Các công ty đang dùng thủ thuật để báo cáo tài chính trông tốt hơn
Trong những năm gần đây, việc mua lại cổ phần trở nên khá phổ biến. Đó là cách để các công ty che đậy điểm yếu trong kết quả kinh doanh.
Quý 2 của năm tài chính đã qua. Nhìn lại quý 1 và 2 cho thấy các công ty vẫn đang tiếp tục sử dụng kỹ thuật tài chính để duy trì thu nhập trên mỗi cổ phần thông qua việc mua lại cổ phiếu.
“Lợi nhuận của các công ty Mỹ tiếp tục phải nhờ đến trợ giúp của việc mua lại cổ phiếu”, Jefferies Sean Darby viết trong bảng phân tích khách hàng.
“Lợi nhuận phản ánh trong quý 1 không chỉ thấp mà còn bị phóng đại bởi lượng lớn cổ phần mua lại. Vụ mua lại cổ phiếu cao thứ hai trong quý (khoảng 167 tỷ USD) tác động mạnh đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) mặc dù tổng doanh thu thấp”.
Bảng đánh giá trong quý hai nhìn có vẻ trên mức trung bình. Trong số hơn 3.000 công ty báo cáo thu nhập, 63% đã đánh bại kỳ vọng của giới phân tích với khoảng 5% trên trung bình, theo Darby.
Trong những năm gần đây, việc mua lại cổ phần trở nên khá phổ biến. Đó là cách để các công ty che đậy điểm yếu trong kết quả kinh doanh.
Việc mua lại cổ phần sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành, giới hạn số cổ đông được chia cổ tức, làm cho số cổ tức được chia tăng lên, tức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) sẽ tăng lên.
Vì vậy, nó có tính chu kỳ kiểu như: Một công ty mua lại cổ phần, và chia nhỏ thu nhập kỳ vọng, sau đó các nhà đầu tư mua cổ phiếu, và giá của nó lại tăng lên. Cứ thế lặp lại các quý tiếp theo.
Đây không phải là lý do duy nhất để các công ty mua lại cổ phần của mình. Một nguyên nhân khác là, họ tin các cổ phiếu đã bị định giá thấp, dựa vào sự trông đợi kết quả hoạt động trong tương lai.
Một phân tích của ngân hàng HSBC cho thấy, việc mua lại cổ phần là nguồn cầu lớn nhất đối với cổ phiếu kể từ năm 2009.
Vậy làm thế nào để thu nhập có thể tăng trưởng thực trở lại?
Theo Darby, khi hàng tồn kho treo ở tài khoản bị hao mòn dần dần, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trong năm, và khi giá dầu cũng ảnh hưởng đến chi phí ổn định ở mức 40 USD đến 50 USD một thùng, thì còn có thể lạc quan.
Ngoài ra, công ty Pavilion cũng lưu ý rằng Hoa Kỳ đang định giá tăng trưởng dài hạn lớn hơn các nước khác.
“Hiện nay, sự chênh lệch giữa sự tăng trưởng lợi nhuận của Mỹ và phần còn lại của thế giới là rất lớn”, công ty viết trong bản chiến lược vào hôm Thứ Ba (24/8).
“Có vẻ như sự chênh lệch này là điều bình thường, khi thị trường vốn của Mỹ có thành phần công nghệ mới quan trọng hơn và có sức tăng trưởng nội tại cao hơn so với châu Âu hay Nhật Bản”.
Theo Business Insider