Bức ảnh đoạt giải cuộc thi ảnh ASEAN vướng nghi vấn dàn dựng

12/10/15, 16:16 Chưa phân loại

Bức ảnh Tình mẫu tử của tác giả Hồ Văn Điền (Bình Thuận) vừa đoạt giải một cuộc thi ảnh ASEAN chưa lâu thì dư luận dấy lên những nghi vấn cho rằng tác giả đã bắt chim non để dàn dựng chụp ảnh.

Bức ảnh Tình mẫu tử gây tranh cãi của Hồ Văn Điền

Cư dân mạng bức xúc nghi vấn tác giả dàn dựng

Cuộc thi mà tác giả Hồ Văn Điền (SN 1979) tham gia là cuộc thi ảnh ASEAN về đa dạng sinh học 2015 (ASEAN Centre for Biodiversity), trao giải vào ngày 2/10 tại Philippines. Hồ Văn Điền đoạt giải ba với tác phẩm Tình mẫu tử chụp chim đầu rìu tha mồi về cho con.

Lập tức, bức ảnh được đưa lên các trang diễn đàn chụp chim trên mạng để “mổ xẻ”. Một người chụp chim tên Đức Hoàng mở đầu chủ đề bằng cách đặt nghi vấn: “Loài chim đầu rìu làm tổ trong bộng cây. Có khả năng nào cho chim non đứng trên cành chờ mẹ mới mồi như ảnh đoạt giải ASEAN về đa dạng sinh học hay không?”.

Ý kiến của Đức Hoàng được những người chụp chim khác chia sẻ. Một người chụp chim khác tên Nguyễn Bảo phán đoán: “Đây chắc chắn là hình dàn dựng. Mấy con chim non không thể tự nhảy lên cành mà đậu có hàng có lối như vậy”.

Thêm một người khác tên là Nguyễn Tuấn nhận xét: “Con chim non này chưa thể tự đứng trên cành. Nó phải còn ở trong hốc cây hay hốc gì đó. Nó bị bắt ra ngoài chắc luôn. Như thế khác gì cổ động cho phong trào bắt chim non dàn dựng rồi chụp”.

Không phải ngẫu nhiên mà những bức ảnh chụp chim mẹ với chim non đoạt giải bị “soi” đến mức như vậy. Phong trào bắt chim non cột trên cành cây, rồi nhử chim mẹ về mớm mồi để chụp ảnh ngợi ca “tình mẫu tử” đã diễn ra trong giới nhiếp ảnh nhiều năm trở lại đây.

Cách đây vài tháng, các thành viên trên các diễn đàn nhiếp ảnh đã phản ứng, công kích dữ dội về cách làm này.

Những người bảo vệ chim cho rằng cách những người chụp chặt cành lấy tổ, bắt chim non nhử mẹ mớm mồi… là hành hạ chim non, phá hoại môi trường. Họ bàn về đạo đức của người chụp ảnh chim non.

Một trong những giải pháp được đề nghị để chấm dứt, không khuyến khích hành vi này là yêu cầu các cuộc thi không trao giải cho những bức ảnh nghi vấn hành hạ chim non, phá hoại môi trường như vậy.

Tác giả biện hộ …

Trước những dư luận đang đặt nghi vấn vào mình, tác giả Hồ Văn Điền cho hay anh cảm thấy buồn và bị sốc. Nhưng anh khẳng định mình không phá tổ, bắt chim con rồi dán keo, cột chân để nhử chim mẹ như mọi người làm.

Anh kể: “Tôi thấy chim mẹ, chim cha bay qua bay lại nhiều lần, rồi phát hiện tổ chim đầu rìu trong bộng cây sầu đông. Tôi đặt một cành cây vào bộng cây, sao cho chim con có thể theo cành cây đi ra. Lúc đầu là một con, sau đó là hai con, rồi ba con… Tôi mất ba ngày để canh tổ chim, chụp được bức ảnh này. Đó là còn nhờ may mắn, vì có những tổ chim vành khuyên khiến tôi phải nằm trên nóc nhà người khác đến bảy ngày”.

Là người đam mê chụp ảnh chim, trước giải thưởng ASEAN, Hồ Văn Điền đã nhận ba giải thưởng khác trong nước đều là ảnh chụp chim. Anh cũng cho biết với các tổ chim khác không phải chim đầu rìu, anh phải dựng một cành cây sao cho chim mẹ bay về có chỗ đậu, và chim con có thể theo ra.

“Mình chụp ảnh phải bảo vệ môi trường rồi, nhưng cũng phải tìm ra được cái hướng chụp, để chụp cho được” – tác giả tâm sự.

 … Không thỏa đáng

Bạn đọc nickname Nth viết: “Cứ chấp nhận lời giải thích của tác giả, nhưng với việc chọc cành cây vào tổ chim đã là phá hoại”.

Theo hiểu biết bạn đọc Nth thì loài chim này sống trong rừng trên bọng cây cao nên rất nhát nguời, do đó việc tác giả trèo lên và chọc cái cây vào cũng đã tác động tới sinh hoạt của gia đình chim.

Cùng suy nghĩ như vậy, bạn đọc Thanh Long viết: “Lấy một cái cây và thọc vào tổ chim để chim đi ra? Hành động này là gì nếu không phải là “phá tổ chim” nhỉ?”.

Bạn đọc nickname Vịt Lông bất bình: “Chụp xong chẳng cần biết tổ chim sau đó ra sao, những tay ảnh này thuộc loại săn giải thưởng chớ chả phải nhà bảo tồn… Đoạt giải thưởng này có gì hay? Mất mát về môi trường ai chịu? Một bầy chim con có nguy cơ chết chỉ vì một tấm ảnh dự thi, hay ho gì?”.

Theo bình luận của rất nhiều bạn đọc, dù có giải thích thế nào đi chăng nữa, thì hành động của tác giả Hồ Văn Điền là vi phạm luật bảo vệ môi trường vì cố tình xâm phạm đến sự bình yên của loài chim.

Video chim đầu rìu nuôi con (nguồn: Youtube)

Theo tuoitre.vn

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

x