Các nhà khoa học tuyên bố “siêu người ngoài hành tinh” có thể sống nhờ chất phóng xạ
Sau khi phát hiện một loại vi khuẩn ăn uranium, các nhà khoa học cho rằng những nơi trong vũ trụ trước đây được cho là không thể ở được thực tế có thể tràn đầy sự sống.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một loại vi khuẩn tên là Desulforudis audaxviator dưới mặt đất khoảng 2,8 km trong một mỏ vàng ở Nam Phi. Thức ăn của chúng là chất phóng xạ.
Điều này khiến các nhà khoa học phải suy nghĩ lại về những thứ các sinh vật trong không gian có thể ăn được, theo một nghiên cứu do Hiệp hội Hoàng gia công bố.
Dimitra Atri, người đã công bố phát hiện trên nói với Science Alert rằng, “nó thực sự thu hút sự chú ý của tôi vì nó hoàn toàn sống bằng các chất phóng xạ… Ai có thể chắc chắn sự sống trên thế giới khác không làm được điều tương tự?“.
Vi khuẩn Nam Phi này đã sống sót trên các phân tử lưu huỳnh và nước trong đất đá bị phá vỡ bởi bức xạ xung quanh.
Nghiên cứu này nhận định, nếu Desulforudis audaxviator có thể ăn các sản phẩm phụ phóng xạ thì người ngoài hành tinh cũng có thể tồn tại dựa vào các nhiên liệu bất ngờ, như bức xạ vũ trụ.
Điều đó có nghĩa là sự sống ngoài hành tinh có thể tồn tại trong các khu vực vũ trụ trước đây bị cho là không thể ở được.
Bất chấp các lập luận, nhà sinh vật học của NASA Chris McKay nới với Popular Science rằng: “Năng lượng của chính nó quá nhỏ, và và vì những bức xạ cao, sinh vật sẽ phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng để sửa chữa tổn hại từ bức xạ“.
Atri sẽ xem xét các tia vũ trụ, giống như những thứ được tìm thấy trên sao Hỏa, ảnh hưởng đến Desulforudis audaxviator như thế nào.
Iris, theo Mirror