà hoạt động đổ lỗi cho công ty thép và nhà máy điện đốt than. Nhưng theo ông Yu Wensheng, đáng bị đổ tội nhất chỉ có một, đó là: Chính phủ.

Kết quả hình ảnh cho Five Chinese lawyers sue local governments for failing to tackle smog
Ô nhiễm khói bụi ở Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Luật sư 50 tuổi này đã đưa ra một bộ đơn kiện chưa từng có nhằm chống lại chính quyền ở 3 khu vực nói trên, ông tuyên bố rằng họ đã không làm tốt cương vị của mình. Đối với một chính phủ luôn hô hào là “Phục vụ nhân dân”, Yu lại cảm thấy các cán bộ nhà nước đang phục vụ lợi ích nhân dân bằng cách để gần nửa tỷ người mắc kẹt trong khói bụi độc hại.

“Cơ thể chúng ta đang bị tổn hại do sự tắc trách của chính phủ”, Yu nói. “Tình trạng ô nhiễm chung đã ảnh hưởng đến gia đình tôi, con trai tôi bị ho kéo dài, tôi cũng vậy và tôi cảm thấy khói bụi là nguyên nhân chính gây ra điều này. Tôi kiện là với tư cách là một nạn nhân”.

Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh yêu cầu các thành phố giảm lượng khí thải, nhưng đó chỉ là 1 biện pháp chữa cháy nhất thời.

Miền Bắc Trung Quốc thường xuyên được bao phủ bởi những đám mây khói bụi dày đặc, nó liên quan đến ⅓ trường hợp tử vong gần đây ở nước này. Những đám mây khói bụi đến chủ yếu từ các nhà máy thép, nhà máy than nhiệt điện, cùng hàng triệu chiếc xe đang lưu thông… Trong khi các cơ quan chức năng đã phát động “tuyên chiến với ô nhiễm”, nhưng nhiều người vẫn cảm thấy tiến độ rất chậm và người dân khu vực này hàng năm vẫn phải hít “airpocalypse” (Không khí ngày tận thế).

Ông Yu và 4 luật sư khác đã đệ trình đơn kiện chính quyền ở thủ đô Bắc Kinh, và các tỉnh lân cận như thành phố cảng Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc, nơi ô nhiễm lớn nhất của Trung Quốc.

“Nếu chính quyền bác bỏ các đơn kiện hoặc sử dụng một số phương pháp để tránh né, chứng tỏ nhà nước này đang thể hiện ra bộ mặt xấu xí trước áp lực của người dân”, Yu nói.

Kết quả hình ảnh cho Yu Wen Sheng
Yu Wensheng là một trong 5 luật sư tham gia khởi kiện. (Ảnh: AFP)

Sau đó, Bộ Tư Pháp đã bắt đầu gây áp lực và thu hồi các đơn kiện, một luật sư trong nhóm đã rút lui sau chuyến gặp mặt với cảnh sát ngay tại thành phố ông sinh sống. Yu vẫn không nản lòng, mặc dù đã từng có thời gian ông bị họ giam giữ và tra tấn.

Sau khi nhậm chức, Chủ tịch Tập Cận Bình đã xây dựng những “quy tắc của pháp luật” như một dấu hiệu mới mẻ trong nhiệm kỳ của ông, nhưng các nhà phê bình vẫn cho rằng, khi nào đảng Cộng sản còn nắm quyền thì khi đó vẫn còn dân thường đấu tranh cho công lý.

Sự trỗi dậy của các luật sư, thời điểm đó, đã khiến chính quyền Trung Quốc phải kiểm duyệt gắt gao hơn, cụ thể chính phủ đã ban hành một lệnh cấm thảo luận bất kỳ vấn đề gì về môi trường. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, chính phủ đã nới lỏng và cho phép người dân bày tỏ sự tức giận của mình với tình trạng không khi nhiễm độc kinh niên này.

Ngay cả phương tiện truyền thông của chính phủ cũng thường xuyên đăng các bài viết về ô nhiễm. Trong một đợt sương bụi ô nhiễm kéo dài hồi đầu tháng, tờ báo của chính phủ China Daily đã cho đăng 1 bài xã luận chỉ trích chính phủ không làm tròn nhiệm vụ của mình.

“Không cần biết chính phủ đã hô hào kiểm soát ô nhiễm ra sao, hay họ đã làm được những gì, chỉ thấy hiện nay đợt sương mù ô nhiễm này là đợt sương mù kéo dài và nặng nề nhất chưa từng thấy trong những năm qua”, tờ báo viết.

Người dân Hà Bắc là những người đầu tiên khởi kiện chính phủ về ô nhiễm.

Từ 2015, Nhà nước Trung Quốc cho phép các tổ chức phi chính phủ có thể đệ đơn khởi kiện các doanh nghiệp, nhằm mục đích đẩy trách nhiệm sang các nhà máy.

Tuy nhiên, bạn của Yu, luật sư Cheng Hai nói: “Chúng ta phải kiện chính phủ. Một doanh nghiệp chỉ có thể kiểm soát lượng khí thải từ các nhà máy của mình, nhưng chính phủ mới là tổ chức chính kiểm soát lượng khí thải trên toàn quốc. Chúng ta có luật pháp, quy định và hệ thống chống ô nhiễm, nhưng không được nhà nước thực thi”.

1
Hình ảnh Thượng Hải dày đặc sương bụi ô nhiễm vào tháng 1/2017. (Ảnh: AFP)

Trong nỗ lực nộp hồ sơ vụ án ban đầu đã bị từ chối bởi một tòa án ở Bắc Kinh, các quan chức tòa án cho biết, với một đơn kiện đối với nhà nước cần phải được đệ trình riêng cho từng vị trí.

“Không thể chỉ kiện riêng biệt một tổ chức chính phủ, chẳng hạn như Bắc Kinh”, Cheng nói. “Đây là một vấn đề mang tính khu vực và cả ba tổ chức chính phủ cần phải chịu trách nhiệm cho những tác hại. Nếu chúng ta không khởi kiện, không khí ngày càng tồi tệ hơn”.

Các luật sư đã nộp lại đơn kiện của mình và đang chờ đợi phản ứng, nhưng ngay cả khi tòa án đồng ý nghe các trường hợp, cơ hội chiến thắng gần như không tồn tại.

Tại sao người giàu hít thở dễ dàng hơn trong sương khói nghẹt thở của Trung Quốc.

“Vụ kiện về chủ đề đó tại thời điểm này sẽ là một trận chiến khó khăn”, Rachel Stern, tác giả cuốn Tố tụng Môi trường ở Trung Quốc cho biết. “Tôi sẽ ngạc nhiên nếu vụ kiện này thành công và nếu đặt cược, tôi thậm chí không nghĩ rằng nó sẽ được tòa án chấp nhận”.

15 năm đầu trong sự nghiệp luật sư của mình, Yu đã né tránh những trường hợp liên quan đến chính trị, thay vào đó là thi hành luật doanh nghiệp và dân dụng.

Nhưng vào năm 2014, ông đã phản kháng 1 mình, đứng ngoài trung tâm giam giữ Bắc Kinh trong nhiều giờ sau khi bị cấm gặp mặt một khách hàng bị giữ tại đây.

2 ngày sau, cảnh sát bắt ông đi. Ông đã không xuất hiện hơn 3 tháng, trong khi đó, người thẩm vấn buộc tội ông đã hỗ trợ cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông.

“Tôi thực sự không có gì để làm với các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, nhưng 99 ngày đó đã thay đổi toàn bộ cuộc đời tôi”, Yu nói.

Khi được thả ra, Yu bỏ sang một bên nhiều vụ kiện thương mại để tập trung vào việc bảo vệ quyền con người và đã bị bắt giữ một lần nữa vào năm 2015, trong chiến dịch đàn áp trên toàn quốc nhằm vào các luật sư nhân quyền và nhà hoạt động xã hội.

“Khi trở thành luật sư, tôi nghĩ có thể đóng góp cho xã hội. Nhưng sau khi thực thi pháp luật, tôi thấy rằng nó không giống vậy chút nào. Bởi vì đối với nhà nước Trung Quốc, pháp luật dường như chỉ là hình thức”, ông nói.

Theo Scmp.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x