Câu chuyện cảm động của Ana: Khi niềm tin đặt trên dối trá, đâu mới là điểm tựa?
Anatasia Lin, cô hoa hậu xinh đẹp và lương thiện, một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng. Những ai biết đến cô hẳn không khỏi xúc động về câu chuyện cuộc đời cô, câu chuyện cuộc đời của “đứa con Trung Quốc” bị chính Tổ quốc mình lừa gạt.
Tuổi thơ tại quê nhà
Anastasia Lin (Ana), tên tiếng Trung là Lâm A Phàm, sinh năm 1990 tại Hồ Nam, Trung Quốc, cô chuyển đến Canada năm 13 tuổi cùng với mẹ. Cô là một nhà hoạt động nhân quyền, nghệ sĩ dương cầm, nhà thư pháp, siêu mẫu và diễn viên.
Khi còn nhỏ cô tin hoàn toàn vào những điều mình được dạy trên ghế nhà trường.
“Chúng tôi được dạy những bài hát, chúng có lời lẽ ca ngợi Đảng Cộng sản thân thiết hơn cả mẹ, Đảng Cộng sản luôn vinh quang, Đảng thật vĩ đại, phải luôn tin Đảng, Đảng rất tốt cho bạn, tự giáo dục bản thân,…”
Sự thật bên ngoài “Vạn Lý Tường lửa”
Sự thật khiến tôi bị sốc – Anastasia Lin.
Khi ở bên ngoài “Vạn Lý Tường lửa” – hệ thống phong tỏa và kiểm duyệt Internet của Trung Quốc, cô bắt đầu hiểu rõ lịch sử vi phạm nhân quyền của đất nước, nơi cô được sinh ra.
Sự thật khiến cô bị sốc, những điều chưa từng tồn tại trong nhận thức của thế hệ cô. Từ báo chí phương Tây cô đã rất chấn động khi phát hiện ra, sách giáo khoa tại Trung Quốc là một công cụ tuyên truyền của chính quyền Cộng sản, người Tây Tạng không độc ác và Pháp Luân Công không phải một “giáo phái giết người” như những gì chính quyền nước này tuyên truyền.
- Thảm sát Thiên An môn
Dù sự kiện thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn được cả thế giới biết đến, nhưng suốt 26 năm qua ĐCSTQ vẫn luôn phủ nhận cuộc đàn áp này.
Để đàn áp phong trào đòi dân chủ năm 1989, chính quyền Trung Quốc đã điều động hơn 200.000 quân tiến vào Bắc Kinh, trong đó có đội xe tăng, cụ thể là Đội xe tăng số 1 khu cảnh giới Thiên Tân và Đội xe tăng số 6 Quân đoàn 38.
Hồ sơ nhắc đến vụ thảm sát diễn ra vào sáng 4/6/1989, vụ thảm sát xảy ra tại Lục Bộ Khẩu (Liubukou) ở phía Tây Trung Nam Hải. Khi người dân cản trở đường đi của quân nhân, đội quân mù chữ Quân đoàn 27 đã chạy xe tăng lao thẳng vào các quân nhân và người đi đường, những họng súng cũng nhắm thẳng vào người dân khai hỏa.
Quân đoàn 27 đã nhận được mệnh lệnh: “Không được cho bất cứ ai chạy thoát, không được cho bất cứ ai sống sót.” Khi xe bọc thép chạy vào Quảng trường Thiên An Môn đã chuyển sang lao vào các học sinh, sinh viên, phụ nữ và trẻ em, giết đến đâu thì dùng máy ủi gom thi thể đến đó và dùng lửa hỏa thiêu.
Trang tin Next Magazine ở Hồng Kông gần đây đã đăng bài viết tiết lộ thông tin về hồ sơ mật của Nhà Trắng (Mỹ), theo đó tình báo Washington từng thu thập được tài liệu của nội bộ Trung Nam Hải đánh giá về số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người, trong đó có 10.454 người bị giết.
- Cuộc đàn áp Pháp Luân Công
Được biết đến lúc đầu như một hình thức khí công phù hợp với quảng đại quần chúng và trở nên quen thuộc với tên gọi Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp đã đi vào lòng người như một hình thức Tu Luyện giản dị, phù hợp tối đa với mọi lứa tuổi và tầng lớp xã hội. Chỉ trong vòng 7 năm ngắn ngủi, từ 1992 đến 1999, ước tính có khoảng 100 triệu người thực hành Pháp Luân Công tại Trung Quốc đại lục.
Tuy nhiên, do sự tồn tại vì ý thức hệ khác nhau cùng sự lo lắng và ghen tị, ngày 20/7/1999, ĐCSTQ chính thức tuyên bố cuộc đàn áp đẫm máu các học viên theo tập Pháp Luân Công. Đến nay, cuộc đàn áp vẫn đang tiếp diễn.
Hổ thẹn
“Tôi đã không làm thế nếu biết được chân tướng. Loại chuyện đó vẫn tiếp diễn ngày nay”, cô nghẹn ngào nói.
Thế giới quan của cô thay đổi và cô “có can đảm dám hoài nghi những gì đã được dạy từ khi còn tấm bé”.
“Thật hổ thẹn sâu sắc khi nhận ra cả một hệ thống niềm tin bạn có được xây trên một lời dối trá cường đại”.
Cô từng được chọn là lãnh đạo học sinh ở Trung Quốc, vai trò của cô lúc đó là tổ chức cho bạn bè mình xem những video tuyên truyền hận thù.
Cô tham gia dạy các học sinh khác dập tắt cá tính riêng để tất cả mang tâm thức gắn chặt hệ tư tưởng cộng sản. Cô từng trở thành mật vụ nhà nước bức hại bạn bè đồng trang lứa, báo cáo giáo viên về những bạn bè không theo đường lối.
Cũng chính vì nhận ra những điều này, năm Ana 13 tuổi mẹ cô đã quyết định đưa cô rời khỏi Trung Quốc , vì bà cảm thấy loại môi trường này không lành mạnh cho trẻ nhỏ. Bà muốn cô con gái của mình trưởng thành trong một xã hội có phẩm cách, được tự do là chính cô.
“Bố mẹ tôi ly dị, sau đó mẹ đưa tôi đến Canada. Thay đổi mà tôi trải qua, không xảy ra trong một sớm một chiều, mà là kết quả của vài năm thời gian”, cô nói.
Cả một đời thấm trong truyền giáo không dễ gột đi nhanh thế.
“Đảng cộng sản muốn kiểm soát hoàn toàn tâm hồn và trí óc người Trung Quốc”, Ana nói.
Dưới ảnh hưởng của truyền thông nhà nước và hệ thống giáo dục, cô nhận ra mình đã bị tiêm nhiễm cảm giác ghét bỏ và khinh thường những anh hùng thực sự của đất nước mình, những con người liều cả mạng sống vì những mục đích cao cả hơn. Hơn cả thế, cô còn bị xúi giục tham gia huấn luyện người khác.
“ĐCSTQ muốn biến người dân thành tòng phạm trong tội ác của họ”, cô khẳng định.
Quyết định lên tiếng
Khi biết mình bị lừa dối thời gian lâu ngần ấy, đối với cô đó là sự sỉ nhục sâu sắc. Theo cô, đây có lẽ đó là lý do rất nhiều người Trung Quốc rất khó chấp nhận sự thật, ngay cả khi họ rời khỏi Trung Quốc. Ngay lập tức, cô hiểu rằng, cô muốn tìm cách phủ nhận nó, cách mà không chỉ để phản đối nó mà còn để lên tiếng thay cho người Trung Quốc, những người Trung Quốc dũng cảm bị vu khống vì nghĩa cử cao đẹp của họ.
Cuối cùng, cô chọn diễn xuất để thực hiện ấp ủ này. Ana đã lên tiếng về cuộc đàn áp tín ngưỡng tại Trung Quốc và tham gia vào các bộ phim nêu bật về nhân quyền.
Ana đã tham gia diễn xuất hơn 20 bộ phim và sản xuất truyền hình. Những bộ phim của cô đã nhận được giải Gabriel cho hạng mục Phim hay nhất, giải thưởng Cành cọ vàng tại liên hoan phim quốc tế Mexico. Ana cũng giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất với vai diễn trong bộ phim “Lưỡi dao rỉ máu” (The Bleeding Edge) tại Lễ trao giải Leo Awards 2016 được tổ chức tại Vancouver, Canada. Là một người mẫu, Ana xuất hiện trên khắp các sàn diễn quốc tế, trong đó bao gồm cả tuần lễ thời trang New York Fashion Week được tổ chức tại Waldorf – Astoria.
Tháng 5/2015, Anastasia Lin vinh hạnh đạt ngôi vị Hoa hậu Thế giới Canada và tiếp tục đại diện cho Canada tham dự Cuộc thi Hoa hậu Thế giới. Tuy nhiên, khi tìm cách bay từ Hồng Kông đến Trung Quốc để tham dự cuộc thi, Ana đã bất ngờ được thông báo rằng cô là “PNG – persona non grata” (nhân vật không được hoan nghênh). Chính phủ Trung Quốc đã không cho cô bất cứ lời giải thích nào mà chỉ nói: “Xin lỗi, cô không thể tới đây được”.
Anastasia Lin, hoa hậu duy nhất trong lịch sử bị tuyên bố không được hoan nghênh bởi một quốc gia. “Hỏi chính phủ Trung Quốc, sao lại không cho một hoa hậu nhập cảnh?”
“Đảng không muốn tôi về và khuyến khích người dân Trung Quốc cất tiếng nói, Đảng không muốn tôi về để mang lại hy vọng cho người dân. Đảng không muốn tôi về dù người Trung Quốc có thể thấy người con của họ trên màn ảnh và nói: ‘Có lẽ chúng ta không nên sợ hãi vì cô ấy không sợ hãi’”, cô nói.
Người thân bị đe dọa
Bố cô ở Trung Quốc bị đe dọa bởi lực lượng an ninh Quốc gia. Cô nhận được tin nhắn từ bố gửi bảo cô nên ngừng lên tiếng về nhân quyền, ông rất lo sợ và cô cảm thấy bị tổn thương.
Bố cô đã không nói chuyện với cô trong một thời gian dài, và có lúc cô tưởng bố mình không còn tự hào về mình nữa.
Sau đó, ông gửi cô một món quà, đó là một chiếc chìa khóa.
Ý nghĩa của nó là: “Họ không thể chia rẽ tình thương của một người cha dành cho con gái của mình. Sự quan tâm cha con ta dành cho nhau, họ không cách nào chia rẽ được”.
Chân tướng
“Trong sáu thập kỷ qua, Cộng sản Trung Quốc cố hết sức lực gieo rắc sợ hãi, hận thù trong tâm trí và tâm hồn người Trung Quốc.
Đảng khiến chúng tôi thù hận nhau. Đảng khiến chúng tôi tranh đấu nhau, giai tầng xã hội đấu đá nhau hủy hoại nền văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Nhưng có một sự thật Đảng không thể cướp mất và tôi biết nó vẫn ở trong tim con người Trung Quốc. Đến một ngày họ sẽ phát hiện ra, họ sẽ đối chất những tội ác mà Đảng cộng sản gây ra”.
Video: Câu Chuyện Cảm Động Của Hoa Hậu Anastasia Lin
TH sưu tầm và biên tập