Buồn ngủ không phải lúc nào cũng là do thiếu ngủ !
Tôi đọc một bài nghiên cứu trên website Khoa Học đăng ngày 15 tháng 7 rằng : “ Chứng buồn ngủ ban ngày ở lứa tuổi thiếu niên có liên quan với tình trạng gia tăng tiêu thụ chất Carbonhydrate”. Bài báo cũng đề cập tới nghiên cứu được trình bày ở Hội nghị Khoa học về Giấc ngủ ở Bang Minneapolis.
Ngiên cứu điều tra giấc ngủ của 262 thanh thiến niên có độ tuổi trung bình là 17 , họ được khảo sát thời gian buồn ngủ ban ngày ,trầm cảm và sự tiêu thụ Carbonhydrate.
Các báo cáo đưa ra ý chính là một người càng buồn ngủ thì càng tiêu thụ nhiều carbonhydrate và càng tăng nguy cơ bị trầm cảm.
Một trong các tác giả có đề cập tới trong báo cáo về “việc mất ngủ” là một yếu tố quan trọng. Nhưng ông cũng không nói rõ giấc ngủ trong bao lâu là đủ.
Tôi không rõ bài viết chính xác viết những gì, nhưng tôi có cảm giác ý của tác giả là Buồn ngủ vào ban ngày tương đương với việc thiếu ngủ. Nếu đúng như vậy thì tôi nghĩ cách suy luận đó quá đơn giản vì có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta buồn ngủ vào ban ngay chứ không chỉ do mất ngủ.
Theo kinh nghiệm của tôi, nguyên nhân số 1 là sự rối loạn đường huyết, đặc biệt là hạ đường huyết. Trên lâm sàng, vấn đề này rất phổ biến, đó là lý do tôi đưa nó vào các bài viết và bài giảng của tôi khá thường xuyên.
Khi bệnh nhân bị hạ đường huyết, họ không chỉ cảm thấy buồn ngủ mà còn thèm carbonhydrate. Não bộ thường quen với việc được cung cấp đủ glucose nên chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi đường huyết thấp có thể ảnh hưởng tới cảm xúc con người , gây ra sự buồn phiền và trầm cảm.
Nói cách khác, nguyên nhân giải thích được mối liên hệ của sự buồn ngủ, trầm cảm có thể không phải do mất ngủ mà do sự rối loạn đường huyết.
Tuy nhiên, liệu có mối liên hệ giữa sự rối loạn đường huyết và giấc ngủ kém chất lượng? Câu trả lời của tôi sau đây khá rõ ràng.
Một trong những hệ quả của hạ đường huyết là cơ thể sẽ cố gắng huy động lượng đường dự trữ từ gan
Để làm được điều đó, cơ thể cần kích thích hệ thần kinh giao cảm, mà hệ thần kinh này luôn có mặt trong các phản ứng stress của cơ thể. Cơ thể có thể bài tiết hormone gây stress như adrenaline để kích thích việc tạo đường.
Hệ thống gây stress bị kích thích sẽ ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ. Ảnh hưởng lớn nhất là giảm độ sâu của giấc ngủ và bệnh nhân không có cảm giác được nghỉ ngơi. Tồi tệ hơn là họ hay bị thức giấc tầm 3:30-4:00 và không thể ngủ trở lại và chỉ ngủ thêm được tầm 30 phút trước giờ phải dậy.
Tôi nhận ra việc điều chỉnh rối loạn đường huyết bằng thức ăn ít carbobhydrate tốt cho việc cải thiện năng lượng sống và tâm trạng. Và chỉ sau khoảng hai tuần, bệnh nhân lại thèm ăn và ăn nhiều thực phẩm giàu carbobhydrate, cuối cùng dẫn tới hệ quả như đầu bài đã đề cập
Ông Jonh Briffa, tác giả bài viết trên là 1 bác sĩ ở Luân Đôn, tác giả nhiều bài viết về dinh dưỡng và y học tự nhiên. Trang web của ông là DrBriffa.com
Theo The epoch times