Chuyên gia nhận định: Mong Trung Quốc ngừng giết tù nhân để lấy tạng chỉ là một giấc mơ

Một báo cáo mới đây của các chuyên gia y tế cho thấy sự xung đột giữa các hoạt động cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc và phương Tây. Báo cáo quan ngại rằng “các cơ quan nội tạng từ tử tù vẫn đang được sử dụng cho việc cấy ghép ở Trung Quốc”, trong khi nhiều chuyên gia y tế tin rằng việc này đã dừng lại.

Các học viên Pháp Luân Công diễn tả một cảnh đánh cắp nội tạng người để bán trong một cuộc thỉnh nguyện ở Đài Bắc vào ngày 20 tháng 7/2014. (Mandy Cheng/AFP/Getty Images)
Những bác sĩ Trung Quốc mang các cơ quan nội tạng tươi để cấy ghép tại một Bệnh viện tỉnh Hà Nam vào ngày 16/8/2012. (Ảnh chụp màn hình/Sohu.com)

Vậy đâu là sự thật bị che giấu? Sự “hy vọng chân thành” rằng Trung Quốc sẽ thay đổi đã làm các chuyên gia cấy ghép phương Tây bị đánh lừa.

Kể từ tháng 01/2015, giới chức Trung Quốc đã chủ động công bố rằng họ đã ngừng giết tù nhân để lấy nội tạng, và nhiều phương tiện truyền thông phương Tây cũng đưa tin về chuyện này. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không cho phép các điều tra độc lập vào nước họ để điều tra công khai, hoặc truy cập dữ liệu cấy ghép. Phía Trung Quốc cũng không đưa ra bất kì lời giải thích nào. Và các dữ liệu duy nhất có thể làm căn cứ là báo cáo từ quan chức Trung Quốc, những người thuộc hệ thống ĐCS Trung Quốc.

Trung Quốc ghi nhận các nội tạng ‘được hiến tặng’ và những ca cấy ghép đã đạt kỷ lục trong 2015. Nguồn cung cấp nội tạng này đã không được tiết lộ. Chỉ riêng điều này đã làm dấy lên hồi chuông báo động.

Thực tế, ngoài việc làm phi đạo đức là sử dụng nội tạng tù nhân vẫn còn đang xảy ra ở Trung Quốc, báo cáo khẳng định rằng hệ thống cấy ghép tạng của nước này, còn có thể tạo điều kiện cho một tội ác nghiêm trọng hơn nhiều là “cưỡng bức mổ cắp nội tạng từ các tù nhân lương tâm“.

Nổi bất nhất, những điều tra độc lập đã cho thấy hàng ngàn học viên môn tập luyện thân và tâm Pháp Luân Công đã bị giết để lấy nội tạng đem bán từ năm 2002.

Báo cáo đã giải thích sự thay đổi hệ thống của Trung Quốc đã đánh lừa các nhà quan sát bằng cách phân loại các tù nhân như những công dân bình thường. Những nội tạng lấy từ các tử tù, dù họ có tự nguyện hay không, bây giờ đều được phân loại là “đóng góp tự nguyện của công dân“.

Với hệ thống nhà giam quy mô lớn, chính quyền Trung Quốc đã không phân biệt rõ tù nhân hình sự và tù nhân lương tâm. Điều đáng nói là, giới y học phương Tây cũng không chú ý đến điều đó.

Trong khi các tác giả thừa nhận sự “tiến bộ tích cực” của hoạt động cấy ghép dựa theo chương trình quyên tặng mới của Trung Quốc, họ cũng đưa ra cảnh báo mạnh mẽ rằng hy vọng Trung Quốc thay đổi “vẫn là một giấc mơ trong khi các tù nhân vẫn đối mặt nhiều rủi ro trước nhu cầu và việc lạm dụng y học vẫn liên tục diễn ra“.

Báo cáo cũng không thay đổi tiêu đề quốc tế của mình là: “Lịch sử phát triển và hiện trạng thu hoạch nội tạng tử tù ở Trung Quốc“. Tuy nhiên, nó đưa ra các tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng cho cộng đồng y tế, giúp đạo đức y học không bị suy yếu do ảnh hưởng của những tuyên bố chính thức từ Trung Quốc nhưng không có dữ liệu rõ ràng.

Liệu đây là có phải là sự thật hay không, Trung Quốc đã báo cáo về nguồn nội tạng “quyên tặng” và số ca cấy ghép cao kỷ lục trong năm 2015, mặc dù phần lớn công dân Trung Quốc không sẵn sàng hiến tặng nội tạng của họ. Nguồn cung cấp nững nội tạng cho cấy ghép vẫn chưa được tiết lộ. Chỉ riêng điều này là một hồi chuông báo động, thay vì khen ngợi những thay đổi trong hệ thống hiến tạng của Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ là chủ nhà tổ chức hội nghị quốc tế của các chuyên gia cấy ghép vào tháng 8/2016 tại Hồng Kông. Đây có phải là một cơ hội để yêu cầu Trung Quốc cung cấp dữ liệu và những hồ sơ cấy ghép của họ? Hay các hoạt động cấy ghép tạng tội ác của Trung Quốc sẽ được che giấu dưới tấm màn “hy vọng chân thành”?

Hy vọng chân thành của tôi là phân tích y tế giống như báo cáo này sẽ có ảnh hưởng đến các chuyên gia khi thừa nhận các khẳng định chưa được kiểm chứng của Trung Quốc. Đây là cơ hội để tận dụng Hội nghị Ghép tạng Quốc tế 2016 để yêu cầu Trung Quốc phải ngay lập tức tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức cần thiết.

Có lẽ đây là một nhiệm vụ khó khăn khi đưa ra bất kỳ yêu cầu đòi hỏi nào trên một đất nước vẫn còn do một chế độ cộng sản điều hành. Tuy nhiên, sự xói mòn có chủ ý các giá trị cơ bản của cuộc sống và đạo đức trong cấy ghép tạng có lẽ sẽ là một mối nguy hiểm lớn hơn nhiều cho tất cả chúng ta.

Kay Rubacek là một nhà sản xuất phim của hãng Swoop Films và nhà sản xuất bộ phim “Hard to Believe” (Khó để tin), một bộ phim tài liệu về cách các bác sĩ Trung Quốc đã trở thành những kẻ giết người và tại sao chúng ta đã nhắm mắt làm ngơ.

Thanh Phong dịch từ Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x