Chương Thiên Lượng: ĐCSTQ tuyệt đối không thể tồn tại chung với văn hóa truyền thống (P.1)

18/01/17, 10:41 Trung Quốc

Bước sang năm 2017, Giáo sư Chương Thiên Lượng – bình luận viên thời sự, học giả lịch sử văn hóa, đã có những lời tâm huyết đối với quê hương Trung Quốc của mình. Dưới đây là bài viết về văn hóa của ông.

1509291308001657-600x400-600x400
Giáo sư Chương Thiên Lượng. (Ảnh: Internet)

Hơn một tháng trước, ông Tập Cận Bình có một bài phát biểu gửi đến Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Trung Quốc, trong đó đề cập đến “văn hóa là linh hồn của một quốc gia, một dân tộc. Lịch sử và thực tiễn chứng minh, một dân tộc vứt bỏ hoặc quay lưng với lịch sử văn hóa của mình thì không chỉ không thể phát triển được mà rất có thể còn thường xuyên hứng chịu bi kịch lịch sử“. Bản thân câu nói này vốn không có vấn đề gì, chỉ là nó rất giống câu nói “văn hóa là linh hồn của một dân tộc” trong phần mở đầu của “bài bình luận thứ 6 trong Cửu Bình”.

Trong bài phát biểu tiếp sau đó, ông Tập Cận Bình lại vừa nhắc đến “ra sức phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của Trung Hoa“, đồng thời lại đề xuất “ra sức thúc đẩy văn hóa tiên tiến của chủ nghĩa xã hội“, mà đây vốn là một nhiệm vụ bất khả thi.

Từ trước đến nay, từ tuyên truyền của đảng Cộng sản đến suy nghĩ của một số nhân sĩ ngoài đảng, đều miêu tả xã hội truyền thống Trung Quốc là xã hội hoàng quyền chuyên chế. Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên truyền như vậy là để mượn chế độ chính trị và văn hóa trong quá khứ để nâng cao bản thân nó; hơn nữa kết luận của một số nhân sĩ ngoài đảng, lại khiến cho dân chúng hiểu lầm chuyên chế của ĐCSTQ cũng hoàn toàn là kế thừa từ xã hội truyền thống Trung Quốc, bởi vậy phủ định chuyên chế cần phải thực hiện từ việc phủ định văn hóa truyền thống Trung Quốc. (Những người này đã bỏ qua một điểm, Cơ Đốc giáo và chính trị ở phương Tây đã hợp nhất hơn 1.000 nghìn năm, mức độ chuyên chế của nó vốn không yếu kém gì so với xã hội truyền thống Trung Quốc).

Dù rằng mục đích chính trị của ĐCSTQ và nhân sĩ ngoài đảng là khác nhau, nhưng trên phương diện phủ nhận văn hóa truyền thống lại đạt được điểm chung. Cá nhân tôi cho rằng, ĐCSTQ là thực thi một cách hữu ý, chỉ có điều một số nhân sĩ ngoài đảng lại đi lạc vào đường rẽ mà thôi.

Bởi ĐCSTQ đem những lý giải sai lệch giữa văn hóa đảng và văn hóa truyền thống, chủ nghĩa cực quyền hiện đại và xã hội hoàng quyền cổ đại, lý giải lệch lạc đối với Nho gia và Pháp gia. Quan điểm sai lầm cho rằng xã hội truyền thống Trung Quốc là “Nho ngoài Pháp trong” (bên ngoài là Nho gia, còn bên trong lại là Pháp gia) đặt chung lại với nhau, trộn lẫn thành một mớ hổ lốn. Bao gồm một số người bên trong đảng thậm chí muốn thông qua “chủ nghĩa Marx kết hợp với thực tiễn cụ thể của Trung Quốc”, bản địa hóa hình thái ý thức của ĐCSTQ. Rất nhiều người cũng chính đã bị các loại “lý luận” giống thật mà là giả, có vẻ như rất cao thâm làm cho choáng váng cả đầu óc.

Bài viết này mong rằng có thể làm sáng tỏ hơn một số khái niệm cơ bản. Những điều này đối với những người đã nhìn rõ và thoái xuất khỏi ĐCSTQ đều không phải là vấn đề nữa, còn đối với những ai vẫn còn ôm giữ ảo mộng, thậm chí muốn lợi dụng quyền lực để thay đổi ĐCSTQ, thì lại là một vấn đề nghiêm trọng.

Thảo luận những vấn đề liên quan đến triết học này, khó tránh khỏi ngôn ngữ học thuật hóa. Nếu như độc giả mong tránh khỏi quá trình thảo luận rườm rà, tôi có thể nói trước kết quả ở đây rằng – hình thái ý thức của ĐCSTQ là đi ngược lại với văn hóa truyền thống, hơn nữa tuyệt đối không thể tồn tại chung với văn hóa truyền thống được.

20160519065851654
Ông Tập Cận Bình vừa nhắc đến “ra sức phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của Trung Hoa”, đồng thời lại đề xuất “ra sức thúc đẩy văn hóa tiên tiến của chủ nghĩa xã hội”, mà đây vốn là một nhiệm vụ bất khả thi.

Dưới đây hãy so sánh Đảng cộng sản với học thuyết của Pháp gia; học thuyết của Pháp gia có thuộc về văn hóa truyền thống hay không; vì sao không thể bản thổ hóa hình thái ý thức của ĐCSTQ; việc xây dựng lại văn hóa truyền thống cớ sao sẽ giải thể ĐCSTQ. Nội dung này đơn thuần chỉ thuộc về quan điểm cá nhân.

Mao Trạch Đông có một câu nói nổi tiếng là: “Tôi chính là Karl Marx cộng thêm Tần Thủy Hoàng”. Ông ấy trên thực tế ngấm ngầm thêm lên một tầng hàm nghĩa trong hình thái ý thức, chính là đem chủ nghĩa Marx đến từ phương Tây và tư tưởng của Pháp gia bản quốc kết hợp lại với nhau, khiến cho chủ nghĩa cộng sản đứng vững ở Trung Quốc. Sau thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa, ĐCSTQ trên dư luận là chỉ trích Nho gia mà tuyên dương Pháp gia.

Xét trên thái độ đối đãi với văn hóa dân tộc trước đó, ĐCSTQ và Pháp gia xác thực có những chỗ khá là giống nhau. Pháp gia chủ trương đốt sách, toàn bộ sách trong quá khứ đều đốt bỏ hết. Hàn Phi Tử nói: “Cố minh chủ chi quốc, vô thư giản chi văn; dĩ pháp vi giáo; vô tiên sinh ngữ, dĩ lại vi sư”. (Tạm dịch là: Trong nước của minh chủ không có văn chương sử sách, chỉ có pháp luật để dạy. Không có lời nói của các tiên vương, chỉ có quan lại làm thầy dạy học).

Đốt sách vốn không phải là sau khi nhà Tần thành lập rồi mới bắt đầu. Khi Thương Ưởng cải cách chính trị lần thứ hai vào năm 350 TCN, ông đã minh xác chủ trương đốt bỏ “Kinh Thi”, “Thượng Thư” và lời dạy của bách gia chư tử.

Còn Mao Trạch Đông thì nói: “Trí thức càng nhiều thì càng phản động”, “kẻ ti tiện mới là kẻ thông minh nhất, kẻ cao quý thật ra là ngu xuẩn nhất”. “Phá Tứ Cựu” trong thời gian Đại Cách mạng Văn hóa rõ ràng hơn cả về sự phá hoại văn hóa dân tộc trước đó, hiện nay lý giải sai lệch đối với văn hóa truyền thống thì là sự phá hoại mang tính ngấm ngầm.

1. Chỗ khác biệt trong phương thức nắm quyền của ĐCSTQ và lý luận của Pháp gia

Phương thức duy hộ quyền lực của ĐCSTQ có những chỗ tương tự với Pháp gia, nhưng cũng có khác biệt rất lớn. Hơn nữa Pháp gia trong quá khứ đều là áp dụng trên những người cá biệt và ở trong phạm vi rất nhỏ, còn ảnh hưởng của ĐCSTQ thì rộng khắp hơn, sâu xa hơn, và cực đoan hơn so với Pháp gia. Dưới đây là sự đối chiếu đơn giản nhất:

1, Thái độ đối với luật pháp không giống nhau

Luật pháp mà Pháp gia chế định ra tuy hà khắc, nhưng đối đãi vẫn là nghiêm túc. Trong “Thương Quân Thư” nói: “Cái gọi là thống nhất hình phạt là sử dụng hình phạt không có phân biệt đẳng cấp, từ chư hầu, võ tướng, cho đến quan đại phu và bá tánh bình dân, hễ có ai không nghe theo mệnh lệnh của quân vương, làm trái lệnh cấm của quốc gia, phá hoại luật pháp quân chủ định ra, có thể xử tội chết không được miễn xá“. Bởi vậy Thương Ưởng có thể đi xử phạt thầy người thầy của Thái tử nếu ông ta phản đối cải cách chính trị.

Luật pháp của ĐCSTQ chỉ là con rối của trò chơi quyền lực, vợ ông Bạc Hy Lai – Bà Cốc Khai Lai tự tay giết người, nhưng chỉ bị tù chung thân; một người bán hàng rong trong lúc phòng vệ lỡ tay đánh chết dân phòng thì bị phán tội tử hình. Trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa, hệ thống công – kiểm – pháp (công an, kiểm sát, tư pháp) bị phá nát, hiện nay bức hại nhóm luật sư nhân quyền như ông Cao Trí Thịnh cũng tương tự như vậy. Bà Khương Du – người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn có một một câu nói nổi tiếng, bà ấy nói với giới truyền thông toàn thế giới rằng “chớ có lấy luật pháp ra làm bia đỡ đạn”.

2, Sùng bái cá nhân

Pháp gia không có sùng bái cá nhân đối với người nắm quyền. Thương Ưởng, Lý Tư và Hàn Phi Tử đều sẽ không bảo người dân phải hát “Ngữ lục ca”, nhảy “vũ điệu trung thành”, không xem người lãnh đạo như là thần thánh mà đi bái lạy; không có “nghe chỉ thị buổi sáng, báo cáo lại buổi chiều”; không rêu rao “bốn điều vĩ đại”, “mặt trời đỏ chói nhất”. Tuy nhiên ở các nước quốc gia theo đảng cộng sản, từ Stalin, Mao Trạch Đông đến ba đời họ Kim ở Bắc Triều Tiên đều là như vậy.

Mãi cho đến hiện tại, sùng bái cá nhân không còn rõ ràng như dưới thời đại của Mao Trạch Đông, nhưng vẫn tiếp tục tâng bốc đảng là “vĩ đại quang vinh đúng đắn”, “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”, “lực lượng nòng cốt lãnh đạo sự nghiệp của chúng ta”, đây cũng là hành vi sùng bái tương tự, chỉ là đối tượng từ một cá nhân đã chuyển sang một tổ chức.

3, Tuyên truyền, hệ thống văn hóa và cơ cấu ngụy tôn giáo

Pháp gia không có hệ thống tuyên truyền của bản thân mình, còn ĐCSTQ đã thành lập bộ tuyên truyền trung ương, tổ chức đảng lớn nhỏ các cấp đều có cơ cấu tuyên truyền; gọi là tuyên truyền, nhưng trên thực tế lại là tẩy não.

Pháp gia không có Bộ văn hóa của riêng mình, không có Hội Liên hiệp Nghệ thuật Văn học Trung Quốc, Hiệp hội Nhà văn Trung Quốc, Tổng Cục đài truyền hình, xưởng chế tác phim điện ảnh. Không dễ để nhận ra phương thức tẩy não văn hóa của ĐCSTQ.

ĐCSTQ thành lập cơ cấu ngụy tôn giáo của mình, bảo đảm chắc chắn trong tâm của tín đồ rằng, đảng còn đáng được sùng bái hơn vị Thần trong tâm của họ.

4, Hệ thống giáo dục

Pháp gia là phản đối giáo dục, vì vậy đã chủ trương đốt sách. Thời đại của Mao Trạch Đông cũng một lần phản đối giáo dục như vậy. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội hiện đại đã không thể ly khai trình độ giáo dục của dân chúng. Bởi vậy cơ cấu giáo dục của ĐCSTQ cũng đảm nhận một bộ phận chức năng tẩy não, tức là thông qua lịch sử, ngữ văn và giáo dục chính trị để biện hộ cho tính cầm quyền hợp pháp của ĐCSTQ, cũng nhồi nhét một bộ hệ thống ngôn ngữ trong văn hóa đảng.

Đồng thời trên giáo dục khoa học kỹ thuật, ĐCSTQ chỉ nghiêng về truyền dạy kỹ thuật, và áp chế khả năng suy nghĩ độc lập. Biến con người thành công cụ chứ không phải là những công dân có trách nhiệm xã hội.

2. Lý luận của Pháp gia có thuộc về văn hóa truyền thống hay không?

Pháp gia là một loại học thuyết, có phải thuộc về văn hóa truyền thống? Xã hội truyền thống Trung Quốc, phải chăng Nho gia là biểu tượng bề ngoài, Pháp gia mới là thực chất? Đây cũng là điều mà ĐCSTQ hữu ý bóp méo trong vận động “lựa chọn Pháp gia, phê phán Nho gia” sau thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa, cho đến miêu tả lịch sử Trung Quốc là “lịch sử đấu tranh giữa Nho gia với Pháp gia”.

Trên thực tế, lý luận của Pháp gia chỉ được đưa vào ứng dụng thực tiễn trong 15 năm ngắn ngủi của triều đại nhà Tần (hơn nữa loại thực tiễn này vốn không triệt để), Trung Quốc sau đó lại bắt đầu tìm kiếm hình thái ý thức quốc gia một lần nữa. Trước khi Hán Vũ Đế lên ngôi, trạng thái của Trung Quốc là “Đại Hán khai quốc hơn 60 năm, nội bộ quốc gia rất an định, chính phủ cũng rất sung túc, nhưng có hai vấn đề, một là ngoại giao mềm yếu, dân tộc thiểu số bốn phía vẫn chưa có phục tùng, đồng thời cũng có rất nhiều chỗ thiếu sót trên chế độ”.

Thế là Hán Vũ Đế hạ chiếu, trưng cầu những kẻ sĩ hiền lương trung trực, dám nói lời can gián, và Đổng Trọng Thư vào lúc này đã ba lần trả lời vấn sách (thi vấn đáp về chính trị thời xưa) của Hán Vũ Đế, gọi chung là “Thiên nhân tam sách”. “Thiên nhân tam sách” trên cơ bản đã đặt định ra chế độ văn hóa và chính trị hơn 2.000 năm sau này, trong đó ngoài chủ trương “bãi bỏ bách gia, độc tôn Nho học” mà mọi người đều đã biết ra, Đổng Trọng Thư kiến nghị Hán Vũ Đế “tiến cử hiền lương, minh bạch giáo hóa”.

Chúng ta hãy cùng ôn lại đoạn lịch sử này, là vì để nói rõ, Trung Quốc vì sao vốn không phải là “Nho gia bên ngoài, Pháp gia bên trong”.

“Tiến cử hiền lương” trong đó khiến cho giới quan lại Trung Quốc không còn chỉ đến từ ba đoàn thể lớn là hoàng thất, ngoại thích và công thần, mà là chiêu mời những người có đạo đức, có năng lực trên khắp cả nước đến trung ương và chính phủ địa phương nhậm chức, khiến Trung Quốc từ chính phủ quý tộc thành chính phủ quan văn, hệ thống chính phủ tiên tiến loại này sớm hơn Tây phương 1.800 năm.

Pháp gia chủ trương lấy công trạng (trong chiến đấu) để ban phong chức tước, kiến lập nên hệ thống chính phủ quân nhân, đây là chỗ khác biệt căn bản với Nho gia. (Thuận tiện đề cập một điều, Pháp gia có nhiều cách làm tương đồng với binh gia, nhưng là đem một bộ các thứ dùng để đối phó với địch nhân chuyển sang đối đãi với đồng sự hoặc nhân dân. Hơn nữa văn hóa truyền thống Trung Quốc đều biết binh đao là vật chẳng lành, thánh nhân bất đắc dĩ mới dùng đến nó). Nói cách khác, chế độ tuyển chọn quan lại hơn 2.000 năm của Trung Quốc cơ bản là áp dụng chủ trương của Nho gia, chứ không phải là Pháp gia.

Điều thứ hai chính là “giáo hóa rõ ràng”, cũng chính là phổ cập giáo dục. Nho gia là vô cùng coi trọng giáo dục, bản thân Khổng Tử chính là hiệu trưởng kiêm thầy giáo trường tư nhân đầu tiên của Trung Quốc. Đổng Trọng Thư khuyên Hán Vũ Đế mở trường học ở trung ương và địa phương. Ông trong “Thiên nhân tam sách” nói: “Vương giả thời xưa hiểu rõ đạo lý này, vậy nên mặt hướng về phía nam mà cai trị thiên hạ, không ai không xem giáo hóa là nhiệm vụ chủ yếu. Xây dựng một học phủ tối cao của một nước ở trung ương, tức thái học viện; thiết lập trường học ở địa phương, tức tường tự. Lấy nhân đức để giáo dục người dân, dùng nghĩa để cảm hóa nhân dân, dùng lễ để tiết chế người dân; vậy nên, tuy hình phạt rất nhẹ, nhưng không có người nào vi phạm lệnh cấm”. Loại xây dựng lập trường học kiểu này đời đời đều đang làm, đây là chỗ khác biệt rất lớn với chính sách ngu dân của Pháp gia.

Thứ ba chính là xem trọng đối với truyền thống. Nho gia rất là coi trọng ghi chép lịch sử, kinh thư và sử sách đều được xem trọng như nhau. Bản thân Khổng Tử cũng là nhà sử học, trong Ngũ Kinh của Nho gia, tác phẩm duy nhất do Khổng Tử tự tay viết chính là “Xuân Thu”, tức là biên niên sử của nước Lỗ (những kinh điển khác của Nho gia là Khổng Tử đã chỉnh lý, biên tập và chú thích thêm). Sử sách Trung Quốc qua các triều đại đều là Nho sinh viết, Nho gia luôn là kính bái tổ tiên, lấy Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Chu Văn Vương, Chu Võ Vương, Chu Công, Khổng Tử làm đạo chính thống, đây là chỗ khác với lịch sử và văn hóa dân tộc trước đó của Pháp gia.

Với việc Trung Quốc trải qua mỗi một triều đại đều xem trọng giáo dục, xem trọng biên soạn lịch sử, lấy khoa cử hoặc phương thức tương tự (như xem xét tiến cử) để tuyển chọn quan lại, chúng ta không thể thừa nhận nó là “Nho gia bên ngoài, Pháp gia bên trong” được.

Đúng vậy, Hán Tuyên Đế đã từng nói “nhà Hán tự có chế độ trị quốc, bá đạo và vương đại xen lẫn với nhau, làm sao có thể đơn thuần chỉ dùng đạo đức để giáo hóa mà thôi”. Tuy nhiên, tôi cho rằng ý cơ bản của nó là bởi trong nhân tính thì thiện và ác đồng thời tồn tại, vậy nên chăng “đạo đức, hình phạt đều được dùng cùng lúc”. Nhưng sử dụng luật hình vốn không có đồng nghĩa với Pháp gia, nước Mỹ cũng là xã hội pháp trị, nhưng không thể nói là xã hội Pháp gia được. Luật pháp của hoàng đế qua các triều đại có lúc hà khắc có lúc nới lỏng, nhưng đều không có đặc trưng cốt lõi – căm thù nhân tính, căm thù nhân dân, thù ghét tổ tiên và văn hóa dân tộc trước đó, cho đến khuynh hướng chủ nghĩa chống trí thức của Pháp gia.

Văn hóa truyền thống là thông qua giáo dục và cuộc sống thực tiễn mà được truyền thừa lại. Đối với Pháp gia vốn thù ghét giáo dục thì không có đặc điểm như vậy, cũng không phải là một bộ phận trong thực tiễn cuộc sống thường ngày của dân chúng. Có lẽ có người sẽ dùng đến một vài bộ phận âm mưu đó trong tư tưởng của Pháp gia, nhưng phạm vi rất nhỏ, không thể hình thành một loại hiện tượng văn hóa phổ biến.

(Còn nữa)

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

 

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

    Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

x