Chuyên gia Ẩm thực Cẩm Vân: Nương nhờ cửa Phật là mục đích cuối cùng của cuộc đời

30/07/19, 17:23 Cuộc sống

Chắc hẳn rất nhiều thế hệ người Việt đã quen thuộc với hình ảnh Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân trong chương trình ẩm thực “Khéo tay hay làm” của Đài Truyền hình TP.HCM. Tuy nhiên, ít ai biết đằng sau khuôn mặt phúc hậu và giọng nói dịu dàng của một người con gái gốc Hà Nội, nữ đầu bếp đã từng có một cuộc đời đầy thăng trầm.

Từng là một tiểu thư gia đình gia giáo

Nhắc đến những tháng ngày còn trẻ, bà Cẩm Vân hào hứng kể lại: Ngày xưa bạn bè vẫn gọi đùa tôi là ‘công chúa’. Bố mẹ tôi người Hà Nội gốc, dạy con nề nếp gia phong cũng nhè nhẹ, mềm mỏng. Tôi là con út, nên được anh chị và bố mẹ cưng chiều lắm”. 

Chuyên gia Ẩm thực Cẩm Vân: Nương nhờ cửa Phật là mục đích cuối cùng của cuộc đời
Chuyên gia Ẩm thực Cẩm Vân: Nương nhờ cửa Phật là mục đích cuối cùng của cuộc đời.

Vốn sinh ra trong một gia đình trí thức đông anh chị em tại Hà Nội, sau đó theo chân bố mẹ vào Gia Lai sinh sống lập nghiệp. Bà là con gái út nên lại càng được bố mẹ ông bà cưng chiều hơn. Tuy nhiên, chính sự cưng chiều này đã làm cho bà trở nên nghịch ngợm ngay từ thuở bé, ngày ấy dù là con gái nhưng bà không hề thích bếp một chút nào. 

Bà Cẩm Vân có lúc đã suy nghĩ: “Học nấu ăn chi cho mệt, vì ngoài đường người ta nấu đầy đủ cả rồi, muốn ăn món nào cũng có, vừa rẻ lại vừa ngon”, chính vì thế nên bà gạt luôn suy nghĩ bếp núc ấy qua một bên.

Bước đến tuổi thiếu nữ, bà được bố mẹ gửi gắm vào Sài Gòn học nội trú. Ra trường với văn bằng học sinh giỏi môn Văn, bà tiếp tục học tiếp để theo đuổi ngành giáo viên.

Đúng như ước vọng, không lâu sau đó bà trở thành cô giáo dạy văn của trường PTTH Nguyễn Thượng Hiền. Rồi bà cưới chồng, sinh con. Ngày bà đi lấy chồng, mẹ bà dặn một câu mà bà nhớ mãi: “Muốn gia đình hạnh phúc thì bếp lửa trong nhà phải luôn luôn ấm”. Kể từ đó, bà bắt đầu thay đổi dần suy nghĩ và lời nói đó của mẹ gần như là kim chỉ nam để bà rèn nữ công gia chánh cũng như truyền lửa bếp núc cho bao phụ nữ Việt về sau.

Chúng tôi lấy nhau vì duyên “bạn bè”

“Theo tôi, người ta lấy nhau là vì duyên số. Chúng tôi lấy nhau là vì duyên ‘bạn bè’ “, bà ôn tồn bảo.

Bà kể chồng bà là thầy giáo dạy vi tính, hai người đã là bạn bè lâu năm, học chung với nhau từ lớp 12, quen nhau được 8 năm và chàng phải trải qua 3 lần hỏi cưới thì nàng mới gật đầu đồng ý, cuộc hôn nhân của họ cũng đã trải qua rất nhiều sóng gió. Ban đầu, trở ngại của họ là những trái ngược về tính cách cũng như nhận định về cuộc sống, nhưng với thời gian, họ đã cùng nhau vượt qua cùng với sự trợ giúp của cuộc hôn nhân trên cơ sở tình bạn. 

Chúng tôi lấy nhau vì duyên "bạn bè"
Chúng tôi lấy nhau vì duyên “bạn bè” (Ảnh qua CafeF)

Khi biết nhau, bà là một cô bé 17 tuổi và khi hai người kết hôn cũng là lúc bà bắt đầu bước qua ngưỡng cửa của tuổi 26, nhưng trong tâm tư bà lúc ấy chuyện lập gia đình rất “mờ nhạt”. 

Mẹ bảo: “Lấy chồng thôi con” thì cô gái trẻ năm ấy cũng chỉ khẽ gật đầu như việc lẽ ra nên thế. Vậy thôi!

Bà tâm sự: “Gia đình tôi hiện nay tương đối vui vẻ, tôi không thích dùng từ hạnh phúc bởi vì hai chữ ấy nó có một ý nghĩa lớn lao quá! Hạnh phúc tùy thuộc vào sự cảm nhận của mỗi người. 

Gia đình tôi được mọi người đánh giá là một gia đình rất… vui. Bản thân tôi không thích mọi người trong gia đình mình buồn, thành ra, nếu có sự “bất ưng” nào đó trong gia đình thì tôi xin chỉ mình tôi lãnh nhận”.

Biến cố trong cuộc đời

Tuy vậy, cuộc sống không phải lúc nào cũng trôi qua nhẹ nhàng, êm ả, một biến cố lớn đã xảy ra với cuộc đời của bà, đó là ngày mẹ mất. Đây là nốt trầm nhói tim đầu tiên trong cuộc đời Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân, thế mà không chỉ dừng lại ở đó, mẹ mất không được bao lâu thì đến đứa con trai út của bà cũng phát hiện bệnh tim.

Đứa bé còi cọc, hay khó thở, sức khỏe suy kiệt. Và để có tiền duy trì sự sống cho con và phụ chồng lo cho gia đình, bà phải bươn chải làm đủ thứ nghề. Từ làm bánh, đan len, thêu thùa may vá,… bà đều không ngại. Có hôm sau giờ giảng dạy trên lớp, bà phải về nhà vắt sổ thêm hàng trăm cái áo. Hy sinh cố gắng hết sức, thế mà đứa con trai út bệnh tình ngày một nặng hơn, nợ nần cũng theo đó mà chất chồng.

Bà cũng là một người vợ người mẹ tận tụy vì chồng con.
Bà cũng là một người vợ người mẹ tận tụy vì chồng con. (Ảnh qua Việt Báo)

Để cứu sống con, Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân phải giã từ sự nghiệp làm giáo viên, đưa con sang Úc chữa trị, đó là vào năm 1989. Ngày bà ôm con trai út yếu ớt ra phi trường, trong túi bà chỉ có đúng 5 đô la, bà cũng không hề biết tiếng Anh. Nghĩ lại, bà thấy ngày đó mình thật sự can đảm, nhưng vì để con được sống mà chẳng còn sự lựa chọn nào. Bà nói: “Chỉ cần con sống, tôi có thể mất tất cả cũng được”.

Sang đất Úc vào ngay thời điểm mùa đông, bà nhớ như in cái lạnh cắt da cắt thịt mà từ bé đến lớn chưa bao giờ bà gặp phải. Thời điểm ấy vì không có tiền, hai mẹ con bà chẳng có lấy một chiếc áo ấm. Rồi trong suốt 1 năm ở Úc, Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân vừa đi làm kiếm tiền chữa bệnh cho con trai út, vừa phụ giúp gia đình nuôi con trai cả ở Việt Nam. Bà làm đủ thứ nghề đến mức sức khỏe giảm sút vì lao lực. Bà chia sẻ, năm đó, đều đặn hàng ngày bà ra khỏi nhà từ lúc tờ mờ sáng mãi đêm khuya mới trở về, mỗi ngày kiếm được vỏn vẹn 6 đô la.

Thế nhưng chỉ sau 1 năm làm việc ở Úc, khi quay về quê hương trở lại thì bà phải đối mặt với cảnh mất việc!

Nhiều thế hệ người Việt đã quen thuộc với hình ảnh Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân trong chương trình ẩm thực “Khéo tay hay làm” của Đài Truyền hình TP.HCM. (Ảnh qua CafeF)

Nhà 5 miệng ăn, tiền chạy ăn hàng ngày và tiền con ốm khiến bà sống trong cảnh ngập ngụa nợ nần. Cuộc sống của bà vẫn nghèo khổ không thay đổi chút nào. Bà muốn xin quay lại làm giáo viên để có tiền trang trải cuộc sống mà không được, cộng thêm với việc chồng bà thất nghiệp đã đẩy gia đình bà rơi vào tuyệt vọng. Có tháng bà đi chợ mua thức ăn cho con 30 ngày thì cả thảy 30 ngày đều mua thiếu. Nhớ lại ngày ấy, bà cảm thấy vô cùng cảm kích chị em bán hàng ở chợ Ông Tạ. Họ đã từng giúp bà rất nhiều. Họ cho bà đi chợ thiếu tiền và động viên bà vượt qua bi kịch.

Từng có lần suýt chết

Vào những năm 1986, bà từng bị căn bệnh tim và huyết áp, nhập viện trong tình trạng hôn mê tưởng chừng không thể qua khỏi. Anh trai bà lúc ấy đi cùng một người bạn vào Bệnh viện Nguyễn Trãi để thăm bà lần cuối. 

Lúc ấy người bà đã tím đen hết, cứng như đá, người bạn của anh trai bà thấy vậy bèn xin được chữa cho bà, ông ấy giới thiệu là một người biết nội công. Nhưng bác sĩ lúc ấy không cho phép anh làm điều đó. Cuối cùng bố bà phải van nài bác sĩ mãi mới được cho phép thử, ông bảo: “Hãy cứu lấy con tôi, các cháu tôi còn nhỏ quá, đứa 2 tuổi, đứa 5 tuổi mà mất mẹ thì tội lắm!”

Và cứ thế như một phép lạ, bà thật sự đã được cứu sống thêm một lần nữa. Tuy nhiên di chứng để lại là một bên mặt và chân trái bị tê, nên bà thường bước đi rất nhanh, để không ai thấy mình bị tật. Bà thầm bảo: “Tôi mang ơn anh, mang ơn cuộc đời, và thấy mình mạnh mẽ hơn, có ý chí hơn…”

Trải qua nhiều thứ khổ như thế, cả những lần thập tử nhất sinh những vẫn được cứu sống. Bà lại càng mạnh mẽ hơn, và trân trọng cuộc đời này hơn.

Dù trong hoàn cảnh nghèo khổ nhưng bà chưa bao giờ có ý nghĩ đầu hàng số phận. Bà tiếp tục làm đủ thứ nghề để kiếm đồng ra đồng vào. May thay bà xin được vào Trung tâm Dạy nghề Tân Bình để dạy làm bánh, dạy nữ công gia chánh. Tại đây, bà bắt đầu bộc lộ tài năng ẩm thực của mình.

Dù trong hoàn cảnh nghèo khổ nhưng bà chưa bao giờ có ý nghĩ đầu hàng số phận và hiện tịa bà đủ tự tin để đi truyền đạt vẻ đẹp văn hóa ẩm thực Việt.
Dù trong hoàn cảnh nghèo khổ nhưng bà chưa bao giờ có ý nghĩ đầu hàng số phận và hiện tịa bà đủ tự tin để đi truyền đạt vẻ đẹp văn hóa ẩm thực Việt. (Ảnh qua Eva)

Đây có thể nói là cột mốc giúp thay đổi cả cuộc đời của bà Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân về sau, được hàng triệu người từ già trẻ lớn bé đều yêu mến và cũng chính là bước đệm để bà trở thành người tiên phong trong việc quảng bá ẩm thực Việt ra ngoài thế giới. Thậm chí bà còn có cơ hội được sống và làm việc ở nước ngoài với vai trò Nghệ nhân ẩm thực Việt. Ngoài ra, sau khi cuộc sống ổn định nhờ vào chương trình “Khéo tay hay làm”, Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân còn viết hơn 40 đầu sách dạy nấu ăn, mở cửa 3 nhà hàng rất được lòng thực khách Sài Gòn.

Là đầu bếp nữ nổi tiếng từng được mời sang Mỹ, Australia, Trung Quốc… để giảng dạy các món ăn Việt Nam. Với phong cách dạy riêng biệt, cẩn thận chỉ dẫn, mạch lạc như cái cách của một người giáo viên đã từng có. Đặc biệt, đầu bếp này còn rất thu hút bởi một đôi mắt phúc hậu và hiền lành được tỏa ra từ bà.

Đặc biệt, đầu bếp này còn rất thu hút bởi một đôi mắt phúc hậu và hiền lành được tỏa ra từ bà.
Đặc biệt, đầu bếp này còn rất thu hút bởi một đôi mắt phúc hậu và hiền lành được tỏa ra từ bà. (Ảnh qua Eva)

Bà chia sẻ: “Nghề nào cũng cần sự tận tâm và đạo đức nhà giáo. Tôi không chỉ dạy cách thức nấu các món ăn, tôi còn muốn truyền cho học trò tình cảm, sự hiểu biết về văn hóa, tập tục, phong thổ, con người thông qua ca dao, tục ngữ, sự tích về từng loài hoa trái, thuyết âm dương, những vị thuốc nam trong ẩm thực… Giải thích cặn kẽ cho các em vì sao cái mâm của người Việt lại hình tròn, vì sao món ăn này phải dùng với loại rau thơm nọ… Viết sách và dạy nấu ăn là một đam mê của tôi”.

Với tâm niệm đó, nên khi dạy nấu ăn cho mọi người, bà luôn truyền hết lại kinh nghiệm và bí quyết của mình. Bà bảo đó là cách sống trọn vẹn nhất. Vì khi ra đi con người cũng chẳng mang theo được gì thì giấu giếm lại làm gì những điều ấy.

Nếu lấy cột mốc bà dạy mục ‘Khéo tay hay làm’ trên ti vi là những ngày đầu bà bắt đầu sự nghiệp dạy nấu ăn của mình, thì đến nay, bà đã có hơn 20 năm kinh nghiệm với nghề. Bấy nhiêu đó thời gian đủ cho người ta tự đặt mình lên một đẳng cấp riêng, nhưng bà thì không, vẫn giản dị như những ngày mới vào nghề. Khi vào bếp, bà không bao giờ nề hà việc lớn hay việc nhỏ, dù là rửa bát hay nhặt rau bà cũng làm. Bà cặm cụi và chăm chỉ như một con ong hút mật.

Vị đầu bếp với tiểu sử không tầm thường

Mặc dù làm công việc đầu bếp nhưng kỳ lạ bà lại không thích ăn ngon và cũng không hề cầu kỳ trong ăn uống. Đối với bà, miếng ăn giấc ngủ không phải là cái gì hấp dẫn đến mức phải bận tâm. Thức ăn hàng ngày của bà rất đơn giản. Gọi chính xác là đạm bạc. Chỉ có cơm, đậu bắp luộc chấm nước tương, đậu hũ, canh rau nấu chay, nói chung toàn những món ăn chay thanh đạm. Bà nói chỉ thích nhìn người khác được ăn ngon là cảm thấy vui rồi. Chuyện ăn uống đối với bà càng đơn giản lại càng tốt. 

Bà bảo: "Ăn chay trường lại thấy cuộc đời thanh thản lạ, cuộc sống đâu phải cầu kỳ mới tạo cho mình niềm vui".
Bà bảo: “Ăn chay trường lại thấy cuộc đời thanh thản lạ, cuộc sống đâu phải cầu kỳ mới tạo cho mình niềm vui”. (Ảnh qua VietNamNet)

Bà bảo: “Ăn chay trường lại thấy cuộc đời thanh thản lạ, cuộc sống đâu phải cầu kỳ mới tạo cho mình niềm vui”. Do ăn chay trường, nên với những thức ăn mặn bà không bao giờ chạm đũa nữa. 

Nhiều người thấy vậy rất thắc mắc, vì như thế bà làm sao có thể làm ra những món ăn hài hòa, và đậm đà như những người đầu bếp khác nhưng Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân vẫn làm được. 

Nói ra tưởng chừng chỉ có trong phim ảnh, nhưng thực ra đó chính là vì bà có một khứu giác vô cùng đặc biệt. Chỉ cần ngửi qua là có thể biết được vị mặn, ngọt, nhạt, chua, cay… của món ăn thiếu chỗ nào.

Một lần khi nhân viên đem thức ăn qua chỗ bà ngồi, chỉ thoáng nghe mùi thức ăn trong gió, bà đã cảm nhận được vị mặn của món thịt kho Tàu nên bà yêu cầu nhân viên làm lại món khác.

Nhân viên bèn cãi lại, và bảo rằng chưa nếm thức ăn thì làm sao biết món ăn mặn? Nhưng Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân thì chắc chắn, bà còn cam đoan rằng nếu sai bà sẽ đền bù lại hai tháng lương. Quả thật, món ăn đúng như sự cảm nhận của bà. Chẳng những mặn thật mà còn mặn đắng.

Một lần khác, khi đang ngồi tiếp khách thì nhân viên của bà bưng tô canh đi qua. Vừa ngửi thấy mùi canh, bà liền kêu nhân viên lại dặn dò: “Tô canh chua này chưa đạt yêu cầu, vừa dư độ ngọt lại thiếu độ chua cần thiết”. Quả nhiên, bà đoán không sai. Rất nhiều người phải thán phục trước khả năng ẩm thực kì diệu này của bà. 

Không cần nếm bà chỉ cần ngửi là có thể cảm nhận được vị của món ăn mình làm.
Không cần nếm bà chỉ cần ngửi là có thể cảm nhận được vị của món ăn mình làm. (Ảnh qua Eva)

Không chỉ “tung hoành” trong một góc của ẩm thực. Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân còn miệt mài ghi chép lại biết bao quyển sách dạy nấu ăn. Bà đã viết 38 quyển sách từ hướng dẫn nấu ăn đến sách du lịch các nước. Chắc hẳn, ai đã đọc Ký sự lang thang từ Bắc sang Đông của bà lại thêm phần ấn tượng về người phụ nữ đặc biệt này. Cuộc sống của bà lúc nào cũng bận rộn vì lịch làm việc dày đặc, khi không đụng vào thức ăn thì Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân lại chuyển sang thú điền viên với những con chữ để rồi qua từng trang sách vở mà giữ lại cho đời những món ăn thật ngon.

Cơ duyên với cửa Phật 

Những năm đầu thập niên 2010, Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân đột ngột rút lui dần khỏi màn ảnh nhỏ, thay vào đó bà chỉ tham gia vào một số chương trình dạy nấu món chay và tích cực đi từ thiện, làm việc công đức cho nhà Chùa. Bà Quy y Tam bảo vào năm 2012. 

Đến năm 2014, con trai của bà đang khỏe mạnh bỗng đột ngột bị tai biến mạch máu não rồi qua đời sau thời gian hôn mê sâu. Quả thật, cả đời Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân hy sinh tất cả vì con nên cú sốc này là quá sức chịu đựng với bà. 

Nhiều tháng sau khi con mất, bà vẫn trong tình trạng mất ngủ triền miên, nỗi thương nhớ con day dứt đến xé gan ruột người mẹ. Mãi cho đến khi bà gặp được vị sư ở Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt bà mới ngộ được nhiều chân lý về cuộc đời. 

Bà kể, Sư ông gặp bà, đặt tay lên trán bà và nói đúng 1 câu: “Buông đi con, sao mắt con buồn vậy”. Khi về nhà, bà suy nghĩ nhiều đêm mới hiểu được câu nói ấy.

Nương nhờ cửa Phật chính là điều bà tìm kiếm bây lâu nay
Nương nhờ cửa Phật chính là điều bà tìm kiếm bây lâu nay. (Ảnh qua Eva)
Lúc này nụ cười bà thực sự bình yên đến mấy.
Lúc này nụ cười bà thực sự bình yên đến mấy. (Ảnh qua VietNamNet)

Nhiều đêm tìm lời giải cho câu nói ấy, buông? Bà có nắm gì đâu mà buông? Sau nhiều đêm, cuối cùng bà cũng hiểu ra được, buông ở đây là buông đi những cảm xúc thống khổ của bản thân, buông những hỉ nộ ái ố tham sân si hận thường nhật, buông cả cảm giác nhung nhớ con trai đã qua đời, sinh lão bệnh tử không ai tránh khỏi. Bà liền tỉnh ngộ, và quyết tâm nương nhờ cửa Phật.

Một cuộc đời vay mượn trong bấy nhiêu năm ấy với bà là quá đủ, đã đến lúc bà chọn đi theo con đường mình mong muốn: xuất gia để sống những tháng năm an lạc trong chốn thiền môn.

Ở tuổi 65, có lẽ bà đã nhận ra mọi thứ mình nắm trong tay chẳng khác gì mây trời gió thoảng, cố gắng siết chặt cũng chỉ là hư không.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x