Bryn Celli Ddu – Di tích lịch sử bí ẩn và quan trọng nhất của nước Anh
Bryn Celli Ddu là một trong những địa điểm lịch sử quan trọng nhất tại Anh, nằm trên đảo Anglesey của xứ Wales. Tên của nó có nghĩa là “Gò đất trong khu rừng bí ẩn”, một thuật ngữ có thể ám chỉ nguồn gốc xa xưa của nó.
Ban đầu, Bryn Celli Ddu được thiết kế như một vòng tròn đá (3000 TCN), trước khi được chuyển thành ngôi mộ có đường hầm thông suốt một ngàn năm sau đó. Cấu trúc cự thạch này bao gồm hai tảng đá nguyên khối lớn rất đặc biệt, dường như chứa đựng một bí mật đáng kinh ngạc:
Tảng đá trong: Bên trong ngôi mộ là một tảng đá dựng đứng, khi xem xét kỹ người ta sẽ phát hiện ra một kiểu kết cấu giống như một loại rễ cây kỳ lạ. Một phát hiện gần đây cho thấy khối đá này thực tế có thể là một loài cây hóa thạch hàng nghìn năm tuổi.
Việc cây được tôn thờ rất phổ biến trong thời kỳ đồ đá mới và đầu thời kỳ đồ đồng. Biểu tượng cây thế giới xuất hiện trong rất nhiều thần thoại ở khắp nơi, trong đó cái cây trở thành cột chống đỡ vũ trụ, liên kết thiên đàng, trái đất và âm gian. Trong văn hóa dân gian châu Âu, loài cây nổi tiếng nhất thế giới là cây Yggdrasil (từ thần thoại Bắc Âu).
Có phải trước khi Bryn Celli Ddu được xây dựng, địa điểm này được tôn thờ như một khu rừng thiêng, giống như tên gọi của nó (Gò đất của khu rừng bí ẩn)?
Các chuyên gia cho rằng gỗ có thể hóa thạch chưa đầy trong vòng một trăm năm nếu ở trong điều kiện đầm lầy than bùn. Các acid và silica có tác dụng như chất ướp xác cây, giúp bảo quản cây ấy qua hàng thiên niên kỷ. Nếu đúng là như vậy, hóa thạch đá của Bryn Celli Ddu có thể là hình ảnh thực tế đại diện cho “cây thế giới” cuối cùng trên Trái đất.
Tảng đá ngoài: Một khối đá khác được dựng bên ngoài ngôi mộ với hình khắc lạ lùng và rất ấn tượng. Các mẫu hình xoáy dường như cho thấy nhiều kiểu dáng thiết kế khác được chế tác trên cự thạch, bao gồm ly, nhẫn và bánh xe.
Tuy nhiên, khi nhìn kỹ vào những mẫu hình này, người ta bắt gặp một hình thù thú vị dường như nổi lên giữa các đường uốn khúc, giống như một khối đất. Nếu tô màu vào hình vẽ với màu xanh dương và màu xanh lá cây để khoanh định khu vực, thì chúng có thể được hiểu là đất và nước.
Nếu lập luận này là đúng, một giả thuyết hấp dẫn có thể được nghĩ tới. Hình khối bên trái có thể là Ireland, vòng xoáy màu vàng là Anglesey (một vùng đất thiêng liêng từng được các tu sĩ sử dụng) và khối đất bên dưới là xứ Wales. Nếu vậy, khối đá đó đã khắc họa bản đồ, hình tượng trên các khối cự thạch Bryn Celli Ddu là đánh dấu cột mốc quan trọng giữa hai cõi Celtic.
Việc một xoắn ốc ở vị trí của Anglesey cho thấy hòn đảo nhỏ này là một phần trong bức tranh toàn cảnh về các pháp sư. Một số nhà lý luận cho rằng các hình khắc xoắn ốc được tìm thấy các khu cự thạch được lấy cảm hứng từ hiện tượng phi thường xảy ra khi các pháp sư và tu sĩ trong khi ở trạng thái biến đổi của ý thức. Các xoắn ốc, đại diện cho cảm giác xoay chuyển mà pháp sư trải qua khi nhập định.
Với sự hiện diện của một cây hóa thạch (lắng nghe lại cây thế giới của thần thoại ngoại giáo), và việc khắc đá xoắn ốc (biểu thị trải nghiệm bên ngoài cơ thể), đó là bằng chứng mạnh mẽ để ngụ ý rằng ngôi mộ xuyên suốt của Bryn Celli Ddu chính là một cửa ngõ để đến các thế giới khác của Ireland và Anh.
Thiên Long – Theo Ancient Code