Câu chuyên có thật: Thủy thủ đoàn gặp nạn, ăn thịt lẫn nhau để sinh tồn

23/11/15, 11:29 Chưa phân loại

Khi rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, đứng trước lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Bạn có thể bình thản sẵn sàng hi sinh cho kẻ khác, hay sẽ vì lợi ích của bản thân mình mà bất chấp mọi thứ .

con thuyền

Câu chuyện kinh dị có thật này xảy ra vào thế kỉ 19 tại Anh quốc. chuyện bắt đâu trong một chuyến đi công tác của thương gia người Australia tên Henry đến Anh, tại Southampton ông quyết định mua con tàu Mignoette. Nhưng Sydney, nơi Henry sống cách nơi này 15 ngàn dặm (khoảng 24.000 km). Công viêc vận chuyển một con tàu nhỏ bé như Mignoette vượt Đại Tây dương là điều vô cùng nguy hiểm, và không thủy thủ đoàn nào giám thực hiện hành trình này. Nhưng với số tiền thù lao khổng lồ mà Henry sẵn sàng bỏ ra, đã có nhóm 4 thủy thủ đồng ý giúp ông.

Họ gồm có Tom Dudley là thuyền trưởng, Edwin Stephens là thuyền phó, Edmund Brooks là thủy thủ, 3 người có rất nhiều kinh nghiệm hải trình. Thành viên thứ tư là một cậu nhóc làm tạp dịch trong cabin, Richard Parker 17 tuổi, một cậu bé mồ côi.

Tất cả người quen bạn bè hết thảy đều ra sức ngăn cản cậu bé Packer, họ cho rằng chuyến đi quá nguy hiểm đối với cậu và tốt nhất là cậu nên ở lại. Mặc những lời khuyên răng, với suy nghĩ của một chàng thanh niên mới lớn muốn chứng tỏ bản thân, Packer đơn giản nghĩ rằng chuyến đi sẽ giúp cậu trở thành một người trưởng thành, cậu quyết định lên đường.

Chuyến đi định mệnh

Con tàu Mignonette ra khơi, bắt đầu vào ngày 19/5/1884. Lúc đầu, chuyến đi vô cùng thuận lợi. Nhưng vào ngày 5/7/1884, khi còn cách mũi đất khoảng 208km, con thuyền rơi vào một vùng thời tiết xấu. Một cơn sóng to ập tới bất ngờ khiến tàu Mignonette bị thủng một mảng lớn.

Nhận thấy con tàu chẳng mấy chốc sẽ chìm, thuyền trưởng Dudley ra lệnh cho ba người  còn lại ngay lập tức di chuyển lên thuyền cứu sinh.

index

Bốn thủy thủ cứ vậy lênh đênh trên biển, trong khi trên thuyền không còn chút nước ngọt nào, và họ chỉ có 2 thùng củ cái muối để ăn.

Đêm đầu tiên, cả bốn người không thể ngủ được vì có một con cá mập liên tục tấn công vào thành thuyền. Cả bốn người phải rất vất vả để đánh đuổi con cá dữ tợn đi xa. 3 ngày sau đó để tiết kiệm, họ đã không hề ăn gì.

Hôm sau họ may mắn bắt được một con rùa nhỏ và đã ăn sống nó, thậm chí, họ dùng cả máu của con rùa để chống lại cơn khát. Thế nhưng, cậu nhóc Richard không dám uống máu rùa mà lại uống nước biển để giải khát.

Khó có thể chịu thêm được nữa, mọi người khui thùng củ cải để ăn và vào ngày thứ 8, họ chẳng còn gì để bỏ bụng. Ngày 13/7/1884, cả bốn người không còn thức ăn, không nước uống và phải dùng chính nước tiểu của mình để cầm cự.

Vài hôm sau, ngày 20/7, cậu bé Parker bỗng lên cơn sốt, nằm vật vã dưới cuối thuyền. Chính vì không nghe lời những thuyền viên khác, cậu đã bị kiệt sức do uống quá nhiều nước biển.

Ngày 23/7, khi lâm vào hoàn cảnh cực kỳ éo le, thuyền trưởng Dudley đã đưa ra một đề nghị, cả bốn người nên bốc thăm chọn ra một người hy sinh để tất cả được sống. Qua đó, người trúng thăm sẽ bị giết và lấy máu cùng thịt để giúp ba người còn lại cầm cự chờ thuyền cứu hộ tới. Thuyền viên Brooks từ chối, ông sợ hãi và lên án gay gắt ý kiến man rợ của Dudley.

Tối hôm đó, Dudley lại thì thầm với thuyền phó Stephens về chủ đề kia, ông cho rằng, tốt hơn là nên giết chết Richard Parker. Cậu nhóc nay đã quá yếu, giết chết cậu ta là một sự giải thoát chứ không phải là tội ác, quan trọng hơn cả ba người còn lại đều có gia đình trong khi Richard chỉ là một cậu nhóc mồ côi.

Stephens đồng ý và sáng hôm sau, cả hai ra tay giết chết Richard bằng một con dao nhíp. Họ nhanh chóng cắt động mạch của Richard và không bao lâu, cậu đã trút hơi thở cuối cùng. Brooks khi thấy cảnh tượng trên không hề ra tay can ngăn mà chỉ ngồi nép một bên theo dõi.

Stephens, Dudley và cả Brooks sử dụng thi thể của Richard để tồn tại. Cả bốn ngày sau, họ ăn thịt, uống máu cậu bé tội nghiệp để sống. Năm ngày sau cái chết của Parker, một con tàu Đức đã xuất hiện và đưa cả ba trở về lại nước Anh.

Phiên tòa tranh cãi

Vừa đặt chân lên bờ, cả ba người liền đối mặt với sự chỉ trích nặng nề từ chính quyền Anh. Stephens và Dudley bị cáo buộc tội giết người man rợ, Brooks được tuyên bố vô tội và đứng ra làm chứng chống lại hai thuyền viên kia.

Điều đáng chú ý là Dudley và Stephens không hề chối cãi về những việc mình làm, cả hai đều tự nhận việc giết và ăn thịt Richard là một tội ác đáng ghê rợn. Chính vì vậy, phần lớn dư luận khá cảm thông trước hành động của Stephens, Dudley và cho rằng, họ xứng đáng được hưởng mức án khoan hồng chứ không phải là tử hình như công tố viên đề xuất.

Trong phiên xét xử cuối cùng, bất chấp sự đồng tình giảm án của người dân cùng sự thành thật của hai bị cáo, thẩm phán tuyên bố: “Một người không thể lấy dục vọng, những cám dỗ của bản thân để biện minh cho hành vi tội ác của mình được. Và chúng ta cũng không thể cho phép sự từ bi đối với bọn tội phạm bởi nó sẽ làm suy yếu đi tính đúng đắn của pháp luật”.

Cuối cùng, Stephens và Dudley nhận mức án cao nhất là tử hình, họ cũng không được Nữ hoàng Anh thời bấy giờ ra lệnh giảm án. Luật sư của cả hai dù rất cố gắng nhưng cũng đành bất lực, ông cho rằng, hoàn cảnh của hai thuyền viên là bất khả kháng và đặt ra một câu hỏi: “Nếu chúng ta ở trong trường hợp ấy liệu có hành động như Stephens và Dudley không?”.

Câu hỏi này nhanh chóng trở thành một chủ đề tranh cãi lớn cho nhiều người làm luật trên thế giới. Và tới nay, nó là một bài học thảo luận quen thuộc của các sinh viên trường luật trên toàn cầu.

 

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

    Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

x