Chủ tịch Thừa Thiên – Huế: ‘Trường học cần cấp bách dạy nữ công gia chánh’

15/03/21, 12:44 Việt Nam

Theo ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở cũng là một trong số những kỹ năng sống vô cùng quan trọng mà mỗi học sinh cần phải có. Đưa môn học nữ công gia chánh trở lại trường học là việc làm cấp bách lúc này với phương châm là vừa học, vừa chơi, vừa trải nghiệm, tạo hứng thú cho các em”.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ. (Ảnh qua vnexpress)

Liên quan đến việc thí điểm dạy môn nữ công gia chánh cho học sinh trường THPT Hai Bà Trưng từ năm học 2021-2022, ngày 14/3, trả lời với VnExpress, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, trong đổi mới giáo dục, vấn đề ông bày tỏ quan tâm là việc việc đào tạo kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên hiện nay, những việc trên đang ngày càng mờ nhạt đi, ít được quan tâm. 

Việc học sinh bị hạn chế kiến thức khi bước vào tuổi trưởng thành gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống tương lai sau này của các em. Chính vì thế, ông Thọ đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, trường THPT Hai Bà Trưng rà soát chương trình dạy nghề, nâng cao kỹ năng cho học sinh.

Học ăn, học nói, học gói, học mở cũng là một trong số những kỹ năng sống vô cùng quan trọng mà mỗi học sinh cần phải có. Đưa môn học nữ công gia chánh trở lại trường học là việc làm cấp bách lúc này với phương châm là vừa học, vừa chơi, vừa trải nghiệm, tạo hứng thú cho các em.

Ẩm thực Huế chứa đựng sự tinh túy, cầu kỳ, thanh tao đầy sức lôi cuốn. (Ảnh qua cafef)

Trước khi quyết định thí điểm môn này, ông Thọ đã có buổi gặp mặt và trao đổi với nhiều cựu học sinh của trường Đồng Khánh và giáo viên của trường THPT Hai Bà Trưng, mọi người đều rất tán thành phục hồi môn học này. 

Ngôi trường THPT Hai Bà Trưng vốn là ngôi trường giàu truyền thống, việc lựa chọn trường để thí điểm, phục hồi môn học nữ công gia chánh là có nhiều cơ sở, tỉnh tin sẽ thành công. Từ đó, môn học này sẽ được nhân rộng ra toàn tỉnh. Đây cũng là môn học không quá xa lạ với các trường học ở Thừa Thiên – Huế bởi từng được dạy.

Trả lời câu hỏi tại sao chỉ dạy nữ công gia chánh cho nữ mà không dạy cho cả nam, ông Thọ cho biết, một số người hiểu nhầm nữ công gia chánh chỉ là môn học dành cho nữ sinh mà không dành cho nam sinh. Thực chất đã là đào tạo nghề thì không kể nam nữ. 

Trên thế giới hiện nay, nhiều đầu bếp nổi tiếng là nam không phải là nữ. Việc học nấu ăn, nâng cao kỹ năng sống là dành cho mọi giới.

Nữ công gia chánh chỉ là một thuật ngữ để bao quát các kỹ năng sống bao gồm nấu ăn, văn hóa ứng xử, tác phong của con người Huế, cách ăn mặc, đi đứng, giao tiếp với bạn bè, thầy cô, gia đình và cộng đồng. Thông qua các món ăn được dạy tại lớp, các em sẽ thêm hiểu và thêm yêu cái văn hóa ẩm thực Huế, con người Huế.

Khi được hỏi về quan điểm “nữ công gia chánh nên được dạy trong gia đình, trường học dạy những cái phổ quát hơn và phải theo chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, ông Thọ bày tỏ rằng theo ông ý kiến đó chưa được đúng so với thực tế cuộc sống ngày nay. 

Một trong những nét tinh túy của Huế là bữa ăn ngon, đoàn tụ các thành viên trong gia đình mỗi ngày. Nhưng vì xã hội ngày càng phát triển, nhiều gia đình vì bận rộn với công việc mà không đủ thời gian nấu ăn nên không duy trì bữa cơm gia đình hàng ngày, đồng nghĩa với việc hiện nay không phải ông bố, bà mẹ nào cũng có thể nấu ăn và dạy được con cái nấu ăn cũng như các kỹ năng sống khác. Chính vì lẽ đó, nhà trường sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng nấu ăn, kỹ năng sống cần có.

Khi đưa môn học này vào trường học, ông Thọ hy vọng môn học sẽ giúp các em học sinh hoàn thiện các kỹ năng cơ bản mà cuộc sống bình thường cần có. 

Sau khi rời khỏi ghế nhà trường phổ thông, các em có thể tự nấu ăn cho mình, cho gia đình và hiểu được văn hóa ẩm thực Huế, ẩm thực Việt Nam, từ đó sẽ tự hào về các món ăn rất tinh tế, dân dã qua sự thuyết minh của giáo viên. Những kỹ năng mà các em học được sẽ góp phần trong việc xây dựng nên Huế kinh đô ẩm thực của Việt Nam mà tỉnh Thừa Thiên Huế đang hướng đến.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

    Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

x