Cây thủy tùng quý 5000 tuổi bất ngờ “chuyển giới” từ đực sang cái ở Anh
Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, cây thủy tùng ở Anh bất ngờ cho ra quả mọng – biểu hiện của việc thay đổi giới tính, vì trước đó cây chỉ có quả hình nón khiến các nhà khoa học không khỏi bất ngờ.
Vốn là một cây thủy tùng có tuổi thọ lên đến khoảng 5.000 năm tuổi ở nước Anh, cây mọc ở khuôn viên nhà thờ Thánh Meugan gần Brecon, xứ Wales.
Cây cổ thụ này có chiều cao gần 17m, với những nhánh cây lớn, to dài rũ xuống tận gốc, thân cây khổng lồ cùng những đường gồ ghề, loang lổ bất quy tắc do nhuốm màu thời gian.
Giống cây thủy tùng vốn phát triển tương đối chậm, tuổi thọ siêu dài và có thể đạt chiều cao lên tới 40m, gỗ thủy tùng cũng là một loại gỗ quý. Riêng Việt Nam ta cũng chỉ còn hai cá thể cây này ngoài tự nhiên đang được khoanh vùng bảo vệ chặt chẽ.
Trong suốt 3000 năm tồn tại, cây thủy tùng xứ Wales có quả hình nón, thế nhưng một lần du khách ghé thăm nhà thờ, thì bất ngờ phát hiện cây có những quả mọng màu đỏ tươi giống như cây thủy tùng cái. Từ đó có thể thấy cây cổ thụ lâu năm này đã âm thầm tự “chuyển đổi giới tính” của chính nó.
Cô Ruby Harrison, nguyên là người phát ngôn của tổ chức Woodland Trust (đơn vị quản lý nhà thờ Thánh Meugan) giải thích, việc biến đổi giới tính của cây thủy tùng lâu năm có liên quan đến áp lực của môi trường sống khiến cây bắt buộc phải thay đổi để thích nghi.
Vốn việc cây chuyển đổi giới tính ngoài tự nhiên cũng từng xảy ra với nhiều trường hợp, nên cây thủy tùng ra quả mọng sau 3000 năm tuổi cũng là thay đổi tất yếu để thích nghi với cuộc sống, đó là điều bình thường.
Harrison nhấn mạnh rằng cây thủy tùng nhắc nhở mọi người là dù đã già nhưng cây vẫn hoàn toàn sống tốt và cảm nhận phản ứng với môi trường, và có thể sinh sản.
Không riêng gì trường hợp trên, vào năm 2005, một cây thủy tùng đực khác 5000 tuổi ở Perthshire, Scotland cũng ra quả mọng, đỏ làm người dân ở đây cực kỳ bất ngờ và hứng thú.
Thanh Thiên (t/h)
- Quả cây xúc xích: Nặng 10kg, dài một mét, có thể rơi chết người
- Thí nghiệm “cây mầm héo úa” cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của Wifi