Chuyện cổ Phật gia: Khế Tung thiền sư gặp sơn nữ trong rừng vắng
Nguyện chí tu hành, vị thiền sư không sợ gian khổ lên đường vân du bốn phương. Với ý chí kiến định và tinh tấn này, ông đã đã được Bồ Tát trợ giúp và sớm giác ngộ.
Vào thời nhà Tống, Khế Tung thiền sư từng được Tống Nhân Tông phong làm Minh giáo đại sự. Ông phàm tục họ Lý, tự Trọng Linh, hiệu Tiềm Tử, là người ở thôn Hiếu Nghĩa, huyện Đằng, tỉnh Quảng Tây, sinh ra vào thời Tống Chân Tông, tức Cảnh Đức năm thứ 4 (năm 1007).
Vừa mới được sinh ra ông đã có những biểu hiện rất khác thường, thông minh vượt trội so với người bình thường. Ông thường một mình ra bên ngoài, nhìn về tứ phía, dáng vẻ ưu tư như đang lĩnh hội được chút gì đó. Từ nhỏ Khế Tung bình thường rất ít nói, không thích chơi với những đứa trẻ đồng trang lứa.
Đến năm 7 tuổi thì ông vào chùa xuất gia, năm 13 tuổi đắc độ cắt tóc làm hòa thượng, 14 tuổi đã thụ đủ các giới. Lúc này Khế Tung bắt đầu lập chí lớn, rằng sau này nhất định phải vân du đến các danh sơn chùa miếu bốn phương, để yết kiến các danh sĩ cao tăng, học Phật tham thiền.
Và đến năm 19 tuổi, ông bắt đầu kiếp sống vân du bốn phương. Một ngày nọ, Khế Tung đi qua một dãy núi uốn lượn quanh co, xung quanh chỉ thấy khung cảnh mịt mù không có người ở. Đi mãi cho tới hoàng hôn khi mặt trời đỏ phía Tây đã hạ xuống. Trong lúc lo lắng không có nới tá túc, bỗng nhiên một làn nhó nhẹ từ phía Đông mang theo hương thơm dễ chịu thổi đến, khiên cho tinh thần của Khế Tung rất phấn chấn.
Khế Tung liên ngẩng đầu nhìn về phía Đông, trong tầm mắt là một vạt nắng chiều xõa xuống một hồ nước. Khế Tung liền nhanh bước tiến về phía trước, đến nới thấy hồ nước mọc đây hoa sen, đỏ trắng đan xen nhau, trông rất đẹp mắt. Rồi Khế Tung ngước mắt nhìn quanh chợt phát hiện có một căn nhà tranh nhỏ ở bên phải, trên nóc nhà còn có khói bốc lên, chắc hẳn bên trong có người đang nấu nướng, chuẩn bị bữa ăn tối.
Khế Tung vui mừng tiến đến gõ cửa hỏi thăm, để xin tá túc. Thấy ngươi ra mở cửa là một cô gái duyên dáng yêu kiều, khuôn mặt trắng hồng, đôi mắt sáng ngời thanh tú, tuổi khoảng chừng 20, khiến Khế Tung sững sờ đứng chết lặng không nói lên lời.
Cô gái vui vẻ nhìn Khế Tung, mỉm cười nói: “Tiểu sư phụ muốn tá túc ư? Phía trước không có thôn trang phía sau không có quán trọ, nếu không chê nhà tranh rách nát, thì hãy ở đây tá túc một đêm, sáng sớm mai lại đi tiếp?”.
Khế Tung ngập ngừng nói: “Thật đa tạ đại tỷ, tiểu tăng thất lễ còn chưa kịp mở lời!”.
“Xin mời vào!”, có gái nói xong liền dẫn Khế Tung vào trong nhà.
Khế Tung vào đến trong phòng, ngước đầu nhìn lên, thấy trên nóc nhà có treo một bức hình quan âm, 4 vách tường không chút bụi bẩn, không khí thật là nhã khiết vô tục. Điều này khiến tâm Khế Tung thanh tỉnh trở lại và cảm thấy vồ cùng kính trọng cô gái này.
Cô gái bưng lên một chén trà, nói với Khế Tung: “Mời tiểu sư phụ dùng trà, ngồi tạm một lát, rồi dùng cơm”. Một lát sau, cô gái bưng lên một đĩa rau rừng, một chén khoai sọ, một chén cháo.
“Trong núi không có món ngon, xin tiểu sư phụ dùng cho đỡ đói”, cô gái nói.
“Tiểu tăng là ăn chay, cơm canh như thế này với ta là quá tốt rồi”, nói xong Khế Tung cầm đũa dùng cơm.
Ăn xong cơm bố thí, Khế Tung một bụng nghi hoặc lúc này mới có thể hỏi: “Đại tỷ là một cô nương yếu ớt, lại một mình ở trong núi sâu này, không sợ gặp phải rắn độc, mãnh thú, cường đạo hay sao?”.
Cô gái đáp: “Ta đã ở đây nhiều năm rồi, tâm thật thản nhiên, vạn vật xung như thế nào có há chi”.
Khế Tung nghe xong, liền ngộ ra đây là người đã đắc đạo, càng thêm muôn phần kính trọng khâm phục.
Đến nửa đêm, Khế Tung nằm ngoài phòng khách suy nghĩ, thấy dung mạo của cô gái có nét tựa như quán âm xuất thế, cảm thấy mình như được giác ngộ, Khế Tung liền chắp tay hợp thập niệm Phật, cứ thế rồi thiếp đi.
Trong mơ Khế Tung nhìn thấy trong hồ sen có các khí cụ bằng đồng và chạm với nhau phát ra âm thanh. Sáng hôm sau tỉnh đậy Khế Tung liền hỏi cô gái.
Cô gái đáp: “Đó là rồng ngâm, người thường không có duyên sẽ không nghe thấy. Tiểu sư phụ nghe được âm thanh này tương lai nhất định là người đại khí, có thể tu luyện Phật pháp đến một tầng thứ cao. Tiểu sư hãy tiếp tục kiên định vân du bốn phương, đừng vì khổ cực mà sao nhãng!”
Khế Tung sau khi nghe cô gái nói thì tinh thần bỗng bừng tỉnh hăng gái, từ biệt rồi đi về phía trước, tiếp tục vân du bốn phương, cuối cùng đã đích thực trở thành một đại sư.
Đúng là:
Khế Tung vân du bốn phương ý chí kiên định,
Quan thế âm hiển linh chỉ bảo.
Nhân sinh đường dài đầy gian nan nguy hiểm,
Dũng mãnh tinh tấn không khó khăn nào là không vượt qua.
Lê Hiếu biên dịch