Cảnh sát Mỹ chấp pháp quá mức có phải là “Kỳ thị chủng tộc có tính hệ thống”?
Gần đây, sự kiện cảnh sát người da trắng có hành vi bạo lực khi thực thi pháp luật gây ra cái chết cho một người da đen, đã làm bùng phát các cuộc biểu tình quy mô lớn trên khắp nước Mỹ. Việc này lại làm dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt về nạn phân biệt chủng tộc. Nhiều người chỉ trích nước Mỹ vẫn luôn tồn tại “kỳ thị có tính hệ thống” đối với người da đen.
Tổ chức dân sự Mỹ “bản đồ bạo lực cảnh sát” (Mapping Police Violence) đã đăng thông tin trên trang web của mình nói rằng, từ năm 2013 đến 2019, có khoảng 1.100 người chết hàng năm ở Hoa Kỳ do bạo lực cảnh sát, trong đó người da đen chiếm 24% (người da đen chiếm 13% toàn bộ dân số Hoa Kỳ) và có đến 99% trường hợp trong số này, cảnh sát liên quan không bị xử lý với bất kỳ tội danh nào.
Chỉ nhìn vào những thống kê này, người ta có thể kết luận rằng người Mỹ da đen bị kỳ thị chủng tộc một cách có hệ thống. Nhưng câu hỏi đặt ra là, tại sao đại đa số các sĩ quan cảnh sát có liên quan không bị xử phạt? Ai đã tuyên bố vô tội đối với những cảnh sát giết người da đen đó?
Câu trả lời là bồi thẩm đoàn. Ở Hoa Kỳ, những vụ án như này sẽ do bồi thẩm đoàn phán quyết là có tội hay vô tội.
Tại sao bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết vô tội?
Chúng ta đều biết rằng ở Hoa Kỳ, một mặt luật pháp nghiêm cấm cảnh sát nổ súng tùy tiện, có những quy định rất nghiêm ngặt về mức độ bạo lực mà cảnh sát được sử dụng trong quá trình thực thi pháp luật, mặt khác, vì tính chất đặc biệt của nghề cảnh sát, trong trường hợp để khắc chế sự chống cự của tội phạm, luật pháp cũng đồng ý cảnh sát có thể sử dụng bạo lực cần thiết, và cũng có thể nổ súng trong tình huống nguy cấp.
Ở đây, luật pháp chỉ có thể đưa ra các luật lệ theo tính nguyên tắc, còn trên thực tế có muôn vàn trường hợp cụ thể và cũng dựa theo sự phán xét chủ quan của cảnh sát viên khi làm nhiệm vụ.
Vậy nên có thể xảy ra tình huống như sau, cảnh sát khi làm nhiệm vụ đã áp dụng mức độ bạo lực rất cao để khiến tội phạm không thể kháng cự, nhưng thực tế thì không cần thiết, là bạo lực quá mức; một số cảnh sát làm nhiệm vụ nghĩ rằng họ đã gặp phải tình huống nghiêm trọng, mối nguy hiểm cận kề, vì vậy mới nổ súng, nhưng thực tế mối nguy hiểm này không tồn tại, nhưng súng thì đã bắn rồi, đã gây ra thương vong cho người vô tội.
Tất nhiên, cũng có trường hợp một số sĩ quan cảnh sát cố tình sử dụng bạo lực quá mức, hoặc biết rằng tình hình không quá nguy hiểm, nhưng vẫn cố tình nổ súng.
Tại tòa, các cảnh sát liên quan thường tự biện hộ cho mình theo cách này. Họ nhấn mạnh rằng trong hoàn cảnh lúc đó, họ cho rằng đối phương có sự chống trả quyết liệt, vì vậy họ đã sử dụng mức độ bạo lực rất cao. Trong trường hợp cảnh sát bắn chết nghi phạm, họ sẽ lại nhấn mạnh rằng họ nghĩ bản thân đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng, vậy nên mới nổ súng.
Sau đó thì hoàn toàn phụ thuộc vào phán xét của bồi thẩm đoàn. Nếu các bồi thẩm viên đồng ý với sự giải thích của cảnh sát, đặt mình vào địa vị của phía cảnh sát, thay đổi cách suy nghĩ, cảm thấy rằng trong trường hợp đó, cảnh sát đã có lý do để đưa ra phương án giải quyết như vậy, thì bồi thẩm đoàn sẽ phán quyết vô tội đối với viên cảnh sát có liên quan.
Nếu các bồi thẩm viên không chấp nhận lời giải thích của cảnh sát có liên quan, thì sẽ phán quyết có tội. Nếu như trong hầu hết các trường hợp trước đây, cảnh sát có liên quan đều được phán quyết vô tội, thì đều là do các bồi thẩm viên đã chấp nhận cách giải thích của viên cảnh sát đó. Cùng với đó là nguyên tắc suy đoán vô tội, khi các bồi thẩm viên nghĩ rằng họ không thể xác định tội danh, họ cũng sẽ đưa ra phán quyết vô tội.
Vậy thì, liệu bồi thẩm đoàn có những thành kiến chủng tộc, từ đó đưa ra những quyết định sai lầm hay không? Cũng không thể loại trừ khả năng này nhưng khả năng này khó xảy ra. Bởi vì 12 bồi thẩm viên được công dân lựa chọn ngẫu nhiên, và do thẩm phán, luật sư bào chữa, công tố viên cùng nhau đàm phán và đưa ra quyết định, hơn nữa bồi thẩm đoàn chỉ có thể đưa ra phán quyết khi tất cả các thành viên đều tán thành, ngay cả khi chỉ một người phản đối thì cũng không được.
Nếu nói 12 bồi thẩm viên được lựa chọn ngẫu nhiên đồng thời được nạn nhân chấp thuận, ai ai cũng kỳ thị người da đen, thiên vị cảnh sát người da trắng, khả năng này có thể xảy ra, nhưng thực sự rất nhỏ。
Công bằng mà nói, hệ thống bồi thẩm đoàn có thể nói là hệ thống tốt nhất mà nhân loại có thể nghĩ ra cho đến nay, để áp dụng ở những nơi mà mối quan hệ chủng tộc tương đối phức tạp. Theo hệ thống này, các phán quyết mang tính phân biệt chủng tộc vẫn có thể xảy ra, nhưng để nói liệu có sự “Kỳ thị chủng tộc mang tính hệ thống” hay không, tôi nghĩ rằng điều đó là không thể.
Tác giả: Hồ Bình
Minh Huy (Theo Epoch Times)
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT Tinhhoa.net)