Chỉ một bữa cơm, có thể nhìn ra sự tu dưỡng của một con người…
Người xưa có câu “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, tức là ngay cả việc ăn uống cũng phải thận trọng, chú ý chứ không được tùy tiện. Nhiều khi tưởng rằng đây chỉ là chuyện nhỏ nhưng đôi lúc nó ảnh hưởng đến cả tiền đồ, sự nghiệp của bản thân bạn.
Khi bạn ăn cơm cùng với người khác thì có thể những người chung bàn đang quan sát cử chỉ hành vi của bạn để đánh giá con người bạn. 2 câu chuyện sau sẽ cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa cách cư xử trên bàn ăn và sự tu dưỡng của một người.
Câu chuyện thứ nhất
Tiểu Minh nhận lời mời đến tham gia một cuộc phỏng vấn xin việc ở một công ty lớn. Trong quá trình phỏng vấn anh đều tỏ ra vô cùng nổi trội và được giám đốc điều hành mời tham gia một bữa tiệc.
Trong bữa tiệc, anh cảm thấy ngôn hành cử chỉ của mình đều rất đúng mực. Thế nhưng, người được nhận vào làm việc lại không phải anh ta. Tiểu Minh cảm thấy rất tức giận, nghĩ rằng nhất định có nội tình đen tối trong việc này.
Cuối cùng, bộ phận tuyển dụng đã nói cho Tiểu Minh biết rằng, anh ta quả thực rất có năng lực, nhưng nguyên nhân mà nhà quản lý không chấp nhận anh ta là, trong bữa tiệc, cũng là khâu phỏng vấn cuối cùng, anh không hề có chút biểu hiện cảm ơn nào đối với người phục vụ.
Câu chuyện thứ hai
Vào đêm trước tết âm lịch, cha mẹ của Mai Mai đã đến Bắc Kinh cùng con gái đón năm mới. Bạn trai của Mai Mai nhanh chóng đặt tiệc tại một nhà hàng quen thuộc.
Trong bữa tiệc, người bạn trai này đã rất cố gắng thể hiện mình. Thế nhưng về đến nhà, cha mẹ của Mai Mai lại cho rằng người này không đạt tiêu chuẩn. Cha mẹ Mai Mai đưa ra 3 lý do:
Thứ nhất, anh ta lúc đặt tiệc nhà hàng mà không có hỏi qua ý kiến của Mai Mai, không hỏi qua khẩu vị của cặp vợ chồng già.
Thứ hai, lúc mở tiệc chiêu đãi là giờ cao điểm, đồ ăn mang đến có chậm một chút cũng là chuyện dễ hiểu, nhưng anh ta liên tục thúc giục người phục vụ, thái độ rất bất thiện, động chút là trách cứ, gọi quản lý…
Thứ ba, trong bữa tiệc, khi điện thoại anh ta vang lên, anh ta có thể nói lại với đầu dây bên kia là mình có việc sẽ gọi lại sau, hoặc nếu có việc gấp thì có thể nói tiếng xin lỗi rồi rời bàn tiệc để xử lý. Nhưng anh ta vừa ăn vừa nói chuyện hơn 10 phút điện thoại.
Cha mẹ của Mai Mai chỉ có thể ngồi đối diện anh ta mà ngại ngùng ăn. Mai Mai nghe cha mẹ nhận xét xong, cũng tự mình cân nhắc lại…
Phong cách trong ăn tiệc cũng thể hiện ra nhân phẩm của một người!
Thái độ đối với nhân viên phục vụ của người đàn ông trước hôn nhân, sẽ chính là thái độ đối với người vợ sau hôn nhân.
Lời này nghe có phần cực đoan, nhưng không kể là bữa cơm bàn bạc chuyện kinh doanh hay là trên bữa cơm gia đình, bạn đối xử với nhân viên phục vụ như thế nào, điều phản ánh không chỉ là lễ phép và tu dưỡng, mà còn có đời sống tình cảm trong đó.
Một chuyên gia tâm lý đã từng viết: “Đối với nhân viên phục vụ, một mực chỉ trích và bắt chẹt, có thể khiến cho tốc độ mang món ăn lên càng trở nên chậm hơn.”
Trong tình huống đó, người có tình cảm phong phú sẽ nói: “Cô này, trông cô xinh đẹp như vậy, lại rất nhanh nhẹn nữa, nhất định có thể đưa món ăn của chúng tôi lên mau hơn đúng không? Cảm ơn cô nhiều!”
Cổ vũ và khen ngợi, đối với ai mà nói cũng đều hữu hiệu hơn…
Điều mà bạn mang đến cho người khác lúc này chính là năng lực hòa giải sự tình một cách nhẹ nhàng thoải mái.
Cân nhắc đến cảm nhận của người khác để mọi người đều có thể thoải mái dùng cơm, xem món ăn được chọn có hợp với khẩu vị của mọi người hay không, chỗ ngồi được bố trí có thoải mái hay không…
Một cô giáo dạy lễ nghi từng nói, mẹ của cô đã từng dạy cô rằng, khi mời người khác dùng cơm cần phải tinh tế khéo léo phối hợp với tốc độ dùng cơm của khách, khi người khách đang vui vẻ dùng thì người chủ không được đặt đũa xuống, bởi vì một khi người chủ đặt đũa xuống, người khách cũng sẽ rất ngại mà ăn tiếp.
Tinh tế và chu đáo, đều ẩn giấu trong mỗi một chi tiết nhỏ. Lễ nghi và tâm thái trong tiệc ăn, nếu làm tốt những việc nhỏ nhặt này, vận may cũng sẽ theo đó mà đến …
Theo Cmoney