Chặng đường 17 năm phản bức hại đầy sóng gió của Pháp Luân Công

27/05/16, 12:15 Pháp Luân Công, Tri thức

Cuộc đàn áp do Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động chống lại Pháp Luân Công đã diễn ra suốt 17 năm. Nhưng các học viên môn tu luyện này vẫn không từ bỏ đức tin của mình, đồng thời tiếp tục phơi bày sự thật về tội ác và những lời vu khống của chính quyền Trung Quốc, những điều họ làm đã viết nên một trang sử hào hùng trong thời hiện đại.

Chặng đường 17 năm phản bức hại đầy sóng gió của Pháp Luân Công - H1
Ngày 13/5/2001, tại quảng trường Thiên An Môn, dưới ánh nắng dịu và cảnh du khách tấp nập qua lại, một người đàn ông mặc áo xanh, đứng thẳng, hai cánh tay cầm băng rôn màu vàng có viết chữ “Chân – Thiện – Nhẫn” giương lên. Ở bên trái, một cảnh sát vóc người cao to đang tiến về phía người đàn ông. Người đàn ông bình thản nhìn viên cảnh sát rồi hô to: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”.

Lấy giảng rõ sự thật để vạch trần tà ác làm cơ bản, những học viên Pháp Luân Công kiên trì bền bỉ kháng nghị trong ôn hòa, bất bạo động, giữ đúng tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn mà Pháp Luân Đại Pháp yêu cầu đối với học viên.

Dùng sinh mạng bảo vệ “Chân – Thiện – Nhẫn”

Kể từ khi Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp vào tháng 7/1999, hoạt động chống bức hại và giảng sự thật của học viên Pháp Luân Công đã lan rộng khắp nơi ở Trung Quốc đại lục và trên toàn thế giới. Đối diện với chính sách khủng bố, đàn áp dã man nhưng hàng triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp đã không ngại hy sinh tính mạng của mình, dùng lương thiện chống lại bạo lực, dùng sự thật xua đuổi dối trá.

Theo thống kê chưa hoàn chỉnh của mạng Minh Huệ, số học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, có thể được xác định danh tính cụ thể là 3.995 người. Do chính quyền Trung Quốc che giấu thông tin, nên số lượng chính xác học viên qua đời có thể vượt qua con số đó.

Việc tước đi sinh mạng của những con người thiện lương này, cho thấy sự tàn bạo của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn ở mặt ngược lại nó thể hiện sự kiên định của các học viên Pháp Luân Công.

Thời đầu bức hại trong giai đoạn năm 1999, các học viên đã đi đến các cơ quan công quyền, khiếu kiện theo đúng trình tự pháp luật. Nhiều người kể lại những lợi ích Pháp Luân Công mang lại đối với bản thân họ sau khi tu luyện, gửi tới cơ quan công quyền, yêu cầu chính phủ thay đổi cách nhìn đối với họ. Nhưng tất cả việc họ làm không gặt hái kết quả gì, tình trạng bức hại vẫn không ngừng gia tăng. Cái giá phải trả đối với những việc kiên trì theo đức tin của mình là “gia đình, nghề nghiệp, tiền đồ, tự do, thậm chí cả sinh mạng”.

Chặng đường 17 năm phản bức hại đầy sóng gió của Pháp Luân Công - H2
Ngày 5/6/2002, tại đường Portland ở London nước Anh, trước Đại sứ quán Trung Quốc xuất hiện một nhóm người ngồi tĩnh tọa luyện công, có người đứng cầm băng rôn ghi chữ: “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công”. Một học viên Pháp Luân Công ở London cho biết: “Ngày nào bức hại còn thì ngày đó kháng nghị còn”. Kể từ ngày hôm đó, các học viên thay phiên nhau kháng nghị suốt ngày đêm trước Đại sứ quán Trung Quốc, hoạt động được kéo dài liên tục trong suốt 14 năm qua.

Chỉ trong 10 ngày sau khi Pháp Luân Công bị cấm, cả trăm ngàn học viên đã bất chấp nguy hiểm đến Bắc Kinh thỉnh nguyện. Khi đó, vì mọi tuyến giao thông vào thủ đô Bắc Kinh đều bị phong tỏa, nên nhiều học viên đã phải đi bộ, đi xe đạp…

Một người nông dân nhiều tuổi, khi bị lực lượng an ninh bắt ở Bắc Kinh, đã mở túi vải đựng đồ của mình lấy ra vài đôi giầy rách tơi tả, đưa cho viên cảnh sát xem và nói: “Tôi đường xa đi bộ đến đây không quản gian nan chỉ để nói một câu: Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chính phủ sai rồi!”

Ngày 21/7/1999, tại bãi cỏ khu tập thể dục quận Thạch Cảnh Sơn và quận Phong Đài ở Bắc Kinh tràn đầy người tu luyện bị bắt bớ. Tối hôm đó, dưới trời mưa to, các học viên đã tranh nhau cầm dù che mưa cho cảnh sát canh giữ tại hiện trường, hành động thiện lương của họ làm cảm động nhiều cảnh sát đứng canh giữ khi đó.

Ngày 28/10/1999, hơn 30 học viên Pháp Luân Công Trung Quốc đã bất chấp nguy hiểm tổ chức thành công “Họp báo Pháp Luân Đại Pháp Trung Quốc Đại Lục”, lần đầu tiên các phương tiện truyền thông phương Tây hàng đầu như Reuters, Associated Press, New York Times… đã đưa tin về tội ác đàn áp Pháp Luân Công, gây chấn động cộng đồng quốc tế. Đa số học viên tham gia họp báo đã bị bắt giữ, trong đó học viên Đinh Diên và Thái Minh Đào đã bị cảnh sát tra tấn cho đến chết.

Sau đó, từ năm 2000 – 2001, khoảng 100 – 150 ngàn học viên Pháp Luân Công đã đi đến quảng trường Thiên An Môn luyện công cùng giăng băng rôn màu vàng viết chữ “Chân – Thiện – Nhẫn” và “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, họ hô vang “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Nhiều cảnh sát mặc thường phục mai phục sẵn ở quảng trường đã nhanh chóng ra tay đàn áp bằng bạo lực, nhiều học viên đã bị bắt.

Khoảng 8h tối ngày 5/3/2002, một nhóm học viên Pháp Luân Công tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã tổ chức chèn sóng và phát đi các video giảng chân tướng Pháp Luân Công trên 8 kênh truyền hình cáp tại Trường Xuân, phơi bày sự thật về vụ tự thiêu giả tại quảng trường Thiên An Môn do chính quyền Trung Quốc dàn dựng. Sự kiện đã gây chấn động trong và ngoài nước. Ông Giang Trạch Dân nổi cơn thịnh nộ ra mật lệnh phải xử tử những học viên tham gia vào sự kiện chèn sóng. Sau đó đã có ít nhất 5.000 học viên Pháp Luân Công bị bắt, có 15 người bị tuyên án tù từ 4 – 20 năm, ít nhất 8 người bị tra tấn đến chết, trong đó có anh Hầu Minh Khải và Lưu Thành Quân là hai người tham gia vào sự kiện chèn sóng truyền hình.

Chặng đường 17 năm phản bức hại đầy sóng gió của Pháp Luân Công - H3
Lưu Thành Quân, người sau này bị chính quyền TQ bắt và tra tấn đến chết do tham gia sự kiện chèn sóng. Theo như lời thuật lại của 1 tù nhân chứng kiến sự việc, dù bị tra tấn dã man anh vẫn kiên định với đức tin: “Anh Lưu bị kéo vào thủy phòng, bị đánh mạnh đến mức mấy cây gậy và tấm ván gỗ gẫy nát. Mông bị đánh sưng rất lớn, rỉ nước, ngay cả quần lót cũng cởi không được. Lính canh rút thắt lưng quật vào mặt anh, đặc biệt vào mắt, khiến nút cài trên thắt lưng cũng bị đánh vỡ. Một phạm nhân chứng kiến tra tấn đã bội phục nói: Lưu Thành Quân quả là thiết hán, bị đánh như vậy mà không kêu tiếng nào”.

Bất chấp mọi nguy hiểm, nhiều học viên Pháp Luân Công vẫn kiên trì tham gia hoạt động giảng sự thật và vạch trần tội ác của chính quyền. Từ nông thôn đến đô thị tại khắp nơi, mọi người đều có thể trông thấy những biểu ngữ cùng tờ rơi giảng sự thật.

Hoạt động của họ khiến càng ngày càng nhiều người dân Trung Quốc Đại Lục hiểu sự thật, từ chỗ hiểu lầm Pháp Luân Công họ chuyển sang đồng cảm và khâm phục.

Luật sư nhân quyền nổi tiếng Cao Trí Thịnh từng gửi thư cho ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo kêu gọi có hành động chấm dứt hành vi bức hại Pháp Luân Công. Ông đã khen ngợi học viên Pháp Luân Công: “Chúng tôi đang liên hệ với những thánh hiền, tinh thần bất khuất cùng tấm lòng khoan dung của họ là niềm hy vọng cho Trung Quốc!”

Sáng 27/4/2007, mở phiên tòa vụ án học viên Pháp Luân Công, Vương Bác ở Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc, có 6 luật sư đã tham gia biện hộ cho học viên Vương Bác. Các luật sư đã phát biểu tại tòa: “Hiến pháp quy định quyền tự do tín ngưỡng, vì thế mọi hành vi xét xử người tham gia Pháp Luân Công là bất hợp pháp; những tổ chức và cá nhân tham gia bắt bớ và kết tội Pháp Luân Công là phạm tội”. Đây là lần đầu tiên giới luật sư Trung Quốc Đại Lục dám công khai chỉ trích tính vi hiến của chính bản thân chính quyền ĐCSTQ, từ đây ngày càng nhiều luật sư chính nghĩa đã dũng cảm đứng ra, lên tiếng cho Pháp Luân Công.

Những năm gần đây, ngày càng nhiều người dân Trung Quốc Đại Lục tham gia ký tên và ấn dấu vân tay chống bức hại Pháp Luân Công. Một người đàn ông trung niên nói: “Những đệ tử Pháp Luân Công đều là người tốt, vậy mà phải chịu bức hại tàn nhẫn như thế, trong khi bao nhiêu Đảng viên tham ô số tài sản kếch xù thì được sống ung dung tự tại. Tôi vô cùng cảm thông với những người tốt lấy Chân – Thiện – Nhẫn làm nguyên tắc sống, vì thế tôi quyết định tham gia ký tên”.

Luật sư Cao Thừa Tài ở Bắc Kinh khi trả lời phỏng vấn của Đại Kỷ Nguyên đã cho biết, những người tu luyện Pháp Luân Công đã mang “phúc âm” Pháp Luân Đại Pháp đi khắp nơi, châm ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo” đã trở thành một giai thoại. Ông thừa nhận trước đây cũng bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền của truyền thông chính thống Trung Quốc nên kỳ thị đối với Pháp Luân Công… Sau này khi được nhờ tham gia biện hộ cho học viên, ông mới vỡ lẽ họ là những người thật đáng mến, luôn ứng xử chân thành và lương thiện với mọi người, sống khiêm tốn và nhẫn nhịn…

Chống lại tuyên truyền dối trá trên toàn thế giới

Hòa cùng học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục, các học viên ở ngoài Trung Quốc cũng lên tiếng ủng hộ đồng tu đang bị bức hại, hóa giải những lời tuyên truyền giả dối và bịa đặt của chính quyền Trung Quốc ở nước ngoài; kêu gọi những người chính nghĩa trên toàn thế giới hãy lên tiếng chấm dứt tội ác này.

Nhiều năm qua, các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài thường xuyên đi gặp gỡ cơ quan công quyền các cấp ở nước sở tại, gặp gỡ báo chí… Tại Sứ quán Trung Quốc ở nhiều thành phố, học viên kiên trì luyện công kháng nghị 24/24 và phát tài liệu sự thật không hề sợ hãi. Tại những điểm du lịch nổi tiếng trên khắp thế giới luôn có mặt học viên Pháp Luân Công sẵn sàng giảng sự thật cho các du khách.

Chặng đường 17 năm phản bức hại đầy sóng gió của Pháp Luân Công - H4
Các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới kiên trì giảng rõ sự thật suốt 17 năm qua, đã phá bỏ những lời tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt về Pháp Luân Công mà bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ phát đi trên toàn thế giới. Giúp các chính phủ và người dân hiểu sự thật về cuộc bức hại và nhận ra bản chất lừa bịp của ĐCS Trung Quốc.

Cách giảng sự thật của học viên vô cùng đa dạng, ví dụ: “Tổ chức họp báo, tổ chức nghiên cứu và thảo luận, hội nghị, diễu hành, thu thập chữ ký, tổ chức triển lãm tác phẩm mỹ thuật, tham gia hoạt động văn hóa khu vực, dạy luyện công miễn phí, biểu diễn văn nghệ, gọi điện thoại cho người Trung Quốc Đại Lục…“. Ngoài ra, các học viên còn tự lập trang web, tòa báo, kênh truyền hình, đoàn làm phim… Những hoạt động này đã phơi bày tội ác của chính quyền Trung Quốc, giúp hạn chế bức hại ở Đại Lục và phát triển mạnh Pháp Luân Đại Pháp ở nước ngoài…

Nghị sĩ Quốc hội Canada Michael Cooper nói: “Giá trị Chân – Thiện – Nhẫn không chỉ là của Pháp Luân Công, đây cũng là giá trị của người Canada, cũng là giá trị phổ quát của thế giới! Ánh sáng của chân lý cuối cùng sẽ chiến thắng bóng đêm của độc tài”.

Ngày 23/4/2011, hơn 1.000 học viên Pháp Luân Công ở New York đã tổ chức diễu hành kỷ niệm 12 năm sự kiện kháng nghị ôn hòa 25/4. Ông Trương, một người đi xem diễu hành trong cơn mưa to đã nói: “Pháp Luân Công rất tuyệt. Sức mạnh của Pháp Luân Công là điều chính quyền Trung Quốc sợ hãi nhất, vì xưa nay chưa từng có tổ chức nào phản đối chính quyền Trung Quốc kéo dài như thế”.

Chặng đường 17 năm phản bức hại đầy sóng gió của Pháp Luân Công - H5
Ngày 7/5/2016, học viên Pháp Luân Công ở San Francisco chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới (Ảnh: Chu Dung/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Một du học sinh Trung Quốc chia sẻ trải nghiệm đặc biệt của mình: “Một hôm chị đi ngang Đại sứ quán Trung Quốc ở London, cảnh trước mắt làm thay đổi thái độ về cuộc đời của chị. Tôi thấy một nữ học viên mang trang phục màu trắng đang ngồi tọa. Tâm thái của chị bình thản, tập trung, dường như cảnh tượng hỗn tạp xung quanh không chút tác động được đến tâm lý chị. Một động lực mạnh mẽ nảy sinh trong tôi: tôi phải đọc Chuyển Pháp Luân. Về nhà tôi lên mạng tải sách về và in ra. Khi đọc tôi đã không cầm được nước mắt. Quyển sách thật tuyệt! Đúng là thứ tôi tìm kiếm! Từ đó tôi bắt đầu con đường tu luyện”.

Ngày 10/5/2016, các học viên Pháp Luân Công ở miền đông Canada đã tập trung trước Capitol Hill ở Ottawa để kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Nghị sĩ Genuis thuộc Ban Tự do tôn giáo và nhân quyền Quốc hội Canada đã khen ngợi các học viên Pháp Luân Công:

Tôi khâm phục các bạn, những việc các bạn làm thật kinh động, các bạn đã thường xuyên đưa những tội ác bức hại ra ánh sáng cho chúng tôi được biết. Tôi khâm phục các bạn không chỉ vì hoạt động của các bạn mà còn vì niềm tin kiên định của bác bạn. Trong năm đầu bức hại diễn ra có lẽ một số người đã từ bỏ con đường, đánh mất niềm tin, nhưng các bạn thì không”.

Tiến sĩ Zhang, học viên Pháp Luân Công ở Anh nói: “Thể chế Trung Quốc được dựng lên bằng lừa dối, còn Pháp Luân Công thì không ngừng phá bỏ nó, hiện nay nó đã bắt đầu lung lay và đang trên đà tan vỡ…”.

Truy tố tội ác của Giang Trạch Dân

Trong phong trào chống bức hại kéo dài suốt 17 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã dùng mọi quyền lợi hợp pháp, khởi kiện hung thủ bức hại. Dũng khí của họ đã cổ vũ cho nhiều người dân Trung Quốc lên tiếng ủng hộ và được cộng đồng quốc tế hưởng ứng.

Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công thành lập tháng 1/2003, đến nay đã đưa ra 9 Báo cáo điều tra, theo đó tổng số cá nhân và đơn vị tham gia bức hại Pháp Luân Công gồm: 7.116 cá nhân thuộc Phòng 610; 9.816 thuộc hệ thống Chính trị – Pháp Luật; ngoài ra còn có 14.665 đơn vị và 53.300 cá nhân bị liên đới trách nhiệm.

Ngày 29/8/2000, học viên Chu Kha Minh và Vương Kiệt đã gửi đơn lên Tòa án Tối cao Trung Quốc ở Bắc Kinh để kiện ông Giang Trạch Dân, mở đầu phong trào kiện cựu lãnh đạo Trung Quốc về tội diệt chủng, chống lại loài người, tra tấn…tại Mỹ, Bỉ, Tây Ban Nha, Đài Loan, Đức, Hàn Quốc, Canada, Hy Lạp, Úc, New Zealand, Bolivia, Chile, Hà Lan, Peru, Nhật Bản, Thụy Điển, Hồng Kông, Argentina, Israel và Liên Hợp Quốc.

Ngoài ra, nhiều quan chức chủ chốt khác như La Cán, Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Tăng Khánh Hồng, quan chức Trung Quốc trong các Đại sứ quán và Lãnh sự quán của nhiều quốc gia… cũng bị học viên Pháp Luân Công khởi kiện hình sự hoặc dân sự ở nước ngoài.

Từ tháng 5/2015 đến nay, làn sóng kiện Giang lại dâng cao ở Trung Quốc. Tính từ thời điểm đó đến nay đã có hơn 200.000 học viên và người thân của họ gửi đơn kiện Giang lên Tòa án và Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc, yêu cầu xử hung thủ đứng đầu trong tội ác bức hại Pháp Luân Công theo đúng pháp luật.

Học viên Pháp Luân Công kiện Giang không chỉ để đòi lại công bằng cho những người bị hại mà còn tạo động lực cho những người chính nghĩa trong xã hội đứng lên bảo vệ quyền lợi cho người lương thiện bị oan ức ở Trung Quốc. Tính từ ngày 1/7/2015 đến ngày 20/4/2016, toàn thế giới có khoảng 1,38 triệu người tham gia ký tên kiện Giang. Tại Trung Quốc Đại Lục, hàng chục ngàn người dân đã ủng hộ kiện Giang Trạch Dân, họ đã ký tên hoặc nhấn dấu vân tay thể hiện tình đoàn kết với Pháp Luân Công.

Ông Bào Đồng, cựu Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Cải cách Chính trị Trung ương (Thư ký cũ của cựu Tổng Bí thư Trung Quốc Triệu Tử Dương) cho biết: “Tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công kéo dài 16 năm qua là chà đạp lên quyền con người, là tội ác chống lại loài người… Những quan chức tham gia vào tội ác này sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm…”

Ngày 2/2/2016, ông TedPoe, Ủy viên cao cấp của Ủy Ban Đối ngoại Hạ Viện Mỹ, cựu Thẩm phán bang Texas khi trả lời phỏng vấn Đại Kỷ Nguyên đã kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt giữ và xét xử cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Ông nói: “Hơn 100 triệu người trên toàn thế giới đã lên tiếng yêu cầu xử ông Giang Trạch Dân. Vì thế tôi cho rằng phải đưa chuyện này ra ánh sáng để trả lời cho cộng đồng người tu luyện Pháp Luân Công, cho nhân dân Trung Quốc cũng như cho thế giới”.

Ngày 16/3/2016, Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 343, lên án hoạt động thu hoạch nội tạng có hệ thống được nhà nước bảo hộ từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc mà không có sự đồng ý của họ. Tại buổi họp, Thượng nghĩ sỹ Smith từ bang New Jersey nói: “Việc đàn áp và mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công là Tội ác lớn nhất của thế kỷ 21”.

Chặng đường 17 năm phản bức hại đầy sóng gió của Pháp Luân Công - H6
Ngày 16/3, Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 343, lên án hoạt động thu hoạch nội tạng có hệ thống được nhà nước bảo hộ từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc mà không có sự đồng ý của họ. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Wiki)

Mở ra con đường hy vọng

Trong lịch sử Trung Quốc, phản ứng của người dân khi bị hại thường là phản kháng bạo lực hoặc khuất phục lệ thuộc. Nhưng quá trình tìm kiếm công lý của Pháp Luân Công mở ra một lối đi mới: “Kiên quyết không khuất phục và kháng nghị ôn hòa“. Một cộng đồng người theo tín ngưỡng tay không tấc sắt đã dũng cảm chống lại đoàn thể chuyên chế tàn ác nhất thế giới, họ đã dựng nên câu chuyện kỳ tích của nhân gian và giành được sự tôn trọng của thế giới.

Suốt 17 năm qua đi, các học viên Pháp Luân Công trải qua bao khó khăn và nghịch cảnh, nhưng họ đã không khuất phục mà vẫn hiên ngang tiến về phía trước, giữ vững đức tin theo đúng lương tâm. Cho dù ở Trung Quốc hay ở nước ngoài, các học viên Pháp Luân Công luôn sẵn sàng dành thời gian, công sức và tiền của, sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy để làm rõ sự thật.

Họ muốn ánh sáng của sự thật xua tan đám sương mù dối trá, lột trần bản chất xấu xa, độc ác và đạo đức giả của chính quyền Đảng Cộng sảnTrung Quốc. Trong những năm gần đây, vô số quan chức cấp tỉnh và trung ương từng tích cực tham gia đàn áp Pháp Luân Công đã bị ngã ngựa hoặc ác báo. Thể chế độc tài ở Trung Quốc đã đi vào đường cùng, còn Pháp Luân Công ngày càng được nhiều người chính nghĩa ủng hộ. Nhiều quốc gia, tổ chức và người dân đã nói không với tội ác vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Ông Tôn Văn Quảng, cựu Giáo sư Đại học Sơn Đông đánh giá cao Pháp Luân Công. Ông nói: “Pháp Luân Công có công lớn trong cuộc đấu tranh cho quyền tự do tín ngưỡng ở Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, họ đã chịu quá nhiều đau khổ, bao nhiêu người đã bị tra tấn trong nhà tù, đã bị thiệt mạng. Họ phải được thế hệ sau vinh danh, phải làm đài kỷ niệm cho họ”.

Mục sư Phùng Trí Hoạt, Ủy viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông cũng khen ngợi các học viên Pháp Luân Công là một tấm gương sáng cho thế giới. Ông nói: “Cảm ơn những người bạn Pháp Luân Công, cảm ơn các bạn, các bạn đã cho thế giới thấy được một bình diện khác của cuộc đời, tầm quan trọng của thế giới tâm hồn và ý chí chiến đấu vì sự thật”.

Luật sư Nhậm Toàn Ngưu ở Hà Nam nói: “Những người theo Pháp Luân Công là niềm hy vọng cuối cùng về niềm tin tín ngưỡng trong xã hội Trung Quốc, là niềm hy vọng của người dân Trung Quốc”.

Chặng đường 17 năm phản bức hại đầy sóng gió của Pháp Luân Công - H7
Đã qua 400 buổi biểu diễn tại hơn 120 thành phố ở 18 quốc gia trên khắp 5 châu lục, Thần Vận (Shen Yun) – chương trình lưu diễn nghệ thuật hạng nhất thế giới, được mệnh danh là “Nghệ thuật đến từ Thiên Thượng” do các học viên Pháp Luân Công sáng lập và biểu diễn, đã mang đến cho khán giả trên khắp thế giới vể đẹp Chân – Thiện – Nhẫn và sự tinh mỹ của văn hóa Thần Truyền 5.000 năm

17 năm thử thách trong khó khăn, người dân khắp nơi trên thế giới đã được tinh thần Pháp Luân Đại Pháp truyền cảm hứng, cảm nhận được ánh sáng của Chân – Thiện – Nhẫn. Tại thời khắc quan trọng của lịch sử này, các học viên Pháp Luân Công đã dùng cả tính mạng của mình để giảng sự thật tại khắp nơi trên thế giới, họ là niềm hy vọng cho tương lai của nhân loại.

Theo Dư Hiểu Vi, Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

 

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x