Câu chuyện về bác sĩ tim mạch nổi tiếng nhiều lần chạm mặt thần chết (P3)

15/06/16, 20:49 Pháp Luân Công, Tri thức

Dù đã có duyên với Phật Pháp từ lâu, trong tâm luôn mong nguyện làm việc thiện giúp đời, nhưng bà Thái chưa từng bước vào con đường tu luyện thực sự. Cho đến khi tiếp xúc với Đại Pháp, trải nghiệm những điều thần kì và niềm vui tu luyện, cuộc đời bà đã bước sang một trang mới.

Câu chuyện về bác sĩ tim mạch nổi tiếng nhiều lần chạm mặt thần chết (P3).1
Bác sĩ Lê Thị Thanh Thái, Tiến sỹ y khoa, chuyên khoa II nội tim mạch, bệnh viện An Sinh, thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tinhhoa.net)

Nhóm chúng tôi đã có dịp trao đổi thêm với bà về những trải nghiệm hiện tại:

TH: Thưa cô, là một bác sĩ tim mạch, thì theo cô đâu là yếu tố then chốt để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

Bs Thái: Ý chí, cái ý chí của mình không có nghĩ tới bệnh, cái ý chí của mình không bị ảnh hưởng bởi cái gọi là bệnh. Thứ hai nữa là mình muốn khỏe mạnh thì mình phải rèn luyện thân thể.

Thường thì người ta tập các động tác nặng nề, nhưng cô có bao giờ biết đến Yoga đâu, có bao giờ biết tập aerobic đâu! Cô tập những động tác rất đơn giản do cô nghĩ ra, để giúp mạch máu lưu thông, bởi những người bệnh thì đâu có tập các động tác nặng được đâu. Nhưng sau khi tu luyện Đại Pháp thì cô không tập nữa. Cô luyện 5 bài công pháp thôi.

TH: Cô tập luyện Pháp Luân Công đến nay đã được bao lâu rồi ạ?

Bs Thái: Chắc được 14 tháng.

TH: Thưa cô, vậy sau 14 tháng thì sức khỏe của cô có chuyển biến gì không?

Bs Thái: Cô mới kiểm tra tim mạch, thực ra cũng không phải là cô muốn đi khám, 9 tháng nay, cô không uống thuốc nên không đi khám bệnh. Nhưng cô vẫn làm tại An Sinh mà, ở bệnh viện thì năm nào họ cũng bắt buộc nhân viên phải đi kiểm tra sức khỏe tối thiểu. Vừa rồi, cô làm siêu âm tim, làm điện tâm đồ, chụp tim phổi, mọi thứ đều ổn cả. Có lẽ nhờ Sư phụ an bài, nhờ Sư phụ cứu giúp, cô giống như được sinh ra một lần nữa.

Lúc mổ về, các em thử tưởng tượng, cô suy tim nặng lắm, nặng tới mức mà khi sang bên Mã Lai cả cái viện Hàn Lâm Khoa học người nào cũng lè lưỡi. Vậy mà bây giờ không có bệnh gì, cũng không còn uống các loại thuốc suy tim, thuốc mạch vành, lẫn thuốc huyết áp nữa. Lúc nào dị ứng khiến cho thân thể mình khó chịu lắm thì mới phải dùng 1 viên thuốc.

Cô nghĩ như thế này, kể cả cái lúc mà ngưng tim ở Mã Lai, có lẽ lúc đó Lý Sư phụ đã cứu cô. Tôi cũng không tự hào về cái căn cơ của mình, nhưng mà cô nghĩ cả cuộc đời mình chưa làm điều gì xấu, cũng không lợi dụng ai. Chắc Sư phụ thấy rằng người này tâm địa cũng không đến nỗi nào, nên Sư phụ chưa cho chết, Ngài đã cứu cô 2 – 3 lần. Bây giờ cô cảm thấy khỏe hơn nhiều, vừa rồi có bạn bè rủ cô đi du lịch xa cô vẫn đi được cùng họ.

TH: Với tuổi tác của cô cùng với tiền sử bệnh tim mà cô vẫn có thể đi chơi xa, điều đó quả là thần kỳ. Cô có thể cho mọi người biết là có động lực nào khiến cho cô trở nên tích cực hơn đến như vậy.

Bác sĩ Thái: Vừa rồi cô có đi Đài Loan và có cơ hội xem buổi biểu diễn Thần Vận (Shen Yun). Cô có ước mơ là được xem Thần Vận, nhưng mà xem rồi thì lại ước mơ xem lần nữa. Chắc là sang năm cô đi nữa, tại vì cô thấy quá tuyệt vời.

Buổi biểu diễn truyền tải nền văn minh 5.000 năm của Trung Hoa theo một cách tuyệt vời. Những động tác múa mà cô thích nhất là phần múa khăn. Các nghệ sỹ với vũ đạo rất đẹp mắt và thuần thục, đến lúc xếp lại thế nào mà ra bông hoa lớn rực rỡ màu sắc. Tuyệt vời! Đến tiết mục về biển (màn diễn mang tên Tiên của Biển), mới đầu cô không nghĩ đó là các vũ nữ đâu, đến khi tỏa ra mình mới biết. Chà, không thể tưởng tượng được. Cho nên cô mới nói với con cô chắc sang năm mẹ lại đi.

Câu chuyện về bác sĩ tim mạch nổi tiếng nhiều lần chạm mặt thần chết (P3).2
Bác sĩ Lê Thị Thanh Thái (người mặc áo dài nâu, choàng khăn) trong chuyến du lịch xem Shen Yun năm 2016. (Ảnh: CTV)

TH: Theo thông tin cháu được biết, thì học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị đàn áp rất nghiêm trọng, thậm chí có vấn đề mổ cướp nội tạng. Không biết là cô tập Pháp Luân Công thì cô có nghe thông tin này không ạ?

Bs Thái: Có chứ, cô biết mà, vì cô biết cho nên cô mới muốn chứng thực Pháp, cô muốn hồng Pháp cho mọi người. Trong lòng cô rất căm phẫn cái chuyện tàn bạo đó. Bởi vì cô cũng có nhiều bạn là bác sĩ, hay nhiều bệnh nhân đều đi sang Trung Quốc để ghép thận. Có người ghép về 3 – 4 tháng thì chết, có người thì cũng được vài ba năm. Có một bệnh nhân ghép gan, vài ba tháng sau cũng chết luôn. Nên cô tin chuyện này có thật.

TH: Với vai trò là một bác sĩ kỳ cựu chuyên về tim mạch, cô suy nghĩ như thế nào về vấn đề này ạ?

BS Thái: Đó là một sự tàn bạo, không thể tha thứ. Mà cô nghĩ rằng “ác giả ác báo”, cái này chắc chắn là sẽ bị báo ứng thôi.

TH: Cháu cũng xin hỏi thêm về vấn đề ghép tạng, tỉ lệ đào thải và tỉ lệ sống sót như thế nào ạ?

BS Thái: Đào thải ghép tạng thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố lắm, ví dụ như yếu tố về máu, về di truyền,.. vv, ban đầu thì có thể phù hợp nhưng mà quá trình nó biến đổi thì mình không biết được.

Thứ hai nữa là còn tùy thuộc vào cái chuyện anh dùng thuốc chống thải ghép mức độ nào. Có người vì dùng thuốc chống thải ghép mà tử vong. Có người vì nó đào thải, nó không chịu thì tử vong. Cho nên mình không thể ước lượng được. Trong số bệnh nhân của cô đi ghép tạng, thì cho đến bây giờ chỉ có 2 người còn sống.

TH: Như vậy, thưa bác sĩ, lựa chọn ghép nội tạng là lựa chọn cuối cùng của người bệnh vì các vấn đề rủi ro liên quan đúng không?

BS Thái: Ở Việt Nam mình, ghép thận an toàn nhất là mẹ cho con, bố cho con, anh chị em ruột cho, thì tỉ lệ an toàn nó tương đối lớn. Ví dụ như con muốn sang Singapore ghép thận, con phải mang theo một người cho thận, chứ nước này không có sẵn thận để ghép.

TH: Việc Trung Quốc sử dụng nguồn nội tạng có sẵn, với thời gian tìm được tạng tương thích có thể chỉ cần 7 ngày. Như vậy người ghép tạng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, do họ không có thời gian theo dõi cũng như một phác đồ kiểm tra?

BS Thái: Thực ra người ghép tạng là đã bước tới đường cùng, không ghép thì chết, ghép thì 50/50. Họ muốn kéo dài thời gian sống, được gần bên gia đình, nhưng mà thông tin họ nhận được rất hời hợt. Bởi họ nghĩ sang đó là họ chỉ xem nó có phù hợp hay không thôi.

Ví dụ như tại BV nơi cô làm việc thì cần làm thử máu và phải khám rất nhiều thứ: vấn đề tim mạch của người cho như thế nào, tim mạch của người nhận ra sao, các yếu tố không chỉ chuyên về máu, những yếu tố di truyền ở mức độ nào, họ làm rất kỹ, không chỉ có 1 tuần lễ mà ít nhất vài ba tháng.

Thời điểm cô còn làm trong hội xét ghép thận của Chợ Rẫy, cô biết là làm rất kỹ. Ở Việt Nam thời kì đầu chưa thể kiểm tra đầy đủ, mà phải gửi sang Thái Lan, họ kiểm tra, mình thực hiện, để so sánh kết quả mình thực hiện bên Thái Lan với mình có phù hợp không, để khẳng định xét nghiệm của Việt Nam có thể tin được không. Nếu vẫn chưa phù hợp thì mình còn phải gửi sang bên ấy.

Nói chung là các ca ghép thận phải làm rất kỹ. Nhưng ở Trung Quốc họ làm có 7 ngày là vì họ chạy theo lợi nhuận. Hơn nữa, họ biết họ sẽ lấy tạng của học viên Pháp Luân Công, nên trước khi lấy thì họ đã kiểm tra trước, đã xét nghiệm về nhóm máu, về ADN, có đầy đủ trong cơ sở dữ liệu đó rồi. Họ chỉ cần xác định ghép tạng của một học viên Pháp Luân Công với một người Việt Nam hay Singapore,…vậy là họ chỉ cần xác định tỉ lệ phù hợp là bao nhiêu. Nếu được thì họ làm, họ là vấn đề lợi nhuận, chứ không phải vấn đề nhân đạo.

TH: Chi phí một ca ghép tạng khoảng bao nhiêu, thưa cô?

BS Thái: Chi phí dài dài, 20 nghìn, 30 nghìn, 40 nghìn đô, giá nào cũng có. Chi phí xét nghiệm, chi phí cho 2 e-kip thực hiện, nói chung là rất tốn kém. Tuy nhiên, ghép tạng tại Trung Quốc lại rất rẻ, rẻ hơn nhiều, nhưng tính an toàn thì không ai biết được. Trung Quốc rất tinh vi, vì họ tạo ra một hệ thống làm việc cho họ, sử dụng mạng lưới “cò” cho hệ thống này (ngay tại VN), và họ trả lương rất cao.

TH: Như vậy cô có lời khuyên nào cho những người có ý định sang Trung Quốc ghép tạng.

BS Thái: Ngày xưa cô vẫn thường khuyên họ phải cẩn thận, khi tiếp xúc với cò, và cơ sở tiến hành ghép tạng. Thế nhưng mà trình độ dân trí mình còn thấp, thấy giá rẻ, ví dụ một ca mổ ở chỗ khác khoảng 50 nghìn đô, thì bên Trung Quốc chỉ có 20 nghìn đô, nhưng họ đâu có biết là thông tin rất hời hợt và thực hiện cũng không chặt chẽ.

Và một phương pháp đơn giản nhất, rẻ nhất để duy trì sức khỏe là tu luyện Pháp Luân Công, nhờ sự cứu giúp của Sư phụ.

TH: Câu hỏi cuối, trong vấn đề này thì có thể thấy các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân chính của nạn cưỡng bức nội tạng, vậy những người bệnh bỏ số tiền lớn để được ghép tạng một cách gấp rút và đầy rủi ro như vậy, liệu họ cũng là những nạn nhân trong màn mua bán này .

BS Thái: Đúng vậy.

TH: Cảm ơn cô về cuộc trò chuyện. Chúc cô có nhiều sức khỏe và gặt hái được nhiều thành tựu trên con đường tu học của mình.

(Hết)

Bài liên quan:

Tinh Hoa

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x