Cây tái sinh sau 400 năm ‘dở sống, dở chết’ dưới sông băng
Nằm im lìm dưới sông băng ở Canada suốt hơn 400 năm qua, những cây rêu bị đông cứng tưởng như đã chết vừa được các nhà khoa học của Đại học Alberta tạo điều kiện để hồi sinh trở lại trong phòng thí nghiệm.
Những cây tái nảy mầm này là loài rêu, từng bao phủ những khu vực rộng lớn trước khi các sông băng hình thành trong quãng thời gian từ năm 1550 – 1850 sau Công nguyên.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, những cây rêu này sẽ giúp họ tìm hiểu môi trường cách đây chừng nửa thiên niên kỷ, nhằm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu với các vùng cực của trái đất. Thậm chí, tác động của biến đổi khí hậu đối với sự tan chảy của các sông băng cũng có thể được tính toán. Việc lớp băng đá bao phủ suốt hàng trăm năm qua tan chảy để lộ ra những vùng đất từng ngập tràn sự sống. Do bị băng đá bao phủ suốt quãng thời gian hàng trăm năm, không ai có thể ngờ những thực vật này có khả năng tái sinh trở lại. Nó không chỉ cho thấy sự kỳ diệu của tự nhiên mà còn mở ra cơ hội giúp các nhà khoa học nghiên cứu điều kiện tự nhiên hàng trăm năm trước. Nhà sinh vật học, tiến sĩ Catherine La Farge cùng nhóm chuyên gia của bà tại Đại học Alberta hiện đang nghiên cứu các khu vực nằm xung quanh sông băng Teardrop trên đảo Ellesmere, Bắc Cực thuộc lãnh thổ Canada. Theo đó, lượng băng ở đây tan chảy với tốc độ khoảng 4m/năm và kéo dài liên tục suốt 9 năm qua. Mức độ tan chảy này được đánh giá là rất nhanh nhưng dường như nó không có dấu hiệu ngừng lại. Hồng Duy Theo Infonet |
Theo Zing