BizTALK: Mắc ca, từ “vì sao” đến “như thế nào”

14/04/15, 10:00 Tin Tổng Hợp

BizLIVE – Đưa cây mắc ca về Việt Nam hơn một thập kỷ trước, cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn kỳ vọng loại cây này sẽ giúp nông dân thoát nghèo, trở nên giàu có. Tuy nhiên, hiện vẫn còn những băn khoăn về sự phát triển của mắc ca tại Việt Nam. Những thắc mắc này sẽ được giải đáp tại cuộc tọa đàm trực tuyến trên BizLIVE vào sáng nay 14/4/2015.

Toàn cảnh cuộc tọa đàm trực tuyến trên BizLIVE vào sáng nay 14/4/2015.

Đây là nội dung chính của cuộc tọa đàm – phỏng vấn đang được trực tuyến trên BizLIVE với chủ đề: Mắc ca, từ “vì sao” đến “như thế nào”.
8h30: Buổi tọa đàm chính thức được bắt đầu tại Phòng Event 4, Ground Floor – Khách sạn JW Marriott Hanoi, số 8 Đỗ Đức Dục, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Cuộc tọa đàm – phỏng vấn trực tuyến này có sự tham gia của:

– Ông Quách Đại Ninh, Vụ phó Vụ Phát triển rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– TS. Nguyễn Trí Ngọc, Tổng Thư ký Tổng Hội nông nghiệp Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT)

– GS. Hoàng Hòe, nguyên Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng.

– Ông Nguyễn Đức Phong, Ủy viên chuyên trách, kiêm Vụ trưởng Vụ kinh tế – Ban chỉ đạo Tây Nguyên
– TS. Trần Vinh, Phó viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên

– Ông Hoàng Tùng, Tổng giám đốc CTCP Vina Macca

– TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Ngân hàng LienVietPostBank

– Nông dân Bùi Hữu Hòa, thôn Phúc Hưng, xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Ngay từ bây giờ, các bạn độc giả quan tâm có thể gửi câu hỏi cho các vị khách mời trong box bên dưới.

Bạn đọc có thể ấn F5 để cập nhật liên tục nội dung mới của buổi tọa đàm.

BizLIVE xin trân trọng cảm ơn sự tham gia của các bạn!

Ông Nguyễn Cao Cương, Tổng biên tập BizLIVE.vn

Ông Nguyễn Cao Cương, Tổng biên tập BizLIVE.vn: Đưa cây mắc ca về Việt Nam hơn một thập kỷ trước, cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn kỳ vọng loại cây này sẽ giúp nhiều nông dân thoát nghèo, thậm chí trở nên giàu có, đồng thời mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho Việt Nam.
Những điều ông ấp ủ đã bắt đầu được chứng minh trên thực tế.

Hiện tại, nhiều địa phương tại Việt Nam – đặc biệt tại khu vực Tây Nguyên – đang trồng, nhân giống và đã cho thu hoạch mắc ca. Nhiều hộ nông dân được ghi nhận đã có cuộc sống khấm khá hơn, nhờ vào loại “cây nữ hoàng” này.

Trên thế giới, nhiều nước đã và đang đẩy mạnh phát triển diện tích mắc ca, như Australia, Mỹ, Nam Phi, Trung Quốc…

Do cây khá kén đất và khí hậu, nguồn cung mắc ca hiện vẫn thấp hơn cầu, dẫn đến đây là một trong những mặt hàng nông sản có giá trị nhất trên thị trường thế giới.

Dù vậy, sẽ còn nhiều câu hỏi cần phải giải đáp, để sự phát triển của mắc ca tại Việt Nam là bền vững.

Xin GS Hoàng Hòe cho biết, cây mắc ca trên thế giới thế nào và ở Việt Nam hiện nay ra sao?
GS. Hoàng Hòe, nguyên Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng

GS. Hoàng Hòe, nguyên Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng: Tôi đã đi thăm rất nhiều trang trại trồng mắc ca tại Úc. Có thể nói mô hình của họ rất hay, khí hậu khu vực này tương đương với Tây Nguyên ở Việt Nam.
Cố Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã tổ chức những đoàn khảo sát sang Úc và có ý kiến chỉ đạo là sẽ làm nhanh để phát triển cây mắc ca.
Ở Việt Nam không phải chỗ nào cũng phát triển được cây Mắc ca, chỉ có Tây Nguyên và Tây Bắc là phù hợp.
Nhiều công đoạn đã làm như: Tìm cây, giống, hạt… mời các chuyên gia Úc sang làm. Các lãnh đạo Bộ Nông nghiệp qua các thời kỳ đều rất ủng hộ cây Mắc ca.
Lúc đầu trồng ở Ba Vì chỉ là những cây thường sinh khoảng những năm 1992, 1993. Sau này chúng ta mới có cây nhập.
Hiện chúng ta đã kết hợp với các chuyên gia Úc hỗ trợ cho nông dân kinh nghiệm trồng tại các vườn ươm và cả trên thực tế.
Cho đến giờ, tuy chưa có tổng kết nhưng theo tôi, có lẽ trên đất nước Việt Nam đã có khoảng 1 triệu cây. Trong đó có khoảng 1 nửa là cây thường sinh, còn lại là cây ghép.
Các cây ghép chúng ta đã tập hợp từ các nước như Úc, Trung Quốc, Thái Lan và Hawai
Diện tích khoảng 5.000ha chứ không phải là 2.000ha như một số thông tin đang nói.

BIZLIVE

Click vào đây để đặt câu hỏi cho các diễn giả

Gửi câu hỏi ở đây
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu

Họ và tên: *
Email: Tuổi, Nơi ở, Nghề nghiệp,…: *
Nội dung câu hỏi:
Tin liên quan Bộ NN&PTNT cấm nhập giống mắc ca vì mục đích thương mại Bộ NNPTNT báo cáo Thủ tướng: Chỉ nên trồng 10.000 ha mắc ca Cấp tập trồng cây mắc ca: Lời chốt đầy trách nhiệm Thấy gì đằng sau việc đại gia đổ vốn lớn làm nông nghiệp? Kỳ vọng đổi đời từ mắc ca: Thiếu thận trọng sẽ “mất cả chì lẫn chài”
Cùng dòng sự kiện

Theo BizLive

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x