Câu chuyện đầy cảm hứng về những con người đang cố gắng cứu lấy “hành tinh xanh”
Trong thế kỷ vừa qua, hành tinh của chúng ta đã bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay đã có nhiều người nhận thức được Trái Đất đang lâm nguy, và họ đã thật sự làm điều gì đó để thay đổi tình thế.
Họ làm sạch bãi biển, sản xuất giày bằng rác thải từ đại dương, hay thậm chí xây dựng nên các nông trại nhỏ hoặc những thành phố thân thiện với môi trường,…
Dưới đây là những câu chuyện đầy cảm hứng về những con người từ các quốc gia khác nhau đã làm nên điều kỳ diệu mỗi ngày để cố gắng cứu lấy Trái Đất.
1. Rùa biển đã trở lại bãi biển sạch sẽ ở Ấn Độ sau 20 năm
Một bãi biển tráng lệ tại Mumbai bị ngập ngụa trong rác thải. Trước đây, bãi biển này là nơi sinh sản của loài vích xanh (một loại rùa biển). Nhưng do bị ảnh hưởng bởi rác, chúng phải di chuyển đến những khu vực khác và tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Một người đàn ông tên là Afroz Shah đã đến đây và bắt đầu dọn sạch rác thải. Những người tình nguyện khác cũng tham gia giúp đỡ ông làm việc này.
Họ đã cùng nhau dọn dẹp hơn 5.000 mảnh rác, việc này đã khiến Liên Hiệp Quốc gọi đây là “Dự án làm sạch bãi biển lớn nhất”. Và vào mùa xuân này, vích xanh đã trở về bãi biển để đẻ trứng sau 20 năm bỏ đi. Khoảng 100 rùa con đã được sinh ra! Những người tình nguyện thậm chí đã hộ tống chúng di cư đến Biển Ả Rập.
2. “Người Dọn Rác” có thể gom 28 túi rác mỗi giờ
Đôi khi chúng ta vẫn thường thấy và bàn luận về hàng đống rác thải bị quăng vào thiên nhiên. Tuy nhiên, một người đàn ông giấu mặt được mệnh danh là Người Dọn Rác đến từ thành phố Chelyabinsk, nước Nga thích hành động hơn là nói. Những khu rừng và công viên tràn ngập rác thải đều được tái sinh sau khi anh ghé thăm.
Anh thường tự tay thu gom và để lại hàng dài những túi rác trước khi rời đi. Hành động của anh thu hút sự chú ý của một số du khách Hà Lan và họ đã làm một video về người đàn ông này. Công sức của anh quả không uổng phí, không lâu sau một số người đã làm theo. Khi được hỏi về chiếc mặt nạ đang đeo, anh cho biết anh muốn mọi người chú ý đến vấn đề sinh thái, chứ không phải bản thân mình.
Khẩu hiệu của anh rất đơn giản: ”Dọn dẹp rất dễ dàng và không có gì phải thấy nhục nhã cả!”
3. Dự án “Giếng nước sinh hoạt cho người Châu Phi”
Năm 1994, Kurt Dalin đang ở Malawi, một quốc gia ở Đông Phi và anh đã kinh ngạc khi thấy người ta tranh đấu chỉ để giành giật từng xô nước bẩn thỉu. Anh còn tận mắt chứng kiến những cô gái đi bộ cả nửa ngày chỉ để đội những thùng nước lớn trên đầu về nhà. Anh đã quyết định phải giúp họ. Thế là anh bắt tay vào dự án đào giếng tại những ngôi làng nghèo nhất và khô hạn nhất. Việc làm này đã cứu thoát những cư dân dù khát khô cổ vẫn phải cắn răng uống nước bẩn.
Trong 4 năm đầu, dự án đã cung cấp nước sạch cho 26.000 dân. 10 năm sau, đã có 76 giếng được đào và tổ chức Giếng nước sinh hoạt cho người Châu Phi đã được thành lập. Ngày nay, hơn 300.000 người tại châu Phi đã được tiếp cận nước sạch nhờ dự án này.
4. Dự án làm sạch đại dương của Boyan Slat
Có hơn 100.000 tấn nhựa trên Thái Bình Dương. Nhiều nhà khoa học đã đề xuất các ý tưởng để dọn sạch chúng, nhưng phương pháp tốt nhất là do Boyan Slat đưa ra cách đây 6 năm về trước. Dự án của anh đã được bắt đầu tiến hành vào đầu năm 2018.
Kế hoạch dọn sạch 50% rác thải trong 5 năm này được thực hiện bằng cách sử dụng các phao chắn nổi khổng lồ. Rác được thu gom sẽ sử dụng để tái chế thành ghế, linh kiện ô tô và những thứ khác.
>>> Bạn còn nhớ cậu bé phát minh ra cách dọn sạch rác nhựa trên biển? Cậu ấy đã quay trở lại…
5. Dự án “Đôi giày lớn thêm”
Một lần tình cờ, người thanh niên tình nguyện Kenton Lee thấy những trẻ em mồ côi Kenya, một quốc gia ở Đông Phi, mang những đôi giày chật ních, và nhiều trẻ em khác đi chân trần đến bị thương. Lúc ấy anh nảy ra ý tưởng về những đôi sandal có thể nới rộng thêm để phù hợp với một đứa trẻ đang lớn. Với đôi giày đặc biệt này, bạn có thể gia tăng kích cỡ đến 5 mức để có thể vừa chân người mang trong 5-6 năm.
Kenton Lee đã lập ra trang web cho dự án Đôi Giày Lớn Thêm để mọi người có thể mua giày tặng trẻ em ở khắp nơi trên thế giới. Có khá nhiều người hảo tâm đã đến giúp sức cho dự án này.
>>> Hình ảnh rác thải nhựa “tràn ngập” đại dương khiến con người xấu hổ
6. Một gia đình trồng hàng tấn rau xanh để cung cấp cho các nhà hàng xung quanh
Một gia đình ở California, Mỹ đang điều hành nông trại Urban Homestead nhằm trồng rau củ, trái cây đủ dùng cho chính họ và cung cấp đến các nhà hàng địa phương. Họ có 400 loại rau, trái cây và thậm chí là các loại hoa ăn được, và sản lượng thu hoạch hàng năm là khoảng 3 tấn. Họ cũng nuôi vịt, gà, dê, ong nên có thể cung cấp trứng, sữa và mật sạch.
Lúc mới bắt đầu, các bậc cha mẹ trong gia đình này chỉ muốn nuôi trồng thực phẩm an toàn cho con cái họ. Để tiết kiệm nước và đất đai, gia đình sử dụng các khu vườn treo theo phương thẳng đứng và trồng cây trong chậu đất sét.
“Khi chúng tôi bắt đầu làm việc này vào 33 năm trước, mọi người nghĩ chúng tôi bị điên, nhưng chúng tôi vẫn tiến hành. Và giờ đây 90% thực phẩm của chúng tôi đến từ vườn nhà và chỉ với chi phí 2 đô la Mỹ cho mỗi thành viên trong gia đình”, họ giải thích.
7. Người dân Ấn Độ trồng 50 triệu cậy xanh chỉ trong một ngày
Năm 2016, các tình nguyện viên tở Ấn Độ đã làm việc liên tục trong 24 giờ để trồng 80 loại cây xanh khác nhau. Họ trồng cây dọc các con đường, đường ray xe lửa và các khu đất công cộng. Cũng giống nhiều nước khác, Ấn Độ đã trải qua kinh nghiệm mất mát nhiều khu rừng lớn trong các thế kỷ trước do người dân chặt phá rừng để săn bắn hoặc phục vụ cho các mục đích khác.
Tại thời điểm này, số cây 49,3 triệu được trồng trong một ngày của họ vẫn đang giữ kỷ lục thế giới.
Hồng Liên, theo brightside