Bộ Y tế trả lời về chất lượng máy đo nitrat rau củ quả

07/05/15, 01:01 Tin Tổng Hợp

Xung quanh vấn đề lâu nay dư luận quan tâm về dư lượng nitrat trong rau củ quả, chúng tôi đã liên hệ với Bà Trần Việt Nga, Cục phó Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế). Theo đó, bà Nga đã giải đáp một số câu hỏi về công tác kiểm soát loại chất này trong rau quả thực phẩm trên thị trường.

Từ năm 1997, cơ quan chức năng đã ban hành các quy định và tiêu chuẩn về dư lượng nitrat cho phép trong rau củ quả. Tuy nhiên gần đây, nhiều người vẫn đặt câu hỏi: Dư lượng nitrat là gì? Dư lương nitrat ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Dư lượng nitrat trong rau củ quả đang được bày bán trên thị trường có được kiểm soát hay không? Kiểm soát như thế nào?

Khám phá xin gửi tới bạn đọc chùm bài 3 kỳ để làm rõ những vấn đề này:

>> Kỳ 1: Rau củ quả chứa nhiều phân đạm gây nên bệnh ung thư

>> Kỳ 2: Máy đo nitrat rau quả tại các gia đinh có đáng tin cậy?

>> Kỳ 3: Bộ Y tế trả lời về chất lượng máy đo nitrat rau củ quả

Kỳ 3: Bộ Y tế trả lời về chất lượng máy đo nitrat rau củ quả

– Xin bà cho biết, hiện nay, tiêu chuẩn về dư lượng nitrat trong các loại rau củ được thực hiện theo quy định nào, văn bản nào, do cơ quan nào ban hành?

Hiện nay, để kiểm soát chất lượng sản phẩm, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Thông tư 68/2010/TT-BNNPTNT về việc ban hành “Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.

Trong đó có quy định chỉ tiêu Nitrat đối với một số loại rau, nội dung này phù hợp với quy định của EU về giới hạn Nitrat trong thực phẩm.

– Hiện nay, với chức năng quản lý nhà nước, Cục ATTP kiểm soát dư lượng nitrat rau củ quả trên thị trường như thế nào? Làm sao để đảm bảo chắc chắn rau củ quả lưu hành trên thị trường có dư lượng nitrat không quá tiêu chuẩn?

Theo quy định tại Điều 63 Luật An toàn thực phẩm, sản phẩm rau, củ, quả thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT, do vậy các cơ quan được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao nhiệm vụ sẽ thực hiện chặt chẽ việc kiểm soát dư lượng các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất canh tác (trong đó có nitrat).

– Gần đây, nhiều doanh nghiệp bán máy đo dư lượng nitrat và nhiều người dân đã mua sử dụng. Cục ATTP có nắm được thông tin về các loại máy này không? Máy do cơ quan nào đánh giá chất lượng và cấp phép?

Hiện tại Cục An toàn thực phẩm đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành cho 01 bộ xét nghiệm nhanh dư lượng Nitrat trong thực phẩm (máy đo) theo quy định của Thông tư 11/2014/TT-BYT ngày 18/3/2014 của Bộ Y tế quy định quản lý bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm.

Bộ xét nghiệm nhanh dư lượng Nitrat trong rau, củ, quả, thịt tươi (SOEKS NUC-019-1) do SOEKS LLC – Liên bang Nga sản xuất và được nhập khẩu bởi Công ty TNHH xuất nhập khẩu tổng hợp Việt Nga .

Ngoài các giấy tờ cho phía Liên bang Nga đã cấp, bộ xét nghiệm nhanh trên đã được khảo nghiệm thực tế tại Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia, Viện Dinh dưỡng, và Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lượng chất lượng 1 (QUATEST 1 thuộc Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và công nghệ). Hồ sơ được báo cáo Hội đồng tư vấn gồm các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan để thẩm định và cho ý kiến, trên cơ sở kết luận và đề xuất của Hội đồng, Cục An toàn thực phẩm xem xét cho phép lưu hành.

– Nhiều người cho biết, qua kiểm tra, nhiều loại rau củ quả mua ngoài chợ có dư lượng nitrat vượt quá tiêu chuẩn. Vì sao lại có chuyện như vậy? Quan điểm của Cục về vấn đề này như thế nào?

Việc sử dụng Bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm trong thử nghiệm an toàn thực phẩm đã được quy định rõ tại Điều 16 Thông tư 11/2014/TT-BYT, theo đó bộ xét nghiệm nhanh được sử dụng trong 3 trường hợp:

Thử nghiệm hỗ trợ kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm.

Thử nghiệm phục vụ kiểm soát trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm;

Thử nghiệm giúp người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn thực phẩm.

Tuy nhiên cần lưu ý kết quả thu được từ thử nghiệm bằng bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm chỉ là kết quả ban đầu, mang ý nghĩa sàng lọc, để khẳng định đạt hay không đạt cần phải có các thử nghiệm khẳng định tiếp theo trong phòng thí nghiệm.

Theo Eva.vn

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x