Cho trẻ tham gia “Học kỳ quân đội”: Phản tác dụng?

18/06/15, 12:00 Tin Tổng Hợp

VOV.VN – Học trò bây giờ học nhiều mụ mị cả người, hè đến lại vào các học kỳ quân đội.

Nhà trường ở Việt Nam cái cần thì không dạy và cái chưa cấp bách thì lại đổ đống lên đầu thày và trò, từ an toàn giao thông, HIV/AIDS tới chống tham nhũng… Chưa xác định rõ nội dung nào chính khóa, nội dung nào ngoại khóa; việc nào của nhà trường, việc nào của gia đình; kiến thức nào chỉ cần thiết kế như một trò chơi, một chủ đề thảo luận… nên mấy chục năm rồi xã hội kêu ca, giáo dục loay hoay mà quá tải vẫn hoàn quá tải. Nhiều học trò học ngày học đêm mụ mị cả người, có em học tới lớp 7 mà quả bưởi không biết bổ, nhìn ruộng mạ nói đồng cỏ, nhìn cây sắn bảo cây ngô.

Chính vì ngáo ngơ như thế nên cha mẹ sợ! Hè đến là tìm đủ các lớp dạy khôn cho con học như kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng thuyết trình và học kỳ quân đội.

Học sinh tham gia học kỳ quân đội (Ảnh: Hà Nội Mới)
Mấy năm gần đây học kỳ quân đội được mùa. Cứ gõ mấy chữ này lên Google là biết ngay.

Xưa, do bối cảnh thời chiến, nhu cầu mở các trường thiếu sinh quân là cần thiết chứ thời nay tập trung các cháu lại học vài ba bữa chẳng biết để làm gì?

Ngay cả việc được dạy dỗ bài bản như trong trường thiếu sinh quân, dưới góc nhìn giáo dục, cũng chỉ nên coi là nhiệm vụ ở một giai đoạn nhất định. Một đứa bé liệu có phát triển hoàn thiện về tâm hồn, tâm lý và tính cách khi tách chúng ra khỏi cộng đồng, đặc biệt là gia đình?

Trong giáo dục, phương Tây coi trọng và khuyến khích giáo dục tại nhà (homeschooling) tức là trẻ em không đến trường mà tự học, cha mẹ giúp đỡ. Tỷ lệ home schooling ở Mỹ đang tăng lên hàng năm.

Nói vậy để thấy quan điểm đưa trẻ vào trường lớp, nhồi nhét đủ thứ vào đầu chúng.., đã tới lúc báo động. Nó đang tạo ra một làn sóng, một phong trào khiến cho học sinh và phụ huynh nhắm mắt nhắm mũi chạy theo trong khi mục tiêu và kết quả rất không rõ ràng.

Quân đội-kỷ luật sắt-chiến tranh là những điều loài người có lương tri không hề muốn. Cực chẳng đã mới phải cầm súng bắn vào đồng loại. Tôi không rõ các em được học cụ thể những gì ở học kỳ quân đội nhưng nếu bắt buộc yêu cầu phải biết dùng súng như trong hình ảnh (tràn lan trên mạng) thì rất không cần thiết.

Hướng dẫn trẻ nhỏ làm bất cứ điều gì có thể gây tổn thương tình cảm, nguy hiểm tính mạng người khác chưa bao giờ là sứ mệnh của một nền giáo dục nhân văn. Tôi thực sự lo sợ, và dù không muốn nhưng vẫn liên tưởng tới thói vô cảm, hung hãn, côn đồ…

Trẻ em được dạy cầm súng trong “Học kỳ quân đội” (Ảnh: Hà Nội Mới)

Hồi còn làm phóng viên thường trú ở Tây Bắc, trong chuyến công tác tới Mai Châu – Hòa Bình, tôi gặp một đoàn học sinh của Úc đi dã ngoại (đi từ bản này qua bản khác). Các em tự kiếm (một phần) tiền cho chuyến đi. Khi đến Mai Châu, các em phải tự lên kế hoạch từng chặng đường, tự mang vác, tự giao tiếp với người bản địa, tự cắm trại nấu nướng, tự xử lý khi gặp khó khăn…, sau đó viết báo cáo từng chặng. Giáo viên (đi theo) chỉ quan sát và can thiệp khi thấy cần thiết. Đấy là cách người ta dạy cho học sinh tính kỷ luật, tính tự lập.

Giáo dục tính tự giác, tự lập và kỷ luật (nếu chưa có điều kiện như các nước) thì gia đình cũng có thể dạy được hà cớ gì cứ phải trao vào tay quân đội, dùng tới kỷ luật sắt? Vả lại, tuổi của các em không nhất thiết đúng 5 giờ sáng trời rét căm căm, còi thổi toe toe là phải vùng dậy chạy ra sân hô một – hai – một – hai, cũng không cần cầu kỳ phải gập chăn chiếu vuông như cục gạch.

Hiện nay, sẽ bổ ích nếu giúp học sinh hiểu biết thêm công việc, đời sống của người lính để làm phong phú thêm kiến thức xã hội cho các em. Nhưng dạy tập làm người lính từ lúc quá nhỏ thì thành chuyện khác mất rồi. Quân đội là công việc nghiêm túc và hệ trọng của người trưởng thành, không thể tùy tiện dạy cho trẻ nhỏ./.

Theo VOV

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x