Cận cảnh những “khu phố Hàn Quốc” giữa lòng Thủ đô

03/03/15, 02:40 Tin Tổng Hợp

Nếu lần đầu đặt chân đến những con phố như Đỗ Quang, Nguyễn Thị Thập, Hoàng Ngân…, có lẽ nhiều người sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi thấy mình như đang lạc vào “một Seoul thu nhỏ” giữa lòng Hà Nội.

Thiên đường “nhậu nhẹt” đồ cay, nóng
Mấy năm gần đây, việc thắt chặt ngoại giao giữa hai nước Việt – Hàn đã khiến lượng người Hàn sang Việt Nam định cư tăng mạnh. Theo thống kê từ Bộ Ngoại giao và Ngoại thương Hàn Quốc, trong vòng hơn một thập kỷ qua, số kiều dân của họ tại Việt Nam đã tăng khoảng 50 lần.
Khu đô thị The Manor ở Mỹ Đình là nơi tập trung rất nhiều người Hàn sinh sống và làm việc.

Ở Hà Nội, người Hàn Quốc thường sống tập trung ở các khu đô thị sầm uất, trong đó đông nhất là khu vực Trung Hòa – Nhân Chính, Mỹ Đình – Sông Đà.
Vì có nhiều người Hàn tập trung sinh sống nên các loại dịch vụ phục vụ nhu cầu của họ do người Việt mở ra cũng mọc lên như nấm sau mưa. Đi dọc những con phố này, các cửa hàng bao giờ cũng căng đầy biển hiệu tiếng Hàn. Thông thường, phần chữ Hàn được in đậm, to và rõ hơn tiếng Việt. Cái tên khu phố Hàn cũng từ đó mà ra đời.

Các tuyến phố quanh khu vực Trung Hòa – Nhân Chính, nơi được mệnh danh là phố Hàn Quốc luôn nổi bật với các biển hiệu toàn tiếng Hàn.

Nhắc đến dịch vụ dành cho người Hàn ở đây thì đủ cả, nào là nhà hàng, siêu thị, quán ăn, massage, làm đẹp cho đến giáo dục, y tế, bất động sản… Tuy nhiên, phong phú nhất vẫn là các dịch vụ ăn uống, nhậu nhẹt.
Ông Park Doong Sik, một người Hàn sống trên phố Hoàng Ngân chia sẻ: “Người Hàn rất chịu chi tiền vào các dịch vụ như ăn uống, vui chơi, giải trí. Sau giờ làm việc, đàn ông thường thích đi nhậu và đôi lúc họ ngồi lại quán nhậu đến khuya”.

Nhà hàng, quán ăn theo phong cách Hàn Quốc mọc lên khắp nơi, chủ yếu là do người Việt mở.

Tuy nhiên, đa số người Hàn Quốc dù đã định cư lâu năm ở Hà Nội nhưng vẫn không quen với ẩm thực Việt Nam. Họ thường thích các món ăn Hàn với vị cay, nóng. Nắm bắt tâm lý này, các nhà hàng ở đây thường bán đủ các loại đồ ăn nổi tiếng của xứ sở kim chi như Kimbab, Tokbokki, bánh cá, miến trộn, mì đen, rượu sochu…
Nhiều người trẻ Hà thành mê văn hóa Hallyu cũng thường mách nhau muốn ăn đồ Hàn ngon thì phải tìm đến hẳn khu phố Hàn này để thưởng thức. Các nhà hàng ở đây dù phần đa là do người Việt mở nhưng hầu như đều thuê đầu bếp người Hàn về làm việc. Vì thế, hương vị món ăn bao giờ cũng đúng chuẩn Hàn Quốc.
Chị Nguyễn Thanh Thu, chủ một quán lẩu nướng trên đường Hoàng Ngân cho biết, thực khách người Hàn khá khó tính và thường chỉ ưa chuộng đồ ăn của đất nước họ. Vì thế, chị phải tìm thuê một đầu bếp chính gốc Hàn với giá không hề rẻ để làm ra các món ăn đúng chuẩn Hàn Quốc.
“Ẩm thực của người Hàn khá cầu kỳ. Muốn nấu ngon thì phải là những đầu bếp người Hàn giỏi. Từ khi thuê đầu bếp người Hàn về làm, quán tôi đông khách hơn trước rất nhiều” – chị Thu cười.
Ngoài các món ăn Hàn Quốc, nhiều người Hàn cũng rất thích một vài món của Việt Nam như bún chả, phở và cơm rang dưa bò. Chỉ riêng trên phố Nguyễn Thị Thập đã có gần chục cửa hàng bún chả nằm san sát nhau, căng đầy chữ tiếng Hàn. “Nếu mặc áo thân dài, quần bó và tóc sáng màu bước vào quán, nhân viên sẽ chào hỏi ngay bằng tiếng Hàn. Phong cách phục vụ ở mấy quán này hết sức nhanh nhẹn, chu đáo và ai ai cũng thạo tiếng Hàn” – Nguyễn Thị Hằng, sinh viên khoa tiếng Hàn, Đại học Hà Nội, thực khách của một quán bún chả trên đường Nguyễn Thị Thập nói nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Long, chủ một hàng bún chả ở đây cho biết: “Nói là bún chả thôi nhưng pha trộn nhiều lắm, thường là nước chấm cay, bớt chua và nhạt hơn, thậm chí thịt nướng cũng trộn thêm ớt bột để phù hợp với khẩu vị của người Hàn Quốc”.
Anh Lee Dong Suck, nhân viên công ty Emmanuelle Accounting Corporation, sang Việt Nam được 2 năm, tâm sự: “Thời gian đầu mới sang Việt Nam tôi chẳng ăn được gì, toàn phải vào nhà hàng Hàn Quốc. Bây giờ thì bớt hơn. Tôi có thể ăn được một số món Việt như bánh mỳ kẹp, phở hoặc bún chả nhưng thấy bún chả vẫn là món ngon nhất ở Hà Nội”.
Không chỉ chuộng đồ ăn của nước mình, người Hàn còn rất thích tiêu dùng các loại sản phẩm do nước họ sản xuất hoặc nhập khẩu. Ở khu phố Hàn, những siêu thị Hàn Quốc mọc lên rất nhiều, tạo lập thành một hệ thống riêng, tiêu biểu nhất là K-Mart, và Ace Mart. Những thứ có thể mua ở Việt Nam với giá rẻ như kem, bàn chải đánh răng, khăn mặt…. người Hàn vẫn chọn mua sản phẩm do đất nước họ làm ra.
Rất nhiều siêu thị Hàn được mở ra để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Hàn.

Bà Nguyễn Thị Hoa, nhân viên tại siêu thị K-Mart chia sẻ: “Người Hàn sính nội và quan tâm hàng có nhãn mác hơn. Họ sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để mua đúng đồ của nước mình làm ra”. Ở siêu thị K–Mart, ngay đến cải thảo, cà chua, tỏi khô cũng dán nhãn Hàn Quốc.
Người Hàn thích dùng đồ của nước mình dù cho nhiều mặt hàng có thể mua được ở Việt Nam với giá rẻ.


Nhiều mặt hàng rau củ có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi cũng được các siêu thị dán nhãn Hàn Quốc.

Tác phong kiểu Hàn
Cuộc cống ở những khu phố này thường rất nhộn nhịp, hối hả, đúng với tác phong công nghiệp ở Hàn Quốc.

Theo bà Lê Thị Ngọc, một người phụ nữ lấy chồng Hàn sống trên phố Đỗ Quang, nếp sống, nét văn hóa ở đây luôn mang đậm chất Hàn Quốc. “Ăn uống, tiêu dùng toàn là đồ Hàn và mọi người (dù là người Việt) cũng giao tiếp, làm việc theo phong cách Hàn Quốc” – bà Ngọc nói.
Bà Ngọc cho biết, những người dân ở khu phố này nói chung và người Hàn Quốc nói riêng thường có tác phong nhanh nhẹn, cẩn thận trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. “Người Hàn rất đúng giờ, trọng chữ tín và nóng tính, việc gì không thuận là họ nói ngay. Qua tiếp xúc, tôi tự thấy những ai làm việc với người Hàn nhiều đều ít nhiều chịu ảnh hưởng phong cách của họ” – bà Ngọc nói thêm.
Chồng bà Ngọc là ông Kim Hee Jung, một doanh nhân và ông rất coi trọng việc đúng giờ. Ngay cả trong sinh hoạt đời thường, ông cũng luôn giữ thói quen đó. Có lần ông hẹn cháu họ của bà Ngọc đi ăn và tiện bàn chuyện công việc nhưng vì tắc đường, người cháu đến trễ nửa giờ. Kết quả là ông Kim đã bỏ về trước.
“Ông ấy nói mình từng rèn luyện trong quân đội và quen với sự nghiêm khắc. Bất kể lý do gì, bất kể là ai, việc đến trễ 30 phút là điều không thể chấp nhận. Không chỉ có ông ấy, hầu hết người Hàn là vậy. Họ rất quý thời gian” – bà Ngọc nói. Theo bà, những nếp sống tích cực ấy lâu dần cũng ảnh hưởng đến bà và nhiều người làm việc cùng ông Kim.

Để tiết kiệm thời gian, nhiều người Hàn chọn cách đi siêu thị 1 lần/tuần, mua nhiều đồ ăn để tích trữ”, annh Lee Dong Suck nói.

Dù có thái độ sống hòa nhã, lịch thiệp nhưng người Hàn Quốc ở Việt Nam thường khá kín đáo và “khép mình” trong những cộng đồng riêng lẻ. Ông Park Doong Sik, cho biết: “Tôi thích tiếp xúc với người Hàn vì chúng tôi có nhiều điểm chung (cười). Chúng tôi sinh hoạt trong những CLB người Hàn, điều ấy làm tôi cảm thấy mình không hề cô đơn khi sang việt Nam, cộng đồng người Hàn ở đây rất vững mạnh”.
Tuy nhiên, ông Park cũng lý giải thêm, sự bất đồng ngôn ngữ chính là nhân tố then chốt gây cản trở đến sự kết nối giữa người Việt Nam và Hàn Quốc.
Dù chưa thực sự hòa nhập với cuộc sống ở Việt Nam nhưng đa số người Hàn đều khá hài lòng với cuộc sống của mình. “Tôi thấy Hà Nội rất yên bình, thân thiện nên tôi rất hài lòng. Có lẽ lâu dần, tôi sẽ nói tiếng Việt tốt hơn hoặc ăn được nhiều món Việt hơn” – anh Lee Dong Suck cười, nói.

Theo Kênh 14

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x