Cảm ơn những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam

24/05/15, 08:02 Tin Tổng Hợp

TP – Tiếp tục hoạt động trong chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chiều 23/5, tại Hà Nội, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-Moon đã dự hội nghị đánh giá kết quả một năm Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình (GGHB) LHQ, do Bộ Quốc phòng tổ chức.

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-Moon cùng các lãnh đạo, sỹ quan Bộ Quốc phòng và Trung tâm GGHB Việt Nam. Ảnh: Ông Quốc Chính

Tham dự hội nghị còn có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; lãnh đạo, đại biểu nhiều bộ, ban, ngành quan trọng; Đại sứ, Tùy viên Quốc phòng các nước tại Việt Nam. Dịp này, Bộ Quốc phòng công bố dự án xây dựng Trung tâm GGHB Việt Nam, trên diện tích 7 ha, với tổng đầu tư gần 216 tỷ đồng.

Tại hội nghị, ông Ban Ki- Moon đánh giá rất cao những cam kết mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo Việt Nam đối với hoạt động GGHB của LHQ. Những hoạt động mà Việt Nam đã và đang thực hiện khi tham gia lĩnh vực này đã thể hiện những cam kết của Việt Nam đối với thế giới. Và LHQ rất tự hào về sự tham gia đầy trách nhiệm của Việt Nam tại các diễn đàn thế giới.

Cũng theo Tổng Thư ký LHQ, Asean là một khu vực đóng góp rất nhiều vào hoạt động GGHB của LHQ, trong đó có sự đóng góp của Việt Nam. Văn phòng GGHB LHQ sẵn sàng hỗ trợ và luôn bên cạnh Việt Nam. Đồng thời, ông Ban Ki-Moon bày tỏ hy vọng với sự quan tâm, tiếp tục giúp đỡ Việt Nam của LHQ và các nước, Trung tâm GGHB Việt Nam sẽ đào tạo thêm nhiều nhân viên có năng lực và nhiệt tình để có thể tiến xa hơn trên con đường chia sẻ trách nhiệm và cam kết mạnh mẽ hơn để tạo nên một thế giới hòa bình hơn.

“Tôi đã nhìn thấy tương lai xán lạn của Việt Nam trong việc tham gia hoạt động GGHB của LHQ. Tôi chỉ có thể dùng từ tuyệt vời khi nhìn thấy hoạt động của các nhân viên Việt Nam tại các phái bộ GGHB của LHQ. Xin cảm ơn về những cam kết mạnh mẽ và vai trò của các nhà lãnh đạo Việt Nam”, ông Ban Ki-Moon nói.

Thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá, tiếp nối việc đảm nhiệm thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ (2008-2009), việc Việt Nam chính thức tham gia hoạt động GGHB của LHQ đánh dấu bước chuyển quan trọng về tư duy cũng như kết quả của quá trình chuẩn bị điều kiện vật chất cần thiết để khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng cùng các nước tham gia gánh vác sứ mệnh cao cả của LHQ trong duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Theo ông Phạm Bình Minh, Việt Nam đánh giá cao vai trò quan trọng của LHQ suốt 70 năm qua trong việc giải quyết nhiều cuộc xung đột, góp phần tích cực vào việc duy trì và bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế; trong đó có việc triển khai các hoạt động GGHB ở nhiều khu vực trên thế giới.

“Thành công đó gắn liền với việc thực hiện nghiêm túc các mục tiêu của Hiến chương LHQ, tuân thủ các nguyên tắc của hoạt động GGHB là phải có sự nhất trí của các bên liên quan. Vô tư, không thiên vị, chỉ sử dụng vũ lực để phòng vệ và là biện pháp cuối cùng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Việt Nam hoàn toàn ủng hộ những mục tiêu, nguyên tắc này và sẵn sàng đóng góp tích cực hơn cho các mục tiêu đó”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói.

Tổng thư ký LHQ:

Mong ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được COC

Ngày 23/5, tại Hà Nội, trong buổi hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon bày tỏ mong muốn ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trao đổi với Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon về tình hình, diễn biến căng thẳng gần đây tại biển Đông, đề nghị LHQ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các nước giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế.

Tổng thư ký LHQ bày tỏ lo ngại các tranh chấp trên biển Đông hiện nay đang làm gia tăng căng thẳng ở khu vực. Ông Ban Ki-moon nói rằng, LHQ sẵn sàng hỗ trợ việc thúc đẩy giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan theo hướng sử dụng các biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, mong ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được COC.

Thu Loan

Theo Tiền Phong

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x