Chân dung “Hyperglots”: Những con người có thể nói được tới 30 ngôn ngữ (P1)

27/06/15, 10:41 Tin Tổng Hợp

Có những người có thể nói được số lượng ngôn ngữ đáng kinh ngạc. Bằng cách nào họ làm được như vậy? Và làm thế nào để chúng ta làm được như họ?

Chân dung "Hyperglots": Những con người có thể nói được tới 30 ngôn ngữ

Nội dung chính:

– Biết nhiều ngôn ngữ sẽ cải thiện sự chú ý và trí nhớ, trì hoãn bệnh mất trí nhớ.

– Việc học một ngôn ngữ mới khiến bạn tự tái tạo nhận thức về bản thân, và các nhà ngôn ngữ giỏi nhất là những người có khả năng tự tạo ra một tính cách mới cho mình.

– Vấn đề không phải là độ dài của thời gian học và sử dụng ngôn ngữ. Chất lượng của thời gian về mặt cảm xúc là quan trọng nhất


Tại một hành lang đầy nắng tại Berlin, Tim Keeley và Daniel Krasa đang trao đổi bằng tiếng Đức, Tiếng Hindi, tiếng Nepal, Ba Lan, Croatia, tiếng Quan Thoại và tiếng Thái – họ hầu như không nói một ngôn ngữ duy nhất cho từng câu chuyện, và đã nói tổng cộng khoảng 20 thứ tiếng khác nhau.

Trong nhà, từng nhóm nhỏ đang cũng đang phát âm những từ khó. Những người khác thì tụ tập thành nhóm 3, chuẩn bị chơi trò chơi dịch “thần tốc” hai ngôn ngữ khác nhau cùng một lúc. Quả là một công thức hoàn hảo cho bệnh đau đầu, nhưng một phụ nữ tên Alisa cho biết. “Đó là việc rất bình thường với chúng tôi”.

Học một ngoại ngữ không hề dễ dàng. Nhưng tôi đang ở đây, tại Polyglot Gathering, cuộc họp mặt gồm 350 người có thể nói đủ thứ tiếng khác nhau, thậm chí là Manx, Klingon và Saami – ngôn ngữ của những người chăn nuôi tuần lộc ở Scandinavia. Có khá đông người là “hyperglots”, biết ít nhất 10 ngôn ngữ, như Keeley và Krasa. Một trong những nhà ngôn ngữ thành thạo nhất mà tôi gặp ở đây là Richard Simcott, dẫn đầu một nhóm các polyglots tại công ty eModeration – và ông sử dụng khoảng 30 ngôn ngữ.

Với một chút tiếng Ý và Đan Mạch, tôi cảm thấy hơi lạc lõng giữa những hyperglots. Nhưng họ nói rằng tôi nên học hỏi từ những người giỏi nhất, vì thế tôi ở đây để cố gắng khám phá ra bí mật của họ.

C:UsersHiepPTDesktopdownload.jpg

Hầu hết chúng ta đều rất khó học được một chụm từ đơn giản nhất, nhưng không nhất thiết phải như vậy

Không khó để nhận ra rằng học ngoại ngữ là một quá trình khó khăn. Chúng ta có nhiều trí nhớ khác nhau, và để nói được một thứ tiếng khác đòi hỏi sử dụng tất cả các trí nhớ đó.

Trí nhớ thường trực (procedural memory) phụ trách sự sắp xếp của cơ để hoàn thiện giọng nói, và trí nhớ quy nạp (declarative memory) phụ trách ghi nhớ các sự kiện. Bạn cần nhớ ít nhất 10.000 từ mới nếu bạn muốn gần lưu loát một thứ tiếng, chưa nói đến ngữ pháp. Hơn nữa, nếu không muốn lắp bắp như robot, những từ và cấu trúc đó phải đi đến đầu lưỡi của bạn trong vòng một giây, nghĩa là chúng phải được lưu trong cả bộ nhớ tiềm ẩn (implicit memory) và bộ nhớ rõ ràng (explicit memory).

Tuy nhiên quá trình tập luyện gian khổ luôn đi kèm với phần thưởng lớn, và đây là cách luyện tập não bộ tuyệt vời nhất. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc biết nhiều ngôn ngữ có thể cải thiện sự chú ý và trí nhớ, trì hoãn bệnh mất trí nhớ.

Ellen Bialystok tại Đại học York ở Canada đã phát hiện rằng nói hai ngôn ngữ khiến chứng mất trí đến chậm 5 năm so với những người chỉ biết một ngôn ngữ. Những người biết 3 ngôn ngữ là 6,4 năm, còn đối với những người thông thạo 4 hoặc nhiều ngôn ngữ hơn có thêm 9 năm có nhận thức bình thường.

C:UsersHiepPTDesktopdownload (1).jpg

Nếu bạn muốn minh mẫn khi về già, học một ngôn ngữ mới sẽ là cách luyện tập trí não tốt nhất

Ngược lại với hình thức luyện tập đó, những trò chơi “luyện não” tràn ngập trên mạng không hề có tác dụng cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung trong dài hạn.

Nhiều nhà thần kinh học cho rằng hầu hết chúng ta đều đã quá già để đạt được sự lưu loát như người bản xứ; giả thuyết “Thời kỳ quan trọng” cho rằng có một “cửa sổ hẹp” trong suốt thời thơ ấu nơi chúng ta có thể tiếp nhận các sắc thái của một ngôn ngữ mới. Tuy nhiên, nghiên cứu của Bialystok cho thấy điều này có thể đã bị phóng đại, và cô phát hiện rằng chỉ có một sự suy giảm rất nhẹ trong khả năng học ngôn ngữ khi chúng ta già đi.

Hẳn nhiên rất nhiều hyperglots mà tôi gặp ở Berlin đã học ngôn ngữ khá muộn. Keeley lớn lên ở Florida, ở trường anh được tiếp xúc với người nói tiếng Tây Ban Nha. Khi còn nhỏ, anh đã nghe đài phát thanh nước ngoài mặc dù không hiểu từ nào. “Nó giống như âm nhạc với tôi,” anh nói. Khi lớn lên anh bắt đầu đi du lịch khắp thế giới – đầu tiên là Colombia, anh học tiếng Pháp, tiếng Đức và Bồ Đào Nha tại đại học. Sau đó anh sang Thụy Sĩ và Đông Âu trước khi đến Nhật Bản. Bây giờ anh đã nói ít nhất 20 ngôn ngữ lưu loát, gần như tất cả trong số đó đã học được khi đã trưởng thành. “Giả thuyết thời kỳ quan trọng thật vớ vẩn,” anh nói.

C:UsersHiepPTDesktopdownload (2).jpg

Các Polyglots thường “sống” trong ngôn ngữ và văn hóa của nó

Câu hỏi là, làm thế nào mà hyperglots có thể học được nhiều thứ tiếng như vậy? Và chúng ta có thể làm theo họ được không? Lý do có thể chỉ bởi vì họ có động lực hơn mọi người. Có nhiều người như Keeley, việc di chuyển từ nước này sang nước khác và học ngôn ngữ tại những nơi họ đến là sự lựa chọn bắt buộc: “hoặc tập bơi, hoặc chết đuối”.

Tuy nhiên, ngay cả khi có động lực lớn, nhiều người trong chúng ta vẫn phải đấu tranh để nói được một ngôn ngữ khác. Keeley hiện đang viết một cuốn sách về “yếu tố xã hội, tâm lý và tình cảm trong việc hình thành đa ngôn ngữ”, và anh nghĩ mặc dù trí thông minh giúp người học phân tích nhanh hơn, nhưng đó không phải yếu tố quan trọng nhất.

Ngọc Diệp

Theo Trí Thức Trẻ/BBC Future

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x