Cao nhân tiết lộ Vân Nam là hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc?

04/07/18, 13:35 Khám phá sinh mệnh

Vân Nam chính là hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc. Tìm hiểu chúng ta có thể thấy, hai mươi triều tương ứng với hai mươi dân tộc thiểu số; một số triều đại tồn tại một lúc nhiều chính quyền, tương ứng một số dân tộc thiểu số ở Vân Nam cũng có nhiều chi hệ.

Cao nhân tiết lộ Vân Nam là hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc? - H1
. Vân Nam có dân số 44.150.000 người, diện tích 394.100 km². Thủ phủ của tỉnh này là thành phố Côn Minh. Vân Nam là nơi bắt nguồn của sông Hồng và sông Đà, sông Mê Kông cũng chảy qua Vân Nam. (Ảnh: wikipedia)

Tôi từng đọc qua một cuốn sách giới thiệu về văn hóa Tây Tạng, trong đó có đề cập đến một hiện tượng gọi là “Phục tàng”. Theo Phật giáo Tây Tạng, mỗi khi trong nhân gian có xuất hiện loạn lạc, họ sẽ đào và chôn một số thứ quan trọng xuống đất, sau khi hỗn loạn qua đi thì những thứ đó sẽ được đào lên.

Trong đó có một cách giấu rất đặc biệt, chính là lựa chọn một người thích hợp để cất giấu trong trí nhớ của họ. Được biết, có một số kinh thư hoặc những thứ quan trọng khác đều có thể được lưu trữ trong bộ nhớ của một người theo cách này, chờ đợi thời gian chín muồi sẽ đánh thức trí nhớ của người đó và truyền bá ra bên ngoài.

Vào những năm 1980, tôi cũng từng nghe bạn bè kể về một cô gái du mục ở Thanh Hải, sau khi mê man trong nhiều ngày liền, tự nhiên tỉnh dậy liền biết hát “Cách Tát Nhĩ Vương truyện” – bộ sử thi dài nhất thế giới kể về Quốc Vương Cách Tát Nhĩ, người có ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Tây Tạng. Người ta nói rằng cô ấy có thể hát nhiều câu chuyện hơn bất kỳ nghệ sĩ tại thế nào vào thời điểm đó. Câu chuyện về nữ nghệ sĩ này được cho là một ví dụ điển hình của câu chuyện “phục tàng” này.

Lúc ấy tôi nghe xong câu chuyện cảm thấy rất mới mẻ, trong lòng nghĩ rằng đó có thể là câu chuyện được biên soạn ra để tạo sự thần bí và thu hút. Không ngờ rằng trong một chuyến đi, tôi đã gặp một người vô cùng đặc biệt, đó chính là “cao nhân” mà chúng ta hay nói đến. Ông đã kể một câu chuyện về Vân Nam, khiến tôi nghe xong cảm thấy hơi mù mịt khó hiểu, nhưng câu chuyện đó để lại một ấn tượng rất sâu sắc với tôi. Cho đến nay, tôi cũng không thể xác minh được tính xác thực của câu chuyện, nhưng cũng không thể bác bỏ nó.

Ông nói rằng Vân Nam là một hình ảnh thu nhỏ của lịch sử Trung Quốc. Kỳ thực, lịch sử giống như một vở kịch vậy, và diễn biến của mỗi cảnh sẽ theo một quy luật riêng của nó. Mỗi triều đại là một phân cảnh, khi cảnh này diễn xong thì cảnh khác lại tới. Sau mỗi cảnh, đều lấy một phần tinh hoa để lưu làm một bản ghi chép lịch sử. Các phần ghi chép này đều tồn tại ở Vân Nam.

Cao nhân tiết lộ Vân Nam là hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc? - H2
Yunnan (Vân Nam) chính là hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Tôi hỏi ông có bằng chứng gì không? Ông nói rằng mỗi một dân tộc đại diện cho văn hóa của một triều đại ở trung nguyên. Trong lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc, đã từng xuất hiện hơn hai mươi triều đại chính yếu, thì tại Vân Nam cũng có hơn hai mươi dân tộc thiểu số; một số triều đại tồn tại một lúc nhiều chính quyền, tương ứng một số dân tộc thiểu số ở Vân Nam cũng có nhiều chi hệ.

Tôi hỏi lý do tại sao ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Vân Nam lại hoàn toàn khác với tiếng Trung, chúng có liên hệ với nhau như thế nào? Ông nói rằng ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau được sử dụng để đảm bảo rằng mỗi nền văn hóa của một triều đại không bị pha trộn bởi các nền văn hóa khác. Với sự ngăn trở của vô số ngọn núi lớn cùng dòng chảy xiết của Trường Giang và Hoàng Hà, để đảm bảo người và vật vẫn giữ được diện mạo ban đầu mà không bị lai tạp.

Tôi lại hỏi: “Vậy thì tại sao bây giờ không còn phong bế nữa, các con đường đều có thể thông đến mọi ngõ ngách, tiếng Trung cũng đã trở thành ngôn ngữ thông dụng, thậm chí một số ngôn ngữ của dân tộc thiểu số cũng đang bắt đầu biến mất?”

Ông nói rằng hiện tại đã là thời cơ chín muồi, đây là thời điểm thích hợp để những văn hóa này được tái hiện trở lại. Những nền văn hóa dân tộc thiểu số này sẽ sớm được tái hòa nhập vào dòng chảy của văn hóa dân tộc Trung Quốc và sẽ mang đến một màu sắc hoàn toàn mới. Các ngôn ngữ thiểu số đã biến mất, và tiếng Trung đã trở thành một ngôn ngữ phổ biến ở Trung Quốc như một điều tất yếu. “Sự thật là tiếng Trung sẽ dần dần lan rộng ra toàn thế giới và trở thành ngôn ngữ thế giới trong tương lai gần thôi. Lúc đó, con người sẽ chỉ có một thứ ngôn ngữ. Đây là do quy luật lịch sử đã quyết định”, ông nhấn mạnh.

Tôi hỏi tiếp: “Vậy tại sao mối quan hệ của Vân Nam với trung nguyên trong lịch sử vẫn không chặt chẽ, mà sau triều đại nhà Nguyên, Vân Nam mới trở thành một phần ổn định của Trung Quốc?”.

Ông nói: “Đó là bởi vì nếu nó được sáp nhập vào Trung Quốc quá sớm, thì sẽ nhanh chóng bị đồng hóa, giống như Tứ Xuyên vậy, không thể giữ gìn được một số điểm đặc biệt. Nhưng nếu mà sáp nhập quá muộn, thì lại không thể phổ biến văn hóa Hán, Vân Nam sẽ không thể tái hòa nhập vào dòng chảy văn hóa Trung Hoa lúc cần thiết được”.

Tôi có thể hiểu được ông đang nói về điều gì, nhưng tôi không rõ lắm ông dựa vào đâu mà nói như vậy, không biết có căn cứ gì không. Quy luật lịch sử mà ông nói dường như cũng khác với những điều được dạy trong sách giáo khoa ở trường học. Chỉ có thể lưu lại đây để sau này xác minh.

Tuy nhiên, những lời nói của ông cứ khiến tôi phải suy nghĩ. Dân tộc thiểu số Vân Nam được biết là có truyền thuyết di cư đến từ phía Bắc. Chẳng hạn như các dân tộc người Di, Nạp Tây, Cảnh Pha, Miêu… Đặc biệt là dân tộc Miêu, từ lịch sử rất lâu được ghi chép là một dân tộc ở Trung nguyên. Một số nhóm dân tộc có thể có nguồn gốc liên quan với nhau.

Chẳng hạn như dân tộc Cảnh Pha, tự xưng là “Bào Cơ”, cùng thuộc thị tộc họ Cơ với dân tộc Chu. Cây trượng của vua Cảnh Pha có 9 đốt, phù hợp với khái niệm “Cửu ngũ chi tôn” trong văn hóa Chu. Trong quá trình di cư, dân tộc Cảnh Pha thường đặt tên cho các vùng đất mới theo tên các địa danh từng ở của tổ tiên, tham khảo các địa danh hiện tại người Cảnh Pha đang sinh sống, có thể thực sự quay trở lại các nơi mà khi xưa tổ tiên của họ đã từng ở trong những cuộc di trú.

Cao nhân tiết lộ Vân Nam là hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc? - H3
Dân tộc Cảnh Pha, tự xưng là “Bào Cơ”, cùng thuộc thị tộc họ Cơ với dân tộc Chu. (Ảnh: Internet)

Dân tộc Nạp Tây thì không chỉ là tộc người từ phương Bắc di trú đến đây, trong thời Dân Quốc họ cũng liên tục đưa linh cữu của những người đã mất đi về phía Bắc, và sau đó chôn cất các phần mộ theo phong tục xưa. Âm nhạc cổ của người Nạp Tây hầu hết đều là nhạc cung đình và nhạc hang động.

Dân tộc Bạch ở Đại Lý, theo khảo sát và xác minh của một số kiến ​​trúc sư, thì Đại Lý là nơi cư trú điển hình của người dân triều đại nhà Tống. Từ đó có thể thấy rằng, dân tộc thiểu số ở Vân Nam có gắn bó chặt chẽ với người trung nguyên.

Nói từ góc độ khác, Vân Nam có 26 cộng đồng sinh sống, trong khi toàn đất nước Trung Quốc có 56 dân tộc, tức Vân Nam chiếm 46% tổng số các dân tộc. Vân Nam có đủ các kiểu địa hình địa mạo đặc trưng của địa hình Trung Quốc, chẳng hạn như núi, hẻm núi, lưu vực, đồng bằng. Đặc biệt, địa hình Vân Nam có rất nhiều núi, giống như cảnh quan tổng thể của Trung Quốc cũng toàn là núi.

Vân Nam cũng có đủ các loại hình khí hậu, đại diện cho các loại khí hậu của Trung Quốc. Chẳng hạn như khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, hàn đới của Trung Quốc đều có thể được tìm thấy ở Vân Nam. Có một nhà sinh thái học nói với tôi rằng, có hơn 90% các kiểu hệ sinh thái trên toàn quốc, riêng ở Vân Nam đã có hơn 50% các loài thực vật và động vật. Thậm chí 83% tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc đều có thể tìm thấy ở Vân Nam.

Lãnh thổ Vân Nam chỉ chiếm 4% diện tích đất liền của Trung Quốc. Nhưng xét về mọi khía cạnh, Vân Nam thực sự giống như một hình ảnh thu nhỏ của đất nước Trung Quốc vậy!

Tuệ Tâm, theo Secretchina

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x