Cảm ơn chim chóc và ong bướm cho những bữa ăn ngày lễ

27/11/14, 16:52 Trung Quốc

Bắt nguồn từ lòng biết ơn cho một vụ mùa bội thu, Lễ Tạ Ơn là một ngày sum vầy bên những bữa ăn hoành tráng của người Mỹ.

“Có chim chóc và ong bướm, chúng ta có tất cả”.

Đây cũng là lúc cuốn sổ ghi công thức nấu ăn của bà bấy lâu bị bỏ quên nay được dòm ngó hay ai đó lại đến chợ rau tươi tìm nguyên liệu chuẩn bị cho món đậu và bánh bí ngô. Đối với nhiều người, Lễ Tạ Ơn là ngày lễ quan trọng và thuần khiết nhất trong tất cả các ngày lễ bởi lẽ nó không mang những tì vết do sự thương mại hóa, vốn là điều đang làm lu mờ ý nghĩa của dịp Giáng sinh và những ngày lễ khác.

Tuy nhiên, đằng sau tất cả, nguồn thực phẩm dồi dào mà chúng ta tận hưởng và hàm ơn, đang phải chịu nguy khốn bởi dòng thuốc trừ sâu có tên gọi là neonicotinoid hay “neonic”. Lần đầu tiên được giới thiệu tại Mỹ năm 1994, neonic nhanh chóng trở thành loại thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi nhất trên Trái đất, bao phủ ⅔ vùng đất canh tác thế giới. Hầu như tất cả bắp ngô của Mỹ đều sinh trưởng từ những hạt giống chứa neonic, và không chỉ bắp ngô mà cả ngũ cốc khác cùng trái cây, rau quả cũng chịu chung số phận.

Điều không may là loại thuốc trừ sâu này tiêu diệt luôn cả chim chóc, những chú ong, thậm chí cả dơi và động vật hoang dã khác.

Như vậy, chúng trực tiếp đe dọa đến bữa ăn trong ngày lễ Tạ Ơn, tiêu diệt những “trợ thủ đắc lực của mùa màng” vốn có khả năng thụ phấn cho hàng trăm vụ mùa tạo ra gần ⅓ lượng thực phẩm chúng ta ăn.

Chỉ một lượng rất nhỏ cũng đủ để giết lũ ong. Lượng neonic chỉ trong một hạt giống ngô có thể gây ra cái chết cho hơn 80.000 con ong. Những chú ong có khả năng chống chọi sẽ phải đối mặt với tác động khác như suy giảm trí nhớ, có vấn đề về hệ miễn dịch, chậm phát triển, và giảm năng lực tìm kiếm thức ăn. Những tác hại này chẳng khác nào bản án tử dành cho tổ ong chúa.

Lo ngại về tác động này lên lũ ong, năm 2013, Viện bảo tồn Điểu cầm của Mỹ đã tổng kết 200 nghiên cứu với 2.800 trang tài liệu nghiên cứu mà viện có được nhờ vào đạo luật Tự do Thông tin. Theo kết quả đánh giá của nghiên cứu này, neonic tiêu diệt loài chim hết sức hiệu quả. Một hạt ngô chứa neonic có thể giết chết một chú chim nhỏ. Và chỉ 1/10 lượng chất này trong hạt ngô mỗi ngày vào mùa sinh sản cũng có thể làm giảm đáng kể lượng dân số của thế hệ tiếp theo.

Báo cáo của ABC cũng cho thấy, côn trùng dưới nước, nguồn thức ăn quan trọng cho những loài chim ăn sâu bọ như én, nhạn,… cũng đang có dân số ngày càng suy giảm. Vậy thì có thể kết luận, hàm lượng hóa chất này trong môi trường thủy sinh có khả năng tiêu diệt cả nguồn động vật làm thức ăn cho chim.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan đăng trên tạp chí Nature cho thấy, hàm lượng cao thuốc trừ sâu trong lớp nước mặt có thể làm suy giảm mạnh mẽ dân số loài chim. Bảng phân tích tổng hợp năm 2014 của Task Force về Thuốc trừ sâu đánh giá trên 800 nghiên cứu đã khẳng định sự gia tăng không ngừng của các hậu quả không mong muốn này.

Cách mạng công nghệ hạt giống

Từ năm 2006, ong mật chết với một tốc độ đáng kinh ngạc. Các nhà khoa học đã đặt tên cho cuộc khủng hoảng này Rối loạn sụt giảm bầy đàn (Colony Collapse Disorder – CCD) bởi vì tất cả những gì còn lại ở của tổ ong là những con ong chúa vô dụng khi 100.000 ong thợ rời tổ và chết. (Ảnh inhabitat.com)

Neonic là một phần của cách mạng công nghệ hạt giống đã tạo nên chuyển biến cho nền nông nghiệp Hoa Kì những năm gần đây. Các tập đoàn lớn chuyên kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp như Monsanto, DuPont, and Syngenta kiểm soát thị trường thương mại công nghệ sinh học hạt giống. Họ tẩm lên hạt giống bằng neonic và xử lý chúng với kỹ thuật gen phục vụ cho các mục đích như tạo ra khả năng miễn dịch với thuốc diệt cỏ Roundup, giúp nông dân sử dụng lượng lớn loại thuốc này mà không ảnh hưởng đến sản lượng mùa vụ.

Đối với nhiều loại nông sản như ngô và cải dầu, gần như không thể tìm thấy được loại hạt giống nào chưa qua xử lý trên thị trường. Những nỗ lực nhằm làm sạch và tái sử dụng loại hạt giống từ các năm trước đó khiến nông dân phải đối mặt với kiện cáo của liên đoàn luật sư ngành.

Bằng việc tẩm lên hạt giống loại thuốc trừ sâu thấm dần vào trong, hạt giống tẩm hóa chất này đã thay đổi phương thức canh tác tại Mỹ. Việc xử lý hạt với neonic mới chỉ là đòn phủ đầu, những loại hóa chất này bao phủ toàn bộ đất canh tác ngay cả khi chẳng có sự xuất hiện của loài sâu bọ nào trong bán kính 100 dặm. Tác động xấu xuất hiện khi việc này đi ngược lại phương thức quản lý sâu hại nói chung, phương thức này vốn cho rằng kiểm soát sâu hại là làm hết mức có thể để tránh bùng phát dịch hại và chỉ sử dụng hóa chất thông thường như một phương sách bất khả kháng.

Một nghịch lý nữa là, dù được sử dụng rộng rãi nhưng lại có rất ít bằng chứng cho thấy neonic thực sự tăng năng suất cây trồng. EPA đã công bố phân tích sản lượng đậu nành vào ngày 16/10 cho thấy, “trữ lượng đậu nành không tăng lên dù hầu hết đều sử dụng hạt giống xử lý neonic khi đem so sánh với trữ lượng hạt không sử dụng thuốc”.

Các nghiên cứu trên ngô, cải dầu và các loại nông sản khác cũng cho kết quả tương tự. Điều này cho thấy, người nông dân phải chi trả cho những chi phí không đáng trong khi người nuôi ong lại phải chịu đựng việc nhìn thấy lũ ong chết dần cùng chim chóc, bướm và sinh vật hoang dã khác. Lợi ích duy nhất trong việc này là khoản lợi nhuận kếch xù chạy vào túi các tập đoàn kinh doanh công nghệ sinh học đa quốc gia.

Một điều không kém phần vô lý khác nữa là, mặc dù neonic được dùng cho hàng triệu héc-ta đất nông nghiệp tại Mỹ nhưng EPA lại không yêu cầu bất kì việc đăng kí xử lý hạt bằng neonic cũng như không có bất kì biện pháp xử lý sai phạm khi sử dụng chất này.

Chỉ có 5 đến 10% thành phần phát huy tác dụng trên tổng hàm lượng hóa chất có trong hạt được cây hấp thụ. Trong khi đó, phần còn lại phát tán trong suốt quá trình trồng trọt cơ giới và lũ ong là đối tượng hứng chịu trực tiếp, hay cũng có thể phần này sẽ thấm vào đất và đi vào tầng nước ngầm. Thất bại của EPA trong việc đòi hỏi những quy định phê duyệt và kiểm tra nghiêm ngặt trong việc sử dụng neonic cho hạt là một sai sót nghiêm trọng. Song song đó, tổ chức này cũng không thành công trong việc giám sát nhằm đảm bảo loại hóa chất này được sử dụng an toàn.

Chim chóc lẫn ong bướm không có lễ lạc nào cả. Nhưng để bảo vệ chúng, chúng ta cần tránh những chính sách cho phép lạm dụng loại thuốc trừ sâu nguy hiểm và kém hiệu quả. Đối với người nội trợ khi chuẩn bị bữa ăn cho ngày lễ, họ có thể chung tay cứu lấy sinh vật giúp thụ phấn này bằng cách cân nhắc loại thực phẩm được mua và đưa lên bàn ăn. Cùng góp phần tạo ra một thị trường bền vững, lành mạnh và một ngành nông nghiệp không thuốc trừ sâu cũng như giúp thu hẹp thị phần sản phẩm không neonic và nhiều hóa chất khác.

Và để gửi lời cảm ơn vì những sản vật có trong bữa ăn vào ngày Lễ Tạ Ơn này thì hãy nhớ rằng có chim chóc và ong bướm, chúng ta có tất cả.

Tác giả:  Cynthia Palmer, Giám đốc khoa học và quy định của Viện bảo tồn Điểu cầm Mỹ tại Washington D.C.

 Hàn Mai – Theo Epoch Times

 

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x