Cây giáo 9.000 năm tuổi thay đổi lịch sử Ba Lan
Một cây giáo bằng gỗ độc đáo có từ 7.000 Trước Công nguyên đã được phát hiện tại Bolków gần hồ Świdwie ở Tây Pomerania – Ba Lan, khiến lịch sử của vùng đất này thay đổi.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy cây giáo dưới lòng dất khoảng 1 mét tại một khu điện thờ 9.000 năm tuổi. Gazeta Wyborcza cho biết, cây giáo dài khoảng 40 cm và rộng 10cm này được bảo tồn tốt, được làm từ gỗ tần bì với chiều với hình dạng giống mái chèo dài.
Đây là cây giáo độc nhất do niên đại của nó, và là vật trang trí ấn tượng với tính biểu tượng phong phú cả về hình học và hình tượng động vật, cũng như ở những cảnh theo nghi thức.
Dựa vào những vết chạm khắc, các nhà khoa học kết luận rằng cây giáo đã được sử dụng trong các nghi lễ Mesolithic bí ẩn thuộc thời đại đá giữa, được thực hiện bởi những người dân sống định cư gần hồ. Nó đã được kiểm tra X-quang và kết quả cho thấy sự phối hợp khác nhau giữa các chuỗi hình học và hình chạm khắc của người và động vật.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Tadeusz Galiński đến từ chi nhánh Szczecin của Viện Khảo cổ học và Dân tộc học PAS, cây giáo rất phổ biến trong các xã hội Mesolithic, được dùng như các công cụ trang trí và mặt hàng thủ công khác. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy các chạm khắc tương tự trên các vật làm bằng xương, gỗ, hổ phách, đá ở Bolków và các vùng khác của Châu Âu. Những hình ảnh miêu tả trên các vật này là bằng chứng cho thấy hệ thống tín ngưỡng phong phú đã tồn tại trong các xã hội tiền sử.
Hình ảnh chính được mô tả trên cây mác là một cảnh nghi lễ với ba người – một trong số họ đeo mặt nạ nghi lễ đặc trưng với sừng hươu. Các nhà nghiên cứu tin rằng người này có thể là một pháp sư trong bộ lạc. Người thứ hai khỏa thân và đang nhảy múa. Người thứ ba khoác một miếng vải dài và cầm thứ gì đó trong tay, có thể là để hiến tế cho các vị thần.
Một chi tiết khác là hình khắc về khu đinh cư, các nhà khoa học còn nhìn thấy hình ảnh động vật và các loài chim rừng. Ngoài ra còn có một chuỗi ký tự không rõ, và các nhà nghiên cứu cho rằng đó có thể là một loại bùa chú.
Bằng chứng về các nghi lễ Mesolithic bí ẩn tại Bolków được khai quật đầu tiên vào năm 2012. Trong những lần khai quật trước, các nhà nghiên cứu phát hiện ra một lư hương bằng gỗ dùng trong nghi thức tạo khói để đuổi tà ma ở xung quanh, trong con người và các vật thể. Ngoài ra, họ còn tìm thấy một bó gồm những mảnh gỗ, vỏ cây, cây thân thảo, và xương động vật có thể là vật cúng tế của pháp sư.
Giáo sư Galiński nói với PAP: “Sự hiến tế là một biểu hiện của niềm tin vào quyền hạn và lực lượng siêu nhiên. Mục đích của họ là để xoa dịu các vị thần. Họ thực hiện nhân danh tất cả các cư dân và các thành viên trong nhóm với sự tham gia của vị lãnh đạo tinh thần”.
Khuôn viên điện thờ là một vòng tròn có đường kính khoảng 6 mét. Có một số phiến đá lớn bên trong, và nhiều loại đá nhỏ hơn ở xung quanh như đá syenit, diorit, đá granit, đá thạch anh, đá sa thạch, đá gơnai, đá cẩm thạch đỏ, và đá syenit xanh. Điều ngạc nhiên nhất là người ta phát hiện cả hổ phách đen và bọt đá núi lửa.
Cuộc khai quật đã bắt đầu thay đổi lịch sử của vùng đất này, tuy nhiên các nhà nghiên cứu khẳng định rằng nó vẫn còn ẩn chứa nhiều bí mật.
Mặc dù cổ vật được phát hiện ở Ba Lan là cây giáo lâu đời nhất ở Châu Âu, nhưng tờ Ancient Origins hôm 31/8 cũng đưa tin về những dụng cụ nghi lễ thậm chí còn lớn tuổi hơn và có thể thay đổi hoàn toàn lịch sử.
Natalia Klimczak viết: ”Một bộ sưu tập đáng chú ý về sỏi đá vôi khắc có thể thay đổi kiến thức của chúng ta về thời tiền sử ở phía Đông Địa Trung Hải. Hơn nữa, một cái đầu chim xinh đẹp, được khắc vào một tấm biển đá vôi 16.500 năm trước đây, có thể là một trong những vật nghi lễ cổ xưa nhất từng được tìm thấy ở miền Cận Đông”.
Times of Israel cho biết, bộ sưu tập sỏi đá vôi khắc đã được tìm thấy bên bờ sông Kishon ở Ein Qashish, thung lũng Jezreel, Israel. Một trong số chúng được khắc hình đầu chim và có thể là một trong những vật dụng nghi lễ cổ xưa nhất từng được tìm thấy tại Đất Thánh.
Tất cả những hình khắc được tạo ra trên sỏi đá vôi từ khoảng 23.000 và 16.500 năm trước đây. Khi các nhà nghiên cứu viết trong bản nghiên cứu công bố ngày 24/8 trên tạp chí trực tuyến PLos One, phát hiện này là “bằng chứng hiếm hoi về các biểu tượng hình ảnh được sử dụng vào cuối thời săn bắt hái lượm kỷ Pleistocen tại vùng Cận Đông“.
Việc xác định niên đại bằng carbon phóng xạ đã co thấy những cổ vật này được tìm thấy trong cùng một lớp đá vào khoảng 23.000 năm trước, trong khi những mảnh khác vào khoảng từ 15.000 đến 17.000 năm trước. Tuy nhiên, các công cụ bằng đá nhỏ khác được khắc hình đầu chim lại bắt nguồn từ thời đại đá giữa, ngay trước ánh bình minh của ngành nông nghiệp.
Tân Dân, theo Ancient Origins