Các nhà lập pháp Mỹ lên án Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền ở Tân Cương
Ngày 29/8, một nhóm 15 nhà lập pháp thuộc 2 đảng của Mỹ đã kêu gọi chính quyền Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt quan chức Trung Quốc về hành vi lạm dụng nhân quyền đối với người Hồi giáo thiểu số ở Tân Cương.
Nhóm này được lãnh đạo bởi Thượng nghị sĩ Marco Rubio (đại diện cho Florida) và Chris Smith (đại diện cho New Jersey), đồng chủ tịch Ủy ban điều hành Quốc hội về Trung Quốc – Cơ quan độc lập của chính phủ Mỹ có nhiệm vụ giám sát nhân quyền và điều lệ phát triển pháp luật tại Trung Quốc. Họ đã ra lời kêu gọi trong lá thư gửi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin.
Theo bức thư, những người Hồi giáo ở khu vực phía tây xa xôi của Tân Cương, Trung Quốc đã bị “giam giữ tùy tiện, tra tấn khổ sở, hạn chế nghiêm trọng việc thực hành tôn giáo và văn hóa, đồng thời hệ thống giám sát số hóa có mặt ở khắp nơi làm cho mọi khía cạnh cuộc sống hàng ngày đều bị theo dõi”.
9 đảng viên Đảng Cộng hòa, 7 đảng viên Đảng Dân chủ, và một cá nhân độc lập đã ký vào bức thư kêu gọi trừng phạt theo Đạo Luật Magnitsky toàn cầu các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐSCSTQ) giám sát đường lối của đảng này ở Tân Cương, bao gồm Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương Trần Toàn Quốc, đồng thời kêu gọi xem xét các biện pháp khác.
Đạo luật Magnitsky ban đầu được soạn thảo để nhắm vào vi phạm nhân quyền ở Nga, nhưng đã được mở rộng để trừng phạt các hành vi ngược đãi ở bất cứ đâu trên thế giới.
Bức thư cho biết: “Chính phủ Trung Quốc đang tạo ra nhà nước cảnh sát công nghệ cao [ở Tân Cương], đó là vi phạm tổng thể về quyền riêng tư và nhân quyền quốc tế”.
Tháng này, bang hội thẩm nhân quyền của LHQ cho biết đã nhận được nhiều báo cáo đáng tin cậy về 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc đã bị giam giữ ở “trại giam khổng lồ được che giấu bí mật”.
Bức thư của các nhà lập pháp Hoa Kỳ kêu gọi “sự phản ứng cứng rắn, tập trung và sự hưởng ứng của toàn cầu”.
Bức thư nói thêm: “Quan chức hoặc doanh nghiệp Trung Quốc đồng lõa với những gì đang xảy ra… sẽ không mang lại lợi ích gì từ việc tiếp cận nước Mỹ hoặc hệ thống tài chính của Mỹ”.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Trung Quốc đang rất hỗn loạn do Bắc Kinh trừng trị thẳng tay Tân Cương, nhưng Bắc Kinh lại từ chối bình luận về khả năng trừng trị Trần Toàn Quốc và những người khác trong tương lai.
Các nhà phê bình nói rằng an ninh và giám sát ở Tân Cương đã tạo ra trạng thái gần giống thiết quân luật, có các trạm kiểm soát của cảnh sát, hàng loạt trung tâm cải tạo giáo dục và thu thập DNA số lượng lớn.
Đông thái của Liên Hợp Quốc (LHQ)
Ngày 30/8, Ủy ban LHQ về Xoá bỏ kỳ thị chủng tộc cũng lên tiếng cảnh báo về các trại cải tạo chính trị, kêu gọi lập tức thả ngay những người bị ĐCSTQ “viện lý do chống lại khủng bố” giam giữ .
Lời kêu gọi được ban hành sau 2 ngày xem xét lại hồ sơ của Trung Quốc, lần đầu tiên kể từ năm 2009, và lần gần đây nhất vào đầu tháng này.
LHQ công khai chỉ trích Trung Quốc “định nghĩa tràn lan về chủ nghĩa khủng bố và xem xét mập mờ chủ nghĩa cực đoan và định nghĩa rõ về chủ nghĩa phân lập trong pháp chế của mình”. Những định nghĩa mơ hồ có thể bị lợi dụng để chống lại những người thực hiện dân quyền ôn hòa và thuận tiện cho việc quy chụp tội phạm đối với các thiểu số dân tộc và tôn giáo, gồm có người Duy Ngô Nhĩ, người theo Phật giáo Tây Tạng và người Mông Cổ.
Trong phần kết luận, hội đồng LHQ cho biết họ đã được cảnh báo bởi “nhiều báo cáo về một lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác bị giam giữ thường xuyên trong một thời gian dài mà không có lời buộc tội hay qua xét xử, với cái cớ phản đối khủng bố và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo”.
Bảo Long, theo Epoch Times