Cận cảnh Văn Miếu gần 300 tỷ tại Vĩnh Phúc
ANTT.VN – Đầu tư 270 tỷ, Văn Miếu của tỉnh Vĩnh Phúc được xây dựng trên lô đất có diện tích 4,2ha làm nơi lưu giữ văn hóa.
Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc được khởi công xây dựng vào ngày tại khu gò Cháo, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016. Văn Miếu có diện tích 4,2ha, bao gồm các hạng mục chính: Tứ trụ, Cầu đá, Nghi môn, Nhà che bia tổng, Hồ Thiền Quang, Nhà bia hai bên Tả-Hữu, Đại thành môn, Gác chuông, Gác trống, Nhà tả vu-hữu vu, Sân hành lễ, Đền thờ chính, Đại bái, Hậu cung, Nhà làm việc Ban quản lý, hệ thống hạ tầng và sân vườn… Công trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 270,9 tỷ đồng.
Phối cảnh Văn Miếu Vĩnh Phúc Trong lịch sử khoa cử Việt Nam kể từ khoa thi đầu tiên vào năm Ất Mão dưới triều Vua Lý Nhân Tông (1075) đến khoa thi kết thúc dưới Triều Nguyễn – Khải Định (năm Kỷ Mùi – 1919), tỉnh Vĩnh Phúc có 98 vị khoa bảng hàng Đại khoa (danh hiệu từ Phó bảng đến Trạng nguyên), đóng góp tích cực trong quá trình chấn hưng văn hóa dân tộc làm rạng danh truyền thống quê hương. Với những tên tuổi tiểu biểu: Phạm Công Bình, người huyện Yên Lạc đỗ đệ nhất giáp khoa thi Giáp Thìn năm 1124 (Triều Lý) làm quan đến chức Thái úy; Triều Trần có Đào Sư Tích, người xã Lý Hải, huyện Yên Lãng đỗ Trạng Nguyên khoa thi Giáp Dần năm 1374, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển; Thời Lê sơ có Triệu Thái, người xã Hoàng Trung, huyện Lập Thạch đỗ đầu khoa Minh Kinh năm 1429, làm quan đến chức Thị ngự sử, ông tham gia biên soạn bộ Quốc triều hình luật dưới triều Vua Lê Thánh Tông (1467-1490). Tiếp theo truyền thống hiếu học của cha ông ta, những người con của quê hương Vĩnh Phúc đỗ đạt xuất hiện ngày càng nhiều. Sau hơn 2 năm thi công, đến nay Văn Miếu Vĩnh Phúc đã xây xong một số hạng mục quan trọng.
Hào sâu phía trước khu Văn Miếu
Khu Văn Miếu từ cổng chính đi vào
Hậu cung khu Văn Miếu
Toàn thể Văn Miếu Vĩnh Phúc nhìn từ Quốc lộ 2 Linh Anh – Thu Trang |
Theo Báo An ninh tiền tệ