Binh lính TQ sợ hãi khóc lóc vì sắp bị đưa đến biên giới Trung-Ấn làm bia đỡ đạn?

23/09/20, 08:03 Trung Quốc

Gần đây, một đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy cảnh những binh lính Trung Quốc đang khóc lóc khi bị đưa đến biên giới Trung-Ấn. Có người nói rằng họ khóc vì lòng nhiệt huyết và yêu nước, nhưng có người lại cho rằng họ như vậy là vì lúc đầu cứ ngỡ vào quân đội là có được tiếng tăm danh vọng, bây giờ lại bị đưa đi làm bia đỡ đạn, vì quá buồn nên mới khóc lóc thảm thiết.

Video được lan truyền trên mạng xã hội về những người lính TQ. (Ảnh: Twitter)

Tình hình biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ hiện vẫn đang trong tình trạng căng thẳng, thậm chí nguy cơ xung đột có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Vài ngày trước, một đoạn video được lan truyền trên Facebook và Twitter cho thấy một tốp bộ đội Trung Quốc sắp được điều đến biên giới Trung-Ấn, đang cất cao tiếng hát trên một chiếc xe buýt nhỏ, nhưng hầu như ai cũng mắt mũi đỏ hoe.

Ngày 20/9, người dùng Facebook Pakistan “Zaid Hamid” đã chia sẻ đoạn video này và viết: “Đoạn video độc quyền từ căn cứ quân sự Bắc Kinh. Những người lính Trung Quốc này sẽ được điều đến biên giới Ladakh và phải đối mặt với quân đội Ấn Độ. Chính sách một con đã làm tổn hại nghiêm trọng đến động lực của những người anh em Trung Quốc. Tuy nhiên, Pakistan ủng hộ Trung Quốc, các bạn hãy dũng cảm lên”.

Cư dân mạng Trung Quốc “Lin Caijun Michael’s New Number” cũng cho biết trên Twitter cùng ngày: “Khi những người lính Trung Quốc được cử đến biên giới Trung-Ấn hát trong xe, họ không thể kìm được nước mắt. Nghĩ cũng phải, tốn bao tiền bạc để gia nhập quân đội, dự định ban đầu là ‘lấy tiếng’, theo đuổi hư danh, chỉ chuyên ‘làm vương làm tướng’, nhưng bây giờ lại bị biến thành bia đỡ đạn”. Đoạn video này cũng khiến cư dân mạng bàn tán sôi nổi.

 

Trên thực tế, nguồn gốc của đoạn video này vẫn chưa được xác định. Cư dân mạng “Zaid Hamid” đăng lại cũng cho rằng đoạn video không đáng tin cậy, nên không rõ thời gian và địa điểm quay. Tuy nhiên, từ video có thể thấy, binh lính Trung Quốc cầm khẩu trang trong tay, nên có thể phán đoán thời điểm của đoạn video là trong thời gian gần đây.

Tiết lộ “thương vong nặng nề” của binh lính Trung Quốc

Vào tối ngày 15/6, binh lính Trung Quốc và Ấn Độ đã nổ ra một cuộc xung đột khốc liệt ở Thung lũng Galwan, cả hai bên đều bị thương vong nặng nề. Phía Ấn Độ chỉ trích rằng cuộc xung đột này do Trung Quốc khiêu khích. Các nhà chức trách Ấn Độ thông báo rằng hơn 20 binh sĩ đã thiệt mạng trong cuộc xung đột, nhưng Trung Quốc chưa tiết lộ con số thương vong cụ thể.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Singh tiết lộ tại cuộc họp rằng, trong cuộc xung đột đẫm máu đó, quân đội Ấn Độ đã gây ra thương vong nặng nề cho quân đội Trung Quốc.

Trước đó, Singh cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Ấn Độ: “Trung Quốc đã mất ít nhất 40 binh sĩ trong cuộc xung đột. Nếu phía Ấn Độ chúng tôi có 20 người hy sinh, thì thương vong của phía Trung Quốc ít nhất gấp đôi con số đó”.

Hai bên đều vượt quá giới hạn “cấm nổ súng”

Trong những ngày gần đây, căng thẳng ở biên giới Trung-Ấn ngày càng leo thang, và hai bên đã vượt quá ranh giới “cấm nổ súng”. Theo tờ “India Express” dẫn lời một quan chức cấp cao của Ấn Độ, trong tuần đầu tiên của tháng 9, thực tế đã xảy ra “nhiều vụ” nổ súng ở hai bờ bắc nam của hồ Pangong Tso, và cả hai bên đã nã hàng trăm viên đạn. Tình hình rất nguy hiểm.

Quan chức này cho hay: “Hai phát súng đã được bắn ở Mukhopad, một ngày sau chúng tôi mới biết”. Sau đó, để tranh giành vị trí chiến lược trên bờ phía bắc của hồ Pangong Tso, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã đối đầu trên đỉnh Ngón 3 (Finger 3) và Ngón 4 (Finger 4), hai bên đã bắn ra tới 100- 200 viên đạn.

Tính đến thời điểm hiện tại, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không đưa ra tuyên bố hay phản ứng nào về vụ xả súng quy mô lớn này. Theo tờ “Thời báo Kinh tế” Ấn Độ ngày 12/9 dẫn lời giới thạo tin cho hay, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã tiến vào “trận địa nổ súng tấn công” của nhau tại khu vực đèo Spanggur trên bờ nam hồ Pangong.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x