Bộ trưởng Đinh La Thăng: Mất cắp hành lý ở sân bay là “món nợ”

23/06/15, 07:45 Tin Tổng Hợp

(PetroTimes) – Sau khi kiểm tra công tác vận chuyển hành lý tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng khẳng định, việc mất cắp hàng hóa ở sân bay là có tổ chức, có nghiên cứu, có tính toán hẳn hoi chứ không phải tình cờ. Đây là món nợ quyết phải trả…

Chiều 22/6, Bộ trưởng Đinh La Thăng và Thiếu tướng Nguyễn Đình Thuận – Cục trưởng Cục An ninh Kinh tế Tổng hợp Bộ Công an đã đi kiểm tra công tác vận chuyển hành lý tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài.

Tại Ga hàng hóa Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh và lãnh đạo ngành Hàng không Việt Nam đã báo cáo đoàn công tác về quy trình hoạt động của dây chuyền vận chuyển hành lý của hành khách đi máy bay.

Theo ông Vũ Thế Phiệt – Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, do tính chất mùa vụ của hàng hóa vận chuyển, những lúc cao điểm trong năm sân bay phải thuê nhân viên hợp đồng ngắn hạn. Bên cạnh đó, số lượng phương tiện ra, vào sân bay rất lớn nên việc kiểm soát chặt chẽ xem xe chở những gì tại cổng an ninh là rất khó.

Sau khi đi thị sát, Bộ trưởng Đinh La Thăng tỏ rõ thái độ không hài lòng khi tồn tại tình trạng mất cắp hành lý tại sân bay, thậm chí còn gia tăng. Đồng thời nhấn mạnh: “Việc mất cắp hàng hóa ở sân bay là có tổ chức, có nghiên cứu, có tính toán hẳn hoi chứ không phải tình cờ”.

Đoàn công tác kiểm tra dây chuyền vận chuyển hàng hóa.

Người đứng đầu ngành Giao thông Vận tải đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan đến quy trình tuyển dụng nhân sự, trách nhiệm người tuyển dụng vào.

“Các anh phải quản lý, tìm hiểu các đối tượng được tuyển dụng vào làm việc tại các Cảng Hàng không, đặc biệt là công nhân viên làm tại khâu liên quan đến vận chuyển hàng hóa của khách. Công nhân được thuê theo mùa vụ cũng phải được xét tuyển kỹ càng, nếu không sẽ đưa cả kẻ cắp vào làm việc” – Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.

Sau khi kiểm tra các khâu từ dây chuyền vận chuyển hàng hóa đến phòng kiểm soát an ninh, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu tại các khu vực liên quan đến hàng hóa của khách hoặc khu chứa hàng phải lắp đặt thêm camera giám sát. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ đầu vào, đầu ra dây chuyện vận chuyên hành lý.

Trước tình trạng mất cắp hành lý có chiều hướng gia tăng, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói: “Lãnh đạo các cơ quan quản lý trực tiếp phải thấy đây là điều đáng xấu hổ, là món nợ và phải quyết trả cho bằng được, không thể để mãi tình trạng này”.

Trước đó, chiều 18/6, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chủ trì cuộc họp khẩn liên quan đến tình trạng mất cắp hành lý, tài sản ở sân bay.

Báo cáo tại cuộc họp, Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lại Xuân Thanh cho biết, năm 2013 có 205 khiếu nại, năm 2014 có 301 khiếu nại và 6 tháng đầu năm 2015 là 168 khiếu nại của hành khách về việc mất hành lý, tài sản vận chuyển qua đường hàng không. Trong năm 2013, lực lượng an ninh sân bay đã bắt được 8 vụ, năm 2014 bắt được 9 vụ và những tháng đầu năm 2015 bắt được 5 vụ nhân viên hàng không có hành vi trộm cắp tài sản trong hành lý ký gửi.

Bộ trưởng Đinh La Thăng kiểm tra khâu an ninh soi chiếu hành lý.

Về nguyên nhân dẫn đến các vụ trộm cắp tài sản trong hành lý ký gửi được ông Lại Xuân Thanh cho rằng, do cơ sở hạ tầng và quy trình giám sát. Hệ thống camera giám sát chưa bao quát được toàn bộ các khu vực xử lý hành lý, còn một số điểm “mù” ở các cổng ra vào khu bay, nhân viên ngành hàng không chưa có hệ thống soi chiếu để phát hiện các đồ vật bất thường…

Đặc biệt, ông Lại Xuân Thanh cũng đề cập đến việc trách nhiệm của các bên liên quan trong dây chuyền xử lý hành lý chưa được phân định rõ. Từ đó, đa số các trường hợp không kết luận được hành lý bị can thiệp ở giai đoạn nào (đầu sân bay đi hay đến). Việc kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả, các biện pháp phòng ngừa trộm cắp chưa được triển khai đồng bộ… Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc để xảy ra mất cắp hành lý ký gửi của khách đi máy bay.

Tại buổi họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định, vấn đề phòng chống trộm cắp tài sản trong hành lý ký gửi của hành khách qua đường hàng không là một tình trạng hết sức đáng buồn, đáng báo động. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của ngành Hàng không Việt Nam, ngành Giao thông Vận tải mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước Việt Nam. Chúng ta không thể chấp nhận để tình trạng này kéo dài mãi. Nếu không giải quyết triệt để được hiện tượng này là chúng ta có lỗi với đất nước, với nhân dân.

“Việc này, trước hết là trách nhiệm trực tiếp của các đồng chí lãnh đạo các đơn vị của ngành Hàng không. Trong đó có các đơn vị vận chuyển, các Cảng Hàng không, các Cảng vụ, mà trên nhất là Cục Hàng không Việt Nam. Mặc dù Cục Hàng không Việt Nam đã đưa ra các giải pháp và tích cực triển khai hết sức quyết liệt, đồng bộ nhưng rõ ràng hiệu quả chưa đạt được như mong muốn, năm sau vẫn cao hơn năm trước” – Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.

Trước những phân tích, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam tiếp thu đầy đủ các ý kiến để hoàn chỉnh lại báo cáo tổng kết đánh giá về an ninh, an toàn hàng không, trong đó có vấn đề mất cắp tài sản. Phải đánh giá đúng thực trạng, nêu ra đúng nguyên nhân của nạn trộm cắp hàng không. Các cơ quan, đơn vị liên quan phải khẩn trương triển khai ngay các giải pháp cần thiết, cấp bách để kiềm chế, ngăn chặn và giảm đến mức tối đa vấn đề trộm cắp tài sản trong hành lý ký gửi của hành khách qua đường hàng không.

Quy trách nhiệm của người đứng đầu, cụ thể là tổ trưởng, đội trưởng, trưởng ca, người phụ trách ca đến Cảng vụ, Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị có liên quan. Khẩn trương rà soát lại toàn bộ đội ngũ nhân viên từ công tác tuyển chọn, nhân thân, vấn đề lương – thưởng. Tăng cường an ninh bảo vệ nội bộ, tăng cường sự giám sát lẫn nhau, nâng cao nhận thức lãnh đạo, nhân viên, cán bộ có liên quan và coi đây là trách nhiệm của chính mình. Tất cả các vụ việc phát hiện được phải báo cáo cơ quan chức năng xử lý theo quy định.

Thiên Minh

(Năng lượng Mới)

Theo PetroTimes

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x