Bộ ảnh ngoạn mục chụp cá mập dưới nước của cặp đôi thợ lặn tự do
Cùng gặp gỡ với cặp đội thợ lặn tự do chuyên nghiệp nắm giữ kỷ lục nhịn thở dưới nước, những người du lịch khắp thế giới để chụp những bức ảnh tuyệt vời trên đường du ngoạn.
Khi cô lơ lửng dưới nước một con cá mập hổ bắt đầu bơi vòng tròn. Vài trăm mét dưới mặt nước, mà không có một bình dưỡng khí, thời gian đang sắp hết. Nhưng cuối cùng, một máy ảnh đã được bấm máy. Hãy cùng gặp gỡ Christina Saenz de Santamaria, cùng với chồng là một cặp thợ lặn tự do nắm giữ kỷ lục nhịn thở đang đi du lịch khắp nơi trên thế giới để giảng dạy thể thao và chụp các bức ảnh tuyệt vời trên đường du ngoạn.
Lớn lên trên bờ biển phía Đông nước Úc, ở Sydney, cô luôn có một niềm đam mê đối với nước. Nhưng vào năm 2005 trong một chuyến đi lặn biển ở Thái Lan tình yêu của cô với lặn tự do mới bắt đầu. Tình cờ gặp một khóa học lặn tư do trên một hòn đảo nhỏ Koh Tao tại trường Apnea Total, cô bị cuốn hút ngay lập tức. Và ở đây cô cũng đã gặp người chồng tương lai của mình, người đồng sáng lập trường, Eusebio Saenz de Santamaria. Hơn một thập kỷ sau đó, Christina là một trong những thợ lặn tự do thành công nhất ở Australia, với tám kỷ lục quốc gia gắn với tên tuổi cô.
Hôm nay, cô có thể nín thở trong thời gian đáng kinh ngạc là 6 phút, trong khi chồng cô có thể đạt được một con số khổng lồ là nín thở trong 8 phút không cần oxy.
Eusebio, xuất thân từ Billbao ở miền bắc Tây Ban Nha, đã giảng dạy lặn tự do cho hàng ngàn người đam mê môn thể thao này trong nhiều năm. Là một người ba lần giữ kỷ lục quốc gia về nín thở, anh vẫn tiếp tục tiến xa hơn trong lĩnh vực này và là một trong số ít người có khả năng lặn tới hơn 100 mét. Không bằng lòng với những kỷ lục cá nhân, tháng Chín năm ngoái cặp đôi này đã cùng nhau tạo nên một kỷ lục thế giới tại cuộc thi lặn sâu 100 mét Tandem Variable Weight.
Độ sâu tối đa ở vịnh Thái Lan, nơi ở của cặp đôi, chỉ sâu khoảng 45-48 mét, vì vậy trong những năm gần đây, cặp đôi đã bắt đầu đi du lịch quốc tế, tìm kiếm những vùng nước sâu hơn. “Chúng tôi đi du lịch khắp nơi trên thế giới như Caribbean hay Địa Trung Hải và tìm những nơi sâu. Gần đây chúng tôi đã ở Roatan (Honduras),” Christina nói.
Trong khi lặn tự do có thể mở ra cho người sống trên cạn cả một thế giới dưới biển cả, nó là một môn thể thao mạo hiểm nếu không được luyện tập đúng cách. Trong khi thảo luận về những rủi ro, Christina nói rằng quy tắc đầu tiên của lặn tự do là: không bao giờ lặn một mình. “Nếu bạn chìm vào trạng thái mất ý thức trong vùng nước cạn, có nghĩa là về cơ bản nếu bạn bị mất ý thức trong 5 mét cách bề mặt nước hay trên bề mặt, không có ai ở đó để cứu bạn cả.“
“Bạn thực sự phải kết nối với chính mình và biết khả năng của mình, tôn trọng cơ thể và tâm trí của chính bạn. Nó có rất nhiều thứ nhưng nếu bạn lặn với các quy tắc an toàn, bạn sẽ luôn an toàn“.
Ảnh chụp Christina nhìn lên mặt nước trong khi bám vào một tảng đá vôi, một hang động tự nhiên dưới nước ở Mexico. Một lối sống lành mạnh là rất quan trọng đối với cuộc sống của người lặn tự do nhưng đối với bộ đôi này, nó đi theo khá tự nhiên. “Chúng tôi luôn đến phòng tập thể dục và dành nhiều thời gian ở trong nước vì huấn luyện lặn tự do tốt nhất là lặn tự do. Với một lối sống lành lạnh, chúng tôi luôn quan tâm đến chế độ ăn, và khi bạn đang tập luyện, bạn sẽ cảm thấy rất khỏe mạnh.“
Cặp đôi phân đôi năm ra làm hai, một nửa ở Thái Lan và một nửa đi du lịch xa. Khi họ đặt chân đến một địa điểm lặn mới, giống như chuyến thăm Honduras gần đây, họ sẽ bỏ ra hai đến bốn tháng để thích nghi với vùng nước mới và chuẩn bị cơ thể để đối phó với áp lực họ sẽ phải đối diện.
“Chúng tôi phải chắc chắn rằng chúng tôi hít đủ không khí có thể và chúng tôi bắt đầu lặn xuống. Chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng tôi đạt được sự cân bằng,” Christina nói. “Khi chúng tôi lặn sâu hơn và sâu hơn áp lực càng ngày càng lớn tại 80 mét, 100 mét áp lực tại độ sâu này có thể ép phổi bạn xuống kích thước của một quả cam.“
Cô nói thêm: “Chúng tôi phải đảm bảo rằng chúng tôi đã chuẩn bị trước để chắc chắn rằng phổi, lồng ngực, màng ngăn của chúng tôi thực sự linh hoạt. Và chúng tôi cũng phải duy trì sự tập trung tinh thần mạnh mẽ khi chúng tôi đang đi xuống.“
“Chúng tôi muốn nhịp tim của mình giảm xuống. Chúng tôi hầu như đạt đến trạng thái thư thái và tỉnh tháo như thiền định.“
Trong khi vòng quanh Trái Đất, những thợ lặn tự do có nhiều hoàn cảnh gặp phải mà hầu hết sẽ chết vì nó. Họ đã bơi lội với cá heo Spinner ở Hawaii (trong ảnh chụp), cũng như mặt đối mặt với cá mập hổ ở Bahamas và cá mập báo ở biển Andaman.
Với những sinh vật biển to lớn này, Christina giải thích rằng những con cá mập biển bị hiểu lầm về sự hung dữ của chúng. Với mỗi cuộc gặp gỡ dưới nước, cặp đôi cố gắng tìm hiểu về cách từng loại cá mập ứng xử trong môi trường sống tự nhiên của nó. Với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm của họ với cộng đồng yêu đại dương rộng lớn, cặp đôi đã chụp những bức ảnh đẹp trong quá trình lặn của họ.
“Chúng tôi vừa là nhiếp ảnh gia vừa là người mẫu,” Christina nói. “Chúng tôi sẽ thảo luận trước về kiểu ảnh mà chúng tôi sẽ chụp. Khi bạn đang ở trong nước bạn phải linh hoạt và nhanh nhẹn vì đại dương là một con thú dữ.“
Nhiếp ảnh dưới nước là một trải nghiệm đầy thử thách. Nhưng khi thực hiện tốt, kết quả đơn là những cảnh quan tuyệt đẹp. Ảnh chụp Christina trong tay cầm một ống nhựa PVC đặt nhẹ nhàng giữa cô và con cá mập đang tiến đến quá gần, cô nói rằng các kỹ năng của họ chủ yếu là tự học qua thử và sai trong những năm qua.
“Nó cũng rất khó khăn vì bạn đang lặn tự do xung quanh chỉ với một hơi thở và giữ thiết bị chụp ảnh. Bạn phải lặn xuống, di chuyển xung quanh, tranh thủ chọn nơi và phải sáng tạo. Tất cả xảy ra rất nhanh chóng.“
“Chúng tôi có một ý tưởng sáng tạo về cách chúng tôi muốn bày tỏ cảm giác của người lặn tự do với những người khác, những người chưa biết về nó. Đây là lý do mà chúng tôi sử dụng hình ảnh và video để thử bày bỏ cảm giác kỳ lạ và tự do khi chúng tôi ở dưới nước,” Christina nói.
Trong khi đó, mỗi năm danh sách của cặp đôi này tiếp tục phát triển với những cuộc phiêu lưu dưới nước. Christian nhiệt tình nói: “Chúng tôi rất muốn bơi cùng cá voi lưng gù ở Tonga. Chúng tôi yêu lặn tự do với cá kình ở Na Uy – những vịnh hẹp này có thể rất lạnh. Và tôi nghĩ cá nhà táng cũng sẽ được liệt kê vào danh sách.“
Vậy cô hy vọng mọi người nhận thấy điều gì từ những bức ảnh của mình? “Đó là một thế giới khác ở sâu dưới này – một thế giới phép thuật – một thế giới chúng ta biết rất ít về nó. Tôi hy vọng rằng công việc này sẽ thay đổi nhận thức về động vật dưới nước chẳng hạn như những con cá mập và chúng tôi muốn khuyến khích người khác đi ra ngoài và trải nghiệm đại dương. Cho dù có là lặn tự do hay lặn và bất kỳ hình thức nào khác vì đại dương mà cái chúng ta cần bảo vệ cũng như tất cả các sinh vật biển.“
Thanh Phong dịch từ CNN