Trung Quốc vung tiền ra nước ngoài để “kiểm soát ổn định”
Mỗi năm, chính quyền Trung Quốc chi hàng chục tỷ nhân dân tệ cho “hệ thống kiểm soát ổn định” để đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền hoặc bức hại các nhóm tín ngưỡng như Pháp Luân Công.
Khoảng hơn 100 người mặc những chiếc áo màu xanh lá mạ, cầm theo những tấm biểu ngữ đứng bên lề đường, có những cử chỉ đe dọa và lăng mạ đoàn diễn hành hơn 1.200 người trên đường phố Hồng Kông ngày 23/4.
Hội Thanh niên Quan Ái và các tổ chức cộng sản khác trước đó, cũng như các phe thân Bắc Kinh trong những năm gần đây liên tục có những hành động khiêu khích các nhóm ủng hộ dân chủ hay các học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần đang bị cấm tại Trung Quốc.
Những hành động khiêu khích của các phe thân Trung Quốc đối với sự kiện Pháp Luân Công đã tiêu tốn một số tiền nhỏ – trang tin Epoch Times cho biết, những người biểu tình nhận được hơn 1 triệu USD. Những hành động khiêu khích này cũng là đại diện của một phần của cuộc bức hại tàn bạo tại Trung Quốc cách đây 18 năm bởi cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân.
Ông Giang vì lo lắng và đố kị trước sự phổ biến của Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật gia, trong đó chỉ từ năm 1992 đến 1999 đã có tới 70 – 100 triệu người theo tập. Ông Giang thề rằng sẽ “nhổ tận gốc” Pháp Luân Công bằng cách thành lập phòng 610 – tổ chức nằm ngoài vòng pháp luật, chuyên để đàn áp những người theo tập môn này.
Ngày 20/7/1999, cuộc bức hại bắt đầu bằng việc bắt giữ các học viên trên khắp cả nước. Tại Trung Quốc, hàng trăm nghìn học viên bị bắt giam trong các nhà tù và trại lao động, nơi họ phải đối mặt với những vụ tẩy não và tra tấn ép buộc họ từ bỏ đức tin của mình. Những học viên bị bắt giữ cũng có thể trở thành nạn nhân của nạn mổ cướp nội tạng sống cung cấp cho ngành tạng phát triển bùng nổ tại Trung Quốc, theo các nhà nghiên cứu về nạn mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc.
Bên ngoài Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc tập hợp các phe thân Bắc Kinh để can nhiễu các học viên Pháp Luân Công và những nỗ lực công khai của họ để nâng cao nhận thức của người dân về cuộc bức hại đang diễn ra tại Trung Quốc đại lục.
Các học viên Pháp Luân Công ở hải ngoại tổ chức sự kiện tại Hồng Kông hôm 23/4 đánh dấu lễ kỷ niệm cuộc kháng nghị ôn hòa tại Bắc Kinh ngày 25/4/1999. Khoảng 1.200 học viên đến từ Hồng Kông, Đài Loan và một số quốc gia châu Á láng giềng đã tập trung tại Edinburgh Place, quảng trường gần cảng Victoria, biểu diễn các bài công pháp và tập trung lại phản đối cuộc bức hại. Sau đó, các học viên giương những tấm biểu ngữ phản đối cuộc bức hại diễn hành qua khu trung tâm tới Văn phòng Liên lạc Trung Quốc.
Hàng trăm người từ các phe thân Trung Quốc đến gần khiêu khích các hoạt động Pháp Luân Công. Nổi bật nhất là các thành viên của Hội Thanh niên Quan Ái mặc những chiếc áo màu xanh lá mạ, cầm những tấm áp phích phản đối Pháp Luân Công, và la hét ầm ĩ. Khoảng 50 thành viên của hội Thanh niên Quan Ái mặc áo sơ mi đỏ và làm rộn lên những giai điệu “đỏ” bằng các nhạc cụ quân sự.
Hội Thanh niên Quan Ái được thành lập vào năm 2012, được cho là một tổ chức đại diện của phòng 610. Trang tin Apple Daily của Hồng Kông cho hay, hội này có trụ sở chính cùng tòa nhà với chi nhánh của phòng 610 tại Thâm Quyến.
Những cuộc khiêu khích của những người theo chủ nghĩa Mao thuộc Hội Thanh niên Quan Ái gần đây đã khiến người đứng đầu một phe thân Bắc Kinh cảm thấy bất bình. Đây cũng là lý do thúc bách ông tiết lộ những thông tin mật của chính quyền Trung Quốc cho tờ báo này.
Bởi vì ông có mối quan hệ thân quen với giới quan chức của phòng Liên lạc và Bắc Kinh nên ông muốn giữ kín danh tính của mình, bài báo chỉ nhắc đến người lãnh đạo là “ông Lâm”.
Ông Lâm lưu ý rằng, sự can nhiễu của phe thân Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công hôm 23/4 là sự kiện có quy mô lớn nhất từ trước cho đến nay. Ông nhận được thông tin này từ một quan chức cấp cao thuộc văn phòng an ninh công cộng Thâm Quyến, thành phố lân cận Hồng Kông, rằng chính quyền Trung Quốc đã chi trả hơn 1 triệu USD cho hoạt động này.
Ông Lâm nói rằng khoản tiền của cuộc phản kháng được lấy ra từ quỹ “duy trì hệ thống kiểm soát ổn định” của các tỉnh thành Trung Quốc gần Hồng Kông, như Quảng Đông và Phúc Kiến.
Chính quyền Trung Quốc chi hàng chục tỷ nhân dân tệ mỗi năm cho “hệ thống kiểm soát ổn định” hay thúc ép an ninh quốc nội, bao gồm việc đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền hay bức hại các nhóm tín ngưỡng như Pháp Luân Công.
Bộ Tài chính Trung Quốc đặt mục tiêu chi tiêu năm 2016 là 166,8 triệu NDT, mặc dù các nhà thống kê cho biết con số này kể cả chi tiêu cho các cơ sở giam giữ ngoại kiều hay kẻ buôn ma túy có thể cao hơn. Ông Lâm nói rằng mỗi một người biểu tình được trả từ 500-600 USD HK (tương đương 64 – 77 USD) nếu có mặt.
Người đứng đầu các tổ chức nhận mức thù lao cao hơn. Ví dụ, người đứng đầu của phe cánh hội Phúc Kiến nhận được khoảng 260 USD từ quan chức thuộc Bộ Công an Phúc Kiến. Lãnh đạo đứng đầu phe phái từng gây nên cuộc chống đối nhỏ với nhóm phản đối các hoạt động của Pháp Luân Công tại Hồng Kông, theo ông Lâm
Tuy nhiên, thời gian gần đây việc mua chuộc người của chính quyền Trung Quốc trở nên khó khăn hơn. Rất nhiều địa phương đều biết Pháp Luân Công là tốt và họ đều không muốn tham gia vào cuộc bức hại. Một vài thành viên của hội nhóm Phúc Kiến cũng quyết định không tham gia can nhiễu sự kiện Pháp Luân Công hôm 23/4.
Theo Epoch Times