Cầm biển đứng đường xin giúp đỡ, nên vỗ tay hay ném đá?

11/09/15, 09:05 Cuộc sống

Thời gian qua, xã hội liên tiếp xuất hiện những trường hợp các bạn trẻ gây thu hút sự chú ý của dư luận về một thông tin nào đó mà bản thân muốn truyền tải rộng rãi bằng cách… cầm biển đứng đường xin giúp đỡ.

vo tay hay nem da
Hình ảnh Phùng Đức Ninh với tấm biển tìm việc

Chắc hẳn độc giả còn nhớ câu chuyện chàng cử nhân Phùng Đức Ninh (sinh năm 1990, quê Lương Tài, Bắc Ninh) tốt nghiệp Trường Đại học Điện lực) từng gây xôn xao dư luận bằng hành động cầm biển, đứng giữa đường phố Hà Nội, để xin việc hồi giữa tháng 8.

Ninh cho biết anh đang thất nghiệp sau khi ra trường và đây là nỗ lực duy nhất vào lúc này để kiếm được một công việc, kiếm tiền lo cho vợ con. “Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi…”, Ninh viết trên tấm biển xin việc.

Người thông cảm, kẻ cười chê hình ảnh ông bố cầm tấm biển xin việc theo cách rất “bản năng”, đang nỗ lực tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía cộng đồng.

Nhắc lại chuyện này, chúng tôi cho rằng, Ninh đã có hành động dũng cảm, dám đối diện với chính mình, thành thật với gia đình, cần được xã hội chia sẻ. Nó khác hẳn với suy nghĩ, bệnh sĩ diện hão của hàng trăm nghìn cử nhân đang thất nghiệp vẫn “há miệng chờ sung”, bỏ lỡ cơ hội tìm kiếm cho bản thân một công việc phù hợp.

Đâu đó hình ảnh Phùng Đức Ninh một lần nữa được tái hiện qua câu chuyện của thanh niên Trần Văn Sâm (Bình Thuận) tay cầm tấm biển, đứng cạnh chợ Mũi Né, với nội dung: “Thi 26,5 điểm nhưng vẫn không được đến trường, xin hãy giúp em”, hôm 31-8 vừa qua.

1
Trần Văn Sâm với tấm bảng “Thi 26,5 điểm nhưng vẫn không được đến trường, xin hãy giúp em”

Thì ra Trần Văn Sâm (sinh năm 1991, trú tại phường Mũi Né, TP Phan Thiết) đã tốt nghiệp trung cấp y sĩ. Sâm 2 năm nay gần như làm không lương tại Phòng khám Đa khoa Mũi Né. Mới đây, Sâm được Sở Y tế Bình Thuận cử đi thi liên thông y đa khoa tại Trường đại học Y Dược Cần Thơ, đạt kết quả 26,5 điểm, thừa 2,5 điểm nếu đăng ký là thí sinh tự do của kỳ thi tuyển sinh liên thông năm nay.

Tuy nhiên, do Sâm chưa được tuyển dụng chính thức tại đơn vị công tác nên kết quả thi bị loại bỏ. Sở Y tế Bình Thuận đã có văn bản gửi Trường đại học Y Dược Cần Thơ xin đính chính lại thông tin và xin chuyển em sang diện thí sinh tự do nhưng không được nhà trường chấp nhận. Bất lực, Trần Văn Sâm đã phải ra đứng đường đeo trước ngực tấm biển với nội dung: “Thi 26,5 điểm nhưng vẫn không được đến trường. Xin hãy giúp em”. Sự việc được giới truyền thông phản ánh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã vào cuộc can thiệp, xử lý…

Trong vòng 2 tuần, có hai người cầm biển đứng giữa đường gây xôn xao. Người trước là một cậu cử nhân cầm biển xin việc để lấy tiền mua sữa cho con, người sau là cậu thí sinh cầm biển xin giúp đỡ vì đỗ điểm cao vẫn không được vào đại học. Cả hai đều còn trẻ và đều cầm biển ra phố vì cực chẳng đã.

Cậu cử nhân đã làm bố giãi bày: “Mình cảm thấy vô cùng bế tắc… mình hoàn toàn không muốn phải đứng giữa đường để xin việc như này. Đây có lẽ là việc làm cuối cùng để mình có thể lo cho vợ con”. Cậu sinh viên tương lai cũng vì “hết cách rồi em mới cầm tấm bảng ra đường van xin được giúp đỡ…”.

Hai tấm biển đều liên quan đến tương lai của họ. Nhưng phản ứng của dư luận với hai chàng trai khác nhau. Ông bố trẻ bị “ném đá” tơi tả, nặng nề, đến mức “không có lòng tự trọng”, “lôi con cái ra để nhà tuyển dụng bố thí một công việc chăng?”… Cậu thí sinh thì được vỗ tay, thông cảm, động viên, nhưng cũng có không ít “góp ý”, kiểu sao không làm đơn, khiếu nại, mà phải cầm biển “đứng đường”.

Đã đành, dù là ở bước đường cùng, họ vẫn có thể không cần đeo biển, mà làm theo cách như xưa nay vẫn làm. Ông bố trẻ có thể đâm đơn xin việc khắp nơi, có thể làm công nhân, bỏ phí bao năm đèn sách như chính anh nói và rồi cuối cùng thế nào cũng có được một công việc ra tiền để mua sữa cho con. Cậu thí sinh có thể làm đơn, gửi khắp nơi, từ trường, đến sở, đến bộ và rồi sẽ được giải quyết.

Nhưng họ đã chọn cách cầm biển đứng giữa đường và cả hai đều nhận được những bàn tay chìa ra giúp đỡ, rất nhanh. Đã có không chỉ một doanh nghiệp sau khi đọc bài báo về ông bố trẻ đã liên hệ, để lại địa chỉ với lời hứa “sẽ nhận bạn này và giúp bạn nhanh có thu nhập để lo cho vợ con…”.

Cậu thí sinh thì đã được nhập học, nhờ sự giúp đỡ trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo. Tương lai của hai chàng trai trẻ đã không bị đóng chặn, nhờ tấm biển.

Nhiều người mừng cho hai chàng trai trẻ này, nhưng với sự hoài nghi thường trực, vẫn lo rằng, rồi thì cầm biển xuống đường sẽ thành phong trào, người ta sẽ ào ào cầm biển lao ra giữa đường vì bất cứ lý do cỏn con nào. Thực tế, đã có không ít tấm biển được giăng ra giữa phố, tử tế, nhân nghĩa có; nhảm nhí, tào lao cũng có. Và những tấm biển ấy đều nhận được sự phản hồi, được vỗ tay hoặc bị “ném đá”, tùy thuộc vào những gì viết trên đó.

Và như thế, dẫu có thành trào lưu đeo biển cũng chẳng sao, vì những bàn tay chìa ra với những tấm biển rất sáng suốt, sẽ biết khi nào thì nên vỗ tay, giúp đỡ, và khi nào thì nên “ném đá”.

Trong bối cảnh xã hội đương thời, khi mà công nghệ số đang lên ngôi thì sự trở lại của một phương thức truyền thông đậm chất truyền thống như “cầm bảng” đã tạo nên một sự khác biệt và chính sự khác biệt đã lôi kéo được sự chú ý của dư luận đối với người truyền tải thông tin cũng như thông tin được truyền tải.

Quả thực không ai có thể ngờ rằng vào thời đại này, một thông điệp được viết tay hoặc in trên bảng rồi được cầm ra đường lại có sức lan tỏa rộng rãi và mạnh mẽ hơn cả việc post một dòng trạng thái trên facebook như vậy. Với sức mạnh truyền thông đã được minh chứng qua thực tế, “cầm bảng” hứa hẹn sẽ tiếp tục là một phương thức truyền thông được nhiều bạn trẻ lựa chọn khi có nhu cầu gây chú ý.

Hiện tượng “cầm bảng” dù xuất phát từ động cơ nào cũng không nằm ngoài mục đích trước tiên và trên hết là thu hút sự chú ý của dư luận. Nhưng thu hút sự chú ý của dư luận để rồi làm được gì mới là vấn đề quan trọng.

Để vừa đạt được mục đích cá nhân vừa không gây phản cảm với những người xung quanh thì trước khi quyết định truyền đi một thông điệp nào đó, chúng ta cũng nên suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ từ nội dung thông điệp, hình thức thể hiện và cách thức truyền tải.

Theo PetroTimes

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x