Chỉ vì một câu nói của Chu Ân Lai, 500.000 người Hoa tại Indonesia đã bị thảm sát kinh hoàng

23/02/16, 16:33 Trung Quốc

Trong những năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2015, thời điểm kỷ niệm 50 năm thảm sát Indonesia 1965, chính phủ nước này lần đầu tiên phá vỡ điều cấm kỵ, cho phép thảo luận và nghiên cứú về sự kiện tàn sát hàng loạt người Hoa vào thời điểm nói trên.

Biểu tượng bị đánh đổ trong vụ thảm sát Indonesia năm 1965. (W. Sutarto/Foto Antara, via Lontar Foundation)

Theo trang Epaper.worldjournal.com ngày 18/4, chính phủ Indonesia lần đầu tiên cho phép tổ chức một hội thảo, nghiên cứu về vụ thảm sát hơn 500.000 người Hoa vào những năm 1960. Quân đội và những người còn sống sót đã trực tiếp thảo luận với nhau về vụ đại thảm sát này, với mục đích là phân tích làm rõ sự việc và tìm ra nguyên nhân.

Cuộc họp lần này do Ủy ban Cố vấn Tổng thống Indonesia và Ủy ban Nhân quyền tổ chức, mục đích là để khơi lại sự kiện lịch sử quan trọng đang dần bị lãng quên. Bộ trưởng Bộ An ninh Pháp Luật Chính trị Indonesia là Luhut Binsar Pandjaitan đọc diễn văn khai mạc, hy vọng chính phủ có lời giải thích rõ ràng về những gì đã xảy ra, và đưa ra nguyên nhân của vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng này.

Từ năm 1965 – 1966, tại Indonesia đã diễn ra một cuộc thanh trừ đối với những nhân sĩ ủng hộ đảng cộng sản. Cuộc thanh trừ này do chính phủ hậu thuẫn này được liệt vào một trong những cuộc thanh trừ có quy mô lớn và nghiêm trọng nhất thế kỷ 20. Theo ước tính, số người chết lên tới hơn 500.000 người, trong đó có rất nhiều người không có mối liên hệ nào với đảng cộng sản; ngoài ra còn có vài trăm ngàn người nữa bị giam cầm đến tận vài năm sau.

Indonesia có khoảng hơn 20 triệu người Hoa sinh sống, tuyệt đại đa số đến từ Phúc Kiến, Quảng Đông của Trung Quốc. Họ di dân đến Indonesia bắt đầu từ sau thời kỳ Mãn Thanh. Sau khi đến Indonesia, người Hoa trước tiên làm những nghề lao động cực nhọc, sau đó từ từ chuyển sang buôn bán, dịch vụ, chế tạo, tài chính,… Chỉ sau vài chục năm nhóm người này đã có chỗ đứng nhất định tại Indonesia.

Năm 1945, Indonesia dành được độc lập. Sau đó, từ những năm 50 cho đến đầu những năm 1960, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiến hành viện trợ rất lớn về kinh tế và trang bị quân sự để giúp Đảng Cộng sản Indonesia phát động cách mạng đảo chính.

Vào thời đó, Tổng thống Indonesia là ông Sukarno rất thân thiết với ĐCSTQ, vì ông muốn lợi dụng đảng này để đối kháng với tôn giáo, quân đội, nhằm duy trì sự độc tài của mình. Khi Chu Ân Lai thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển đảng cộng sản tại các nước Đông Nam Á, Sukarno đã có ý đồ thành lập tổ chức vũ trang nằm ngoài quân đội, lấy Đảng Cộng sản Indonesia làm nòng cốt, cộng với sự viện trợ vũ khí và hỗ trợ huấn luyện chiến đấu của ĐCSTQ.

Theo lời nhà biên tập Bernd Schaefer, “Từ năm 1963 trở đi, Sukarno đứng chung hàng ngũ với Trung Quốc và các đồng minh cộng sản châu Á của Trung Quốc, nhằm xây dựng một phong trào quốc tế của cái gọi là các lực lượng mới trỗi dậy thuộc Thế giới Thứ Ba, dưới sự chỉ đạo của Jakarta và Bắc Kinh”.

Trong bối cảnh đẩy mạnh và tăng cường lực lượng, Đảng Cộng sản Indonesia đã phát triển rất nhanh chóng và an toàn, số lượng đảng viên đã lên tới hơn 2 triệu người, trở đảng cộng sản lớn thứ 3 trên thế giới. Tuy nhiên, sự bành trướng thế lực của ĐCS Indonesia đã bóp nghẹt nghiêm trọng xã hội truyền thống của nước này.

Cũng trong khoảng thời đó, trong một hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc là Chu Ân Lai cam đoan nói với Liên Xô và các nước cộng sản khác rằng, “Đông Nam Á có nhiều Hoa kiều đến vậy, chính phủ ĐCSTQ có khả năng thông qua những Hoa kiều này để lập lên chủ nghĩa cộng sản, có thể khiến Đông Nam Á thay đổi màu sắc trong một đêm”.

Và câu nói này rất nhanh được lan truyền trên khắp thế giới, sau đó vụ thảm sát bài xích người Hoa bắt đầu xảy ra ở các nước Đông Nam Á.

Xã hội quốc tế cho rằng, việc bài xích người Hoa ở Malaysia, Thái Lan và các quốc gia Đông Nam Á khác có liên quan đến câu nói này. Riêng ở Indonesia, nó còn liên quan mật thiết với ý đồ của Chu Ân Lai trong việc chỉ huy ĐCS Indonesia phát động đảo chính .

Sự kiện 30/9 diễn ra tại Indonesia

Ngày 30/09/1965, Indonesia bộc phát “sự kiện 930”. Đảng viên ĐCS Indonesia đã phát động đảo chính, bắt và giết 6 tư lệnh đứng đầu lục quân Indonesia. Tướng lĩnh quân đội lúc bấy giờ là Suharto đã chỉ trích ý định giết kẻ thù chính trị để đoạt quyền của ĐCS Indonesia, và lập tức tổ chức lại quân cánh hữu, phát động đại thanh trừ để chống đảng cộng sản.

Mặc dù sự kiện ngày 30/9/1965 được ghi nhận là một sự kiện cực kỳ bi thảm, vì đã có hàng triệu đảng viên cộng sản hoặc bị nghi là cộng sản bị sát hại dưới tay quân đội Indonesia, cộng đồng quốc tế lúc bấy giờ hoàn toàn im lặng.

Năm 1967, Sukarno bị ép phải từ chức, Suharto lên thay, đảm nhận chức vị Tổng thống Indonesia. Suharto trong cuộc thanh trừ phản cộng, ngoài việc tiêu diệt các phần tử của ĐCS Indonesia, thì đông đảo người Hoa bị nghi ngờ có liên quan đến đảng cộng sản cũng bị hành quyết, số lượng người Hoa bị giết chết lên tới 500.000 người.

Trước thảm kịch người Hoa vô tội bị giết, lãnh đạo ĐCSTQ lúc đó, vì để tránh bị nghi là có ý đồ giúp ĐCS Indonesia đảo chính nên đã tỏ thái độ “không can thiệp đến nội chính của Indonesia”.

Trong khoảng thời gian Suharto làm Tổng thống Indonesia, ông vẫn kiên định với đường lối chống cộng của mình. Trong hơn 30 năm sau, người Hoa đã bị cấm nói tiếng Hoa, không được xây dựng trường học người Hoa, không được sử dụng tên tiếng Hoa, và không được vào biên chế của chính phủ.

Sau này, việc giết hại người Hoa còn tái diễn nhiều lần ở Indonesia.

Vụ việc đặc biệt nghiêm trọng diễn ra sau này là cuộc thảm sát vào năm 1998, trong 3 ngày từ 13 đến 15/5, dân Hoa kiều đã bị các tổ chức ngược đãi, sát hại. Các công ty do người Hoa sở hữu bị đập phá, cướp bóc, phụ nữ người Hoa bị hiếp dâm, thiêu sống. Số liệu thống kê cho thấy, trong khoảng thời gian này tại thủ đô Jakarta của Indonesia có ít nhất 1.200 người Hoa bị sát hại, 468 phụ nữ bị hiếp dâm, người nhỏ nhất mới có 9 tuổi.

Cũng có người Hoa chạy tới đại sứ quán của Trung Quốc tại Indonesia để xin được bảo hộ, nhưng bị từ chối vì lý do “không can thiệp vào nội bộ của Indonesia”. Người đứng đầu ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân không những không can thiệp, không chỉ trích cuộc tàn sát này mà còn cấm truyền thông ở Trung Quốc đưa tin về nó, cũng như ngăn cản những hoạt động kháng nghị tự phát của sinh viên nhằm phản đối thảm sát .

Trong khi đó, chính phủ Đài Loan đã nghiêm khắc đưa ra kháng nghị, và lập tức phái máy bay đến cứu viện người bị nạn.

Theo đó, chính phủ Hoa Kỳ cho rằng việc thảm sát người Hoa là kỳ thị chủng tộc, và nhanh chóng phê chuẩn thỉnh cầu được tị nạn ở Hoa Kỳ cho Hoa kiều sống tại Indonesia, và phái tàu chiến đến Indonesia tiếp nhận một lượng lớn người Hoa.

Trong một phát biểu trước Muhammadiyah, tổ chức Hồi giáo lớn thứ hai tại Indonesia, Joko Widodo từ chối xin lỗi nạn nhân của thảm sát 1965. (Ảnh: RIFKI/AFP/Getty Images)

Nguyên nhân sâu xa của việc thảm sát bài xích người Hoa trên diện rộng chính là do ý đồ phát động cách mạng đỏ tại Đông Nam Á của ĐCSTQ. Ngoài Indonesia, ĐCSTQ còn phát động cuộc cách mạng ở Campuchia, Malaysia, Nepal, … cũng đã gây ra những cuộc thanh trừ người Hoa với quy mô lớn ở các nước này.

Theo NTDTV

>>> Jerusalem được công nhận là thủ đô của Israel – Phúc báo cho một dân tộc dám đứng lên vì chính nghĩa

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

    Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

x