Bộ tứ cổ ngọc của vua Thiệu Trị

30/07/11, 02:41 Tin Tổng Hợp

– Bảo tàng Lịch sử Việt Nam từ ngày 2/8 sẽ trưng bày bốn chiếc nghiên ngọc độc đáo chế tác dưới thời Thiệu Thị và có khắc những bài thơ của vua. Đây là đồ ngự dụng duy nhất được biết đến của vua Thiệu Trị.

Những chiếc nghiên này năm trong sưu tập đồ ngọc của vương triều Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Nghiên mài son, ô mực hình hoa, hoa văn hai rồng chầu, năm Thiệu Trị 1, 1841
Nghiên mài son, ô mực hình hoa, hoa văn hai rồng chầu, năm Thiệu Trị 1, 1841

Chất liệu ngọc dùng chế tác nghiên là ngọc xanh ghi, ngọc trắng, ngọc trắng điểm vân xanh. Đặc biệt, trong nhóm nghiên ngọc này có bốn chiếc mang niên hiệu chế tạo dưới đời vua Thiệu Trị và đều có khắc bài Ngự chế thi của nhà vua.

Vỏ hộp năm Thiệu Trị 6, 1846, có thơ Ngự chế
Vỏ hộp năm Thiệu Trị 6, 1846, có thơ Ngự chế

Chiếc thứ nhất: Nghiên ngọc màu xanh ghi được đặt trong một chiếc hộp kim loại hình khối hộp chữ nhật có bốn chân thấp. Trên bốn mặt xung quanh hộp khắc hoa chanh và bổ ô khắc sóng nước, cỏ rong, chòm sao thất tinh. Mặt nắp hộp có ô chữ nhật, viền hồi văn chữ T, bên trong ô khắc sáu dòng chữ Hán, từ phải sang trái: dòng một đến bốn là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt gồm 4 dòng x 14 chữ.    Dòng 5: Thiệu Trị nguyên niên Tân Sửu cát nguyệt nhật cung tuyên, nghĩa là: Cung kính khắc ngày tháng lành năm Tân Sửu, năm đầu niên hiệu Thiệu Trị, 1841.

Dòng 6: Ngự chế châu nghiễn thi nhất thủ (một bài thơ Ngự chế về nghiên mài son của vua), trên mặt nghiên ngọc khắc ô mực hình bông hoa bốn cánh, xung quanh khắc hai hình rồng năm móng, chầu viên châu ngọc.

Chiếc thứ hai: có vỏ hộp tương đồng với chiếc nghiên trên và hoa văn khắc xung quanh. Trên mặt nắp hộp, bên trong ô chữ nhật, diềm hồi văn chữ T cũng khắc sáu dòng chữ Hán, từ phải sang trái: Dòng một đến bốn là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt gồm 4 dòng x 14 chữ.

Dòng 5: Thiệu Trị lục niên Bính Ngọ cát nguyệt nhật cung tuyên. (Nghĩa là: Cung kính khắc ngày lành năm Bính Ngọ, năm Thiệu Trị 6, 1846.

Dòng 6: Ngự chế mặc nghiễn thi nhất thủ (Một bài thơ Ngự chế về nghiên mài mực nho của vua). Nghiên ngọc đặt trong hộp màu xanh ghi. Trên mặt nghiên khắc ô mực hình bông hoa bốn cánh, xung quanh khắc hai hình rồng chầu viên ngọc châu trên nền mây.

Nghiên ngọc thạch mài mực nho, năm Thiệu Trị 7, 1847, có thơ của vua
Nghiên ngọc thạch mài mực nho, năm Thiệu Trị 7, 1847, có thơ của vua



Chiếc thứ ba: Nghiên không có vỏ hộp kim loại nhưng tạo hình khối chữ nhật với hai nửa lắp khớp lại (còn gọi là loại nghiên hộp). Cả hai nửa cùng tạo bằng loại ngọc trắng xám. Trên mặt nắp nghiên, khắc và thếp vàng sáu dòng chữ Hán. Từ phải sang trái, dòng một đến bốn là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt gồm 4 dòng x 14 chữ.

Dòng 5: Thạch mặc nghiễn, Thiệu Trị thất niên cung tuyên (Cung kính khắc năm Thiệu Trị 7, 1847. Nghiên ngọc thạch mài mực nho).

Nghiên hộp, năm Thiệu Trị 7, 1847
Nghiên hộp, năm Thiệu Trị 7, 1847

Dòng 6: Ngự chế thi (Thơ Ngự chế). Trên mặt nghiên khắc ô mực hình bông hoa bốn cánh, xung quanh là cành hoa lá phật thủ.

Chiếc thứ tư: Nghiên chế tạo cùng khuôn khổ kích thước kiểu nghiên như trên. Điểm khác là bài ngự chế và dòng 5: (Cung kính khắc năm Thiệu Trị 7, 1847. Nghiên ngọc thạch mài son).

Trên mặt nghiên khắc ô mực, xung quanh là cành hoa lá quả đào và hình con dơi ở góc theo đề tài Phúc- thọ.

Bốn chiếc nghiên ngọc trên đây vô cùng độc đáo và hiếm quý vì đây là đồ Ngự dụng duy nhất được biết thuộc về vua Thiệu Trị, nhà vua thi sĩ.   Và không chỉ xuất hiện trên đồ sứ ký kiểu, chúng ta còn được biết bốn bài Ngự chế thi của nhà vua đã lưu lại trên nghiên ngọc quý với thời gian cụ thể vào các năm 1841, 1846 và 1847. Về nội dung bốn bài thơ ngự chế này còn đang được nghiên cứu và chúng tôi sẽ trình bày trong một dịp khác.

Không biết có bao nhiêu bài thơ, bài văn của vua Thiệu Trị đã ra đời từ những chiếc “mặc nghiễn”, “châu nghiễn” quý hiếm này?

Vua Thiệu Trị (1807- 1847) là vị vua thứ ba triều Nguyễn. Nhà vua là người có biệt nhãn đối với văn học. Sau khi nhà vua băng hà (1848), vua Tự Đức đã tổng kết trong bài văn bia Xương lăng Thánh Đức thần công bi, tại lăng Thiệu Trị (Thừa Thiên- Huế), tạm dịch một đoạn như sau:
   
“Nhà vua đã làm ra hai tập văn, bốn tập thơ, lại làm các tập Ngự đề Đồ hội, Sử luận, Hoàng Huấn, Bắc Tuần, Vũ Công, Cổ kim thể cách, Tài thành phụ tướng, Lịch đại đế vương. Không ngoài sáu bảy năm mà viết thành 14 bộ sách lại còn Chỉ Thiện Đường thi văn Hội tập viết xong khi ở Tiêm để (khi chưa lên ngôi) gồm 16 quyển”.

Thơ vua làm đều mang những nội dung cao thượng, phản ánh đúng phong cách và tư duy của một bậc đế vương thấm nhuần triết lý nho học, luôn luôn nghĩ đến dân đến nước. Trong tờ dụ ban hành vào tháng 7-1846, vua đã nói rằng: “Các bài thơ đều do trẫm nhân bụng nghĩ đến thì tả ra sự việc, cầm đến bút là xong thơ, trong đó đều là những lời nhắc nhở khuyên răn, cung kính cố gắng, thực muốn từ nhà rồi đến nước, cả quan và dân, vừa dạy vừa làm, mong cho nước được thịnh trị”. (Đại Nam Thực lục, T. XXVI, tr. 88).

Nhà vua là người làm thơ nhanh với xúc cảm mạnh về quê hương đất nước con người Việt Nam. Chỉ tính riêng trong chuyến Bắc tuần năm 1842, nhà vua đã làm 173 bài thơ. Theo tài liệu thống kê qua 10 tác phẩm còn để lại của vua Thiệu Trị cho thấy nhà vua đã làm khoảng 4000 bài thơ đủ các thể loại và hàng trăm bài văn xuôi, dài ngắn khác nhau.

Trong số đó, nổi tiếng nhất là hai bài thơ chữ Hán có tên là Vũ Trung Sơn thuỷ (Cảnh trong mưa) và Phước Viên văn hội lương dạ mạn ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên). Cả hai bài này không trình bày theo lối thông thường mà viết thành năm vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng có một số chữ, đếm mỗi bài có 56 chữ (8 dòng 7 chữ), ứng với một bài thơ thất ngôn bát cú, nhìn vào như một “trận đồ bát quái”, vua có chỉ cách đọc và đố là kiếm ra 64 bài thơ trong đó nhưng tới nay chưa ai tìm ra được (Thiệu Trị- Wikipedia tiếng việt).

Trên đĩa sứ hoa lam thuộc dòng đồ sứ ký kiểu của triều Nguyễn có vẽ toàn cảnh chùa Thánh Duyên ở núi Thuý Vân (Thừa Thiên- Huế) kèm theo bốn câu thơ trích trong bài Vân sơn Thắng tích của vua Thiệu Trị, được những người cổ ngoạn rất quan tâm.

 

Kỳ tới: Bộ đồ ăn trầu bằng ngọc trong hoàng cung triều Nguyễn

Nguyễn Đình Chiến

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x