Bộ Y tế: 60% bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng

15/05/21, 11:16 Việt Nam

Theo thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, trong đợt dịch này ở nước ta có khoảng 60% bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng lâm sàng của bệnh, thậm chí thời gian ủ bệnh cũng kéo dài lên tới 21 ngày.

Bác sĩ đang điều trị cho các bệnh nhân Cvoid-19. (Ảnh qua Người Lao Động)

Đây là thông tin từ Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế được báo VnExpress đăng tải hôm 13/5.

Theo đó, hiện đang có khoảng 1.000 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại 50 cơ sở y tế trên cả nước. Đông nhất là BV Bệnh nhiệt đới Trung ương với khoảng 300 ca, trong đó một nửa số bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Kính, thành viên Tổ hội chẩn bệnh nhân Covid-19, các bệnh nhân không có triệu chứng gây khó khăn cho việc sàng lọc, gây nguy cơ lây nhiễm hiện hữu xung quanh, rất khó để biết và phát hiện được người mang mầm bệnh. 

Có những người xét nghiệm tới ba lần âm tính nCoV, song đến gần ngày hết cách ly thì lại có kết quả dương tính khiến công tác truy vết vô cùng khó khăn. “Nhiều trường hợp đã được chụp X-quang phổi cũng không phát hiện ra virus. Đến khi được phát hiện thì dịch đã bùng”, giáo sư Kính cho biết.

“Nếu cứ đợi bệnh nhân ho, sốt, khó thở thì chắc chắn sẽ bỏ sót ca bệnh”, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam chia sẻ thêm.

Các nghiên cứu đánh giá trên một quần thể lớn người bệnh, thấy rằng thời gian ủ bệnh của Covid-19 kéo dài 21 ngày. Tiến triển của bệnh thường khó dự đoán được, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi và các bệnh nhân có bệnh nền đi kèm. Biểu hiện lâm sàng thay đổi từ hoàn toàn không có triệu chứng đến nhanh chóng chuyển nặng.

Theo những nghiên cứu sơ bộ trên thế giới, tỷ lệ bệnh nhân mắc Covid-19 không có triệu chứng chiếm khoảng 20 – 40%. Một số nghiên cứu khác cho rằng có thể có đến một nửa số người mang mầm bệnh không có triệu chứng. 

Trong đợt dịch Covid-19 hồi tháng 2 mới đây tại nước ta, qua phân tích từ 240 bệnh nhân Covid-19, Cục Quản lý Khám chữa bệnh nhận thấy có đến 80% bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng.

Bộ Y tế kéo dài thời gian cách ly tập trung từ 14 ngày lên 21 ngày. Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam lưu ý tất cả người trong diện nguy cơ, không nên chủ quan khi thấy cơ thể không có triệu chứng. Tất cả vẫn cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch. Ông nhấn mạnh “quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân”.

Tất cả triệu chứng Covid-19 bạn cần biết: Cách phân biệt với cảm cúm, cảm lạnh

Theo thông tin chính thức từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Covid-19 (viêm phổi Vũ Hán) là một bệnh do một loại virus corona mới có tên là SARS-CoV-2 gây ra. WHO lần đầu biết đến loại virus mới này vào ngày 31/12/2019, sau một báo cáo về một nhóm các ca bệnh ‘viêm phổi do virus’ ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Theo Web MD, một số người mắc Covid-19  nhưng không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết mọi người sẽ có các triệu chứng nhẹ và tự khỏi. Nhưng khoảng 1/6 người sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như khó thở. 

Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn sẽ cao hơn ở người lớn tuổi hơn hoặc có bệnh nền khác như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan virus ra cộng đồng. 

Dưới đây tất cả những triệu chứng của Covid-19 bạn cần biết, theo công bố chính thức từ WHO:

– Các triệu chứng phổ biến nhất khi mắc Covid-19: Sốt, ho khan, mệt mỏi. 

– Một vài triệu chứng ít gặp hơn gồm: Mất vị giác, khứu giác; nghẹt mũi; viêm kết mạc; đau đầu; đau họng; đau cơ hoặc bắp; các loại phát ban da khác nhau; buồn nôn hoặc nôn mửa; tiêu chảy; ớn lạnh hoặc chóng mặt.

– Các triệu chứng khác ít phổ biến hơn như: Cáu gắt, hoang mang, giảm ý thức  (đôi khi kết hợp với co giật), lo lắng, phiền muộn, rối loạn giấc ngủ, các biến chứng thần kinh nghiêm trọng và hiếm gặp hơn (đột quỵ, viêm não, mê sảng và tổn thương thần kinh).

– Các triệu chứng của bệnh Covid-19 nặng: Khó thở, mất cảm giác ngon miệng, hoang mang, đau dai dẳng hoặc áp lực ở ngực, sốt cao (trên 38°C).

Phân biệt giữa mắc Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh và dị ứng

Theo Web MD, vì bệnh nhân mắc Covid-19 có nhiều triệu chứng tương tự cảm cúm, cảm lạnh nên khó có thể biết được bạn đang mắc bệnh nào. Nhưng có một vài hướng dẫn có thể hữu ích.

Bạn có thể bị Covid-19 nếu bị sốt và khó thở, cùng với các triệu chứng được liệt kê ở trên.

– Nếu bạn không cảm thấy khó thở, đó có thể là bệnh cúm. Bạn vẫn nên tự cách ly để đề phòng.

– Có thể là bệnh dị ứng nếu bạn không sốt nhưng ngứa mắt, hắt hơi và sổ mũi.

– Nếu bạn không sốt và mắt không ngứa, có thể bạn đang bị cảm lạnh.

Gọi cho bác sĩ nếu bạn lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào. COVID-19 có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng nên khó chẩn đoán. Xét nghiệm COVID-19 sẽ cung cấp câu trả lời chính xác.

Những điều cần làm để phòng Covid-19?

Thực hiện các bước sau để ngăn chặn Covid-19:

• Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước; sử dụng cồn rửa tay với ít nhất 60% cồn nếu bạn không có xà phòng và nước;

• Hạn chế tiếp xúc với người khác, giữ khoảng cách ít nhất 1,8m và tránh những người bị ốm;

• Đeo khẩu trang ở những nơi công cộng;

• Không chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng trừ khi bạn vừa rửa tay.

• Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà bạn tiếp xúc nhiều.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tuổi trẻ xinh đẹp không phải là vốn liếng lớn nhất của người phụ nữ

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Thầy tu và câu chuyện Cái Khố Rách

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tuổi trẻ xinh đẹp không phải là vốn liếng lớn nhất của người phụ nữ

    Tuổi trẻ xinh đẹp không phải là vốn liếng lớn nhất của người phụ nữ

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

    Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Thầy tu và câu chuyện Cái Khố Rách

    Thầy tu và câu chuyện Cái Khố Rách

x