Câu chuyện về 3 người phụ nữ phi thường mang đến thành công cho NASA

22/03/17, 20:46 Tri thức

Có 3 người phụ nữ thuộc những thành viên đầu tiên của NASA, mà nếu không có họ, những thành công trong chương trình không gian của Mỹ sẽ khó xảy ra. Những bộ óc siêu việt này đã góp phần viết nên lịch sử ngành hàng không vũ trụ Mỹ khi lần đầu tiên đưa phi hành gia John Glenn lên quỹ đạo Trái đất.

Họ là những phụ nữ phi thường, đã góp phần viết nên lịch sử ngành hàng không vũ trụ Mỹ. (Ảnh: Pinterest)

Tên của họ là Katherine Johnson, Dorothy Vaughan, và Mary Jackson. Ngoài việc đều là những thiên tài ra, họ còn là những người Mỹ gốc Phi, làm việc tại Khu vực Điện toán phía Tây thuộc Trung tâm Nghiên cứu Langley ở Hampton, Virginia, Mỹ. Giống như những người còn lại thuộc đơn vị này, họ đều bị yêu cầu phải làm việc, ăn uống và sử dụng phòng tắm riêng biệt với các đồng nghiệp da trắng. Nhóm của họ bị dán nhãn là “Máy tính màu”, không phải vì máy có màn hình màu, mà vì họ là người da màu.

Katherine Johnson

Katherine Johnson là một trong những nhà toán học xuất sắc nhất ở NASA thời đó. Bà được mời về làm việc vào năm 1953 và thuộc những thành viên đầu tiên tại Khu vực Điện toán Phía Tây, nơi bà đã từng làm việc như một chiếc “máy tính” thực thụ, phân tích các chủ đề như làm giảm lực cản của không khí lên tàu vũ trụ.

Kết quả hình ảnh cho real women from hidden figures

Katherine Johnson tại NASA năm 1966. (Ảnh sưu tầm từ Internet)

Nhóm của bà bao gồm hàng trăm nhà toán học nữ khác, những người lần đầu tiên gia nhập tổ chức này trong Thế chiến II với mục đích bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu hàng không. Năm 1958, khi sự phân biệt sắc tộc tại NASA không còn nữa, bà được phân bổ sang một bộ phận khác cho phép bà tham gia vào các nhiệm vụ quan trọng hơn.

Katherine từng làm việc trong Dự án Mercury, chương trình đưa người vào không gian đầu tiên trên thế giới diễn ra từ năm 1958-1963. Bà đã tạo ra một phương trình tinh vi nhằm giải quyết vấn đề an toàn cho lớp vỏ của phi thuyền.

Bà tính toán quỹ đạo và đường trở về dự phòng khẩn cấp cho một số chuyến bay được tiến hành trong Dự án Mercury. Nhờ khả năng tính toán của mình, bà có được danh tiếng là một trong những nhà toán học chính xác nhất tại NASA.

Kết quả hình ảnh cho real women from hidden figures

Bà Katherine được trao Huy chương Tự do của Tổng thống vào năm 2015. (Ảnh sưu tầm từ Internet)

Thành công đó đã dẫn bà đến những sứ mệnh quan trọng hơn, đó là dự tính quỹ đạo cho chuyến bay Apollo 11 tới Mặt trăng năm 1969. Năm tiếp theo, bà cũng làm việc trong chuyến bay Apollo 13; khi nhiệm vụ bị hủy bỏ, các tính toán của bà đã giúp đội nhóm quay trở lại Trái đất một cách an toàn.

Cuối sự nghiệp, Katherine tiếp tục làm việc cho chương trình Tàu con thoi, cũng như kế hoạch lên sao Hỏa, cùng với các dự án khác. Nếu không phải nhờ vào tính toán của người phụ nữ này, rất nhiều nhiệm vụ của NASA sẽ thất bại.

Dorothy Vaughan

Một bức ảnh về bà Dorothy Vaughan. (Ảnh: thevintagenews.com)

Khi Katherine Johnson đến Khu vực Điện toán Phía Tây của NASA, giám sát viên của bà là  Dorothy Vaughan, một người phụ nữ phi thường. Dorothy đã làm việc trong phòng “máy tính màu” kể từ năm 1949, khi bà được phân công làm trưởng nhóm. Bà là giám sát viến người da đen đầu tiên của NASA (hay NACA tại thời điểm đó) và đã phục vụ trong nhiều năm trước khi được thăng cấp.

Khi biết được rằng đội nhóm của bà có thể bị thay thế bởi chiếc máy tính IBM 7090 mới, được thiết kế cho “các ứng dụng khoa học và công nghệ quy mô lớn”, bà Dorothy đã tự học ngôn ngữ lập trình Fortran.

Vì nghĩ rằng ngôn ngữ lập trình này sẽ được yêu cầu trong những năm sắp tới, nên bà cũng dạy cho tất cả những phụ nữ còn lại trong nhóm. Không có một người nào khác chuẩn bị cho bộ phận của bà đối với việc chuyển đổi này.

Dorothy luôn tận tụy với nhóm của mình và nỗ lực tìm kiếm cơ hội để họ có thể tiến bộ và phát triển lên. Một thời gian sau, bà được phân công làm việc cho nhóm IBM sau khi thành công trong việc sử dụng chiếc máy tính, trong khi các kỹ sư của IBM đã thất bại trong việc thực hiện điều này trước đó.

Tuy nhiên, bà chỉ chấp nhận sự phân công sau khi tất cả các phụ nữ trong đơn vị được tham gia vào công việc lập trình máy tính.

Trong suốt sự nghiệp của mình tại Langley, Dorothy cũng đồng thời nuôi dạy bốn người con và bà thường đi lại bằng vé tháng từ thành phố Newport News đến nơi làm việc trên phương tiện giao thông công cộng. Về phần là một phụ nữ Mỹ gốc Phi thời đó, bà nói:

“Tôi đã thay đổi những gì tôi có thể, còn những gì không thể, tôi sẽ chịu đựng”.

Mary Jackson

Người cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là Mary Jackson, bà gia nhập Khu vực Điện toán Phía Tây vào năm 1953. Bà Mary được nhận vào làm việc trong một dự án liên quan đến đường hầm áp suất siêu cao, sử dụng để nghiên cứu các lực tác dụng trên mô hình bằng cách tạo ra sức gió với tốc độ gần gấp đôi tốc độ âm thanh.

Mary làm việc dưới sự chỉ dẫn của kỹ sư Kazimierz Czarnecki, người đã khuyến khích bà học thêm một số kiến ​​thức cần thiết, nhờ vậy mà bà có thể được thăng chức làm kỹ sư.

Mary Jackson làm việc tại NASA Langley. (Ảnh: thevintagenews.com)

Mary cần học các môn toán và vật lý nâng cao, có trong chương trình ban đêm do Đại học Virginia giảng dạy, tại Trường Trung học Hampton High White. Tuy lúc đầu, bà bị từ chối nhận vào chương trình, nhưng Mary đã kiến ​​nghị lên thành phố Hampton cho phép bà tham dự các khóa học này.

Trải qua các khóa học, đến năm 1958 bà được công nhận là 1 kỹ sư hàng không vũ trụ người da đen đầu tiên của NASA.

Công việc của bà là phân tích dữ liệu từ các thí nghiệm trên “đường hầm gió” và thử nghiệm những chuyến bay trong thực tế. Mục tiêu của bà là hiểu được sự chuyển động của các luồng không khí và ứng dụng vào vận hành máy bay của Hoa Kỳ.

Ba người phụ nữ đặc biệt này đã trở thành những người tiên phong trong lĩnh vực họ theo đuổi. Họ là những hình mẫu lý tưởng cho phụ nữ ở các dân tộc khác trong ngành nghiên cứu khoa học. Nếu không có họ, câu chuyện chinh phục không gian của NASA có lẽ sẽ rất khác.

Câu chuyện của những bộ óc siêu việt này phổ biến hơn sau khi tác giả Margot Lee Shetterly xuất bản cuốn tiểu sử về họ, và Twentieth Century Fox phát hành một bộ phim dựa trên đó vào năm 2016. Bộ phim Hidden Figures đã được đánh giá là một trong mười bộ phim hay nhất năm 2016.

Video: Giới thiệu phim Hidden Figures

Theo VTN

>>> Jerusalem được công nhận là thủ đô của Israel – Phúc báo cho một dân tộc dám đứng lên vì chính nghĩa

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x