Chùm ảnh: Những khoảnh khắc đời thường nơi cao nguyên Tây Tạng
Vùng đất Tây Tạng được biết đến là một nơi huyền bí, hoang vu và sự chân chất của những người con tu Phật. Cùng khám phá những khoảnh khắc đời thường nơi cao nguyên thanh tịnh này.
Cao nguyên Tây Tạng là một vùng đất rộng lớn và cao nhất thế giới, với độ cao trung bình trên 4.500 m so với mực nước biển.
Nó bao phủ phần lớn khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc cũng như vùng Ladak của Ấn Độ. Người ta ví vùng đất này là “mái nhà của thế giới”.
Điều kiện sống tại cao nguyên Tây Tạng tương đối khắc nghiệt. Thời tiết gần như lạnh giá quanh năm. Người dân bản địa sống du canh du cư và gần như tách biệt với thế giới bên ngoài.
Hồ Namtso được coi là một nơi linh thiêng. Hàng ngày, nhiều người Tây Tạng theo đạo Phật và du khách tìm tới nơi này.
Người phụ nữ cõng con tới hồ Namtso. Ở độ cao 4.500 m so với mực nước biển, đây là hồ nước mặn cao nhất thế giới.
Nhiều nhóm người tới hồ thiêng Namtso để cầu nguyện.
Cưỡi bò yak là một hoạt động được du khách yêu thích.
Cung điện Potala ở Lhasa có hơn 1.000 phòng, 10.000 điện thờ và 200.000 bức tượng.
Một người đàn ông đang xoay kinh luân (bánh xe cầu nguyện) trước điện Potala. Cung điện này đã 1.300 năm tuổi, từng là nơi ở của đức Dalai Lama. Ngày nay, đây là một bảo tàng.
Người dân thường tới trước cung điện, gần lối vào, để cầu nguyện.
Du khách và người địa phương có thể vào tham quan một số nơi bên trong.
Một đôi vợ chồng chụp ảnh cưới trong trang phục truyền thống ở đèo Nianqing Tanggula.
Chùa Jokhang ở trung tâm Lhasa đón hàng nghìn người Tây Tạng theo Phật giáo tới cầu nguyện mỗi ngày.
Bên trong một cửa hàng ở Lhasa, những lá cờ cầu nguyện được cuốn lại và xếp gọn ghẽ.
Xương đầu bò yak được sơn vẽ và dùng trang trí nhà cửa.
Phụ nữ giặt quần áo ở sân một khu dân cư tại Lhasa.
Một buổi giảng dạy ở tu viện Sera, Lhasa. Hiện Tây Tạng có 73 trường học, với 24.000 học sinh và khoảng 2.200 nhân viên, giáo viên.
Theo Zing News