‘Biển Đông đang hun đúc tình cảm và biểu tượng yêu nước của người Việt’

16/06/15, 09:30 Tin Tổng Hợp

(TNO) “Khi bạn nhìn vào lịch sử lâu dài của Việt Nam sống cạnh Trung Quốc, bất kỳ mâu thuẫn nào với láng giềng này cũng dễ dàng trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa dân tộc và bản sắc dân tộc. Vì vậy, chúng ta có thể thấy tình cảm và biểu tượng yêu nước đang được hun đúc bởi vấn đề Biển Đông”, tiến sĩ Alexander Vuving nhận định.

Bức vẽ tả lại cảnh bộ đội ta giữ cờ trên đảo Gạc Ma trong cuộc thảm sát do hải quân Trung Quốc tiến hành vào tháng 3.1988 – Ảnh chụp lại

Thanh Niên Online xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc phần cuối bài phỏng vấn của tiến sĩ Alexander Vuving được Patrick Renz và Frauke Heidemann của chuyên trang IR.asia thực hiện. Cuộc phỏng vấn xoay quanh vấn đề Biển Đông, từ đang tiến hành đến các vụ kiện được đưa ra, các cội nguồn lịch sử của các tranh chấp lãnh thổ này, và quan hệ Mỹ – Trung Quốc.

Tiến sĩ Alexander Vuving, chuyên gia nổi tiếng chuyên nghiên cứu các lãnh vực về an ninh châu Á, Đông Nam Á, Trung Quốc, Việt Nam và Biển Đông, ông hiện là Phó Giáo sư tại trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Honolulu, Mỹ.

Khi nhìn vào khu vực và nội dung của các yêu sách, chúng ta sẽ nghĩ đến các vấn đề như tài nguyên cá, các tuyến đường giao thông hàng hải và nhiên liệu hóa thạch. Ông nghĩ điều gì đang thúc đẩy các bên yêu sách chính là Việt Nam, Philippines và Trung Quốc?

TS. Alexander Vuving: Điều này rất phức tạp. Câu chuyện phổ biến trên báo chí quốc tế nói rằng tất cả là vì dầu mỏ hoặc các nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng vấn đề này là cực kỳ phức tạp vì lịch sử tranh chấp lâu đời và vì sự phức tạp trong các lợi ích của các bên yêu sách.

Philippines bắt đầu quan tâm đến quần đảo Trường Sa trong thập niên 1960 và 1970. Lợi ích chính ban đầu của Philippines liên quan đến tài nguyên, cụ thể là dầu mỏ. Câu chuyện cũng tương tự với Malaysia, quốc gia bắt đầu đưa ra yêu sách với quần đảo Trường Sa vào thập kỷ 1970 và 1980 sau khi UNCLOS được ký kết và khi tiềm năng dầu tại đây đủ lớn trong con mắt của Malaysia.

Nhưng đối với Trung Quốc và Việt Nam thì câu chuyện phức tạp hơn nhiều. Ví dụ như lợi ích Việt Nam ở Biển Đông đã có lịch sử vài thế kỷ. Nếu nhìn vào các tài liệu của triều Nguyễn thế kỷ XIX, trong đó đề cập đến các vấn đề liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa, chúng ta có thể thấy rằng mối quan tâm chính của Việt Nam ở đây là an ninh. Việt Nam xem quần đảo Hoàng Sa rất quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển trong thế kỷ XIX.

Trong những năm đầu thế kỷ XX, khi Trung Quốc chú ý tới Biển Đông và nhìn ra lợi ích ở các đảo nhỏ ở đấy và cử tàu khảo sát chúng, điều này cũng chủ yếu vì lý do an ninh. Đó là khi Nhật Bản tiến về phía nam qua Biển Đông, và tìm cách bành trướng lãnh thổ theo hướng đó. Trung Quốc cảm thấy họ cần phải kiểm soát các khu vực này để cảm thấy an toàn hơn trước sự bành trướng của Nhật Bản trong vùng Tây Thái Bình Dương. Đối với cả Trung Quốc và Việt Nam thì vấn đề chính yếu là an ninh.

Trung Quốc cấp tập xây dựng phi pháp trên bãi Tư Nghĩa của Việt Nam – Ảnh: Mai Thanh Hải
Sau đó là đến thời đại của dầu hỏa, của những phát hiện về tài nguyên và công nghệ cho phép khám phá đáy biển và UNCLOS (Công ước LHQ về Luật biển), bộ luật cho phép mỗi quốc gia có được 200 hải lý ngoài khơi bờ biển của mình để làm chủ về kinh tế và khai thác tài nguyên. Khu vực này trong một số trường hợp còn lớn hơn phần đất liền của các quốc gia ven biển. Do đó, họ đã phát triển lợi ích liên quan đến các nguồn tài nguyên tại đây.
Dầu mỏ cũng là một yếu tố trong đó, nhưng đối với Trung Quốc thì tài nguyên tại đây có một thứ thú vị hơn nhiều so với với dầu mỏ và khí đốt: đó là băng cháy (*). Với công nghệ hiện tại thì băng cháy chưa thể khai thác ở quy mô thương mại nhưng Trung Quốc tin rằng băng cháy có thể là nguồn nhiên liệu của thế kỷ XXI và Trung Quốc đã phát hiện ra một số khu vực ở Biển Đông có thể khai thác loại hình này của mê-tan . Câu chuyện trở nên phức tạp hơn với sự phát hiện các nhiên liệu mới và sự phát triển của công nghệ.

Khi Biển Đông trở thành một điểm nóng xung đột, nó gợi lên những tình cảm yêu nước
TS. Alexander Vuving

Một yếu tố khác cũng làm bùng lên căng thẳng trong khu vực là chủ nghĩa dân tộc. Khi Biển Đông trở thành một điểm nóng xung đột, nó gợi lên những tình cảm yêu nước, và trên thực tế ngay cả đối với các quốc gia như Philippines vốn không có chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ như Việt Nam và Trung Quốc thì họ cũng dấy lên những tình cảm yêu nước liên quan đến biển Đông.

Ví dụ như Philippines đã đổi tên Biển Đông mà quốc tế quen gọi là Biển Hoa Nam thành Biển Tây Philippines và với một số người Philippines thì biển đã trở thành một biểu tượng cho khả năng đứng lên để chống lại Trung Quốc của nước họ.

Khi nhìn vào lịch sử lâu dài của Việt Nam sống cạnh Trung Quốc, bất kỳ mâu thuẫn nào với láng giềng này cũng dễ dàng trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa dân tộc và bản sắc dân tộc. Vì vậy, chúng ta có thể thấy tình cảm và biểu tượng yêu nước đang được hun đúc bởi vấn đề Biển Đông.

Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng tuần tra ngang đá Gạc Ma đang bị Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng phi pháp – Ảnh: Mai Thanh Hải
Một yếu tố thứ tư mà đối với Trung Quốc có lẽ là quan trọng hơn cả là vị trí chiến lược của Biển Đông. Đây là nơi có sự tập trung lớn của các luồng giao thông trên biển (SLOC) giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 80% nguồn cung cấp dầu mỏ sang Nhật, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc, cũng như một nửa lượng thương mại hàng hóa của châu Á đi qua Biển Đông.
Đối với một cường quốc toàn cầu như Mỹ, Biển Đông trấn giữ các luồng giao thông quan trọng nhất giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Do đó vấn đề ở đây không chỉ là về tài nguyên, chủ nghĩa dân tộc, hay việc phòng thủ đất liền.

Biển Đông rất quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào muốn trở thành cường quốc số 1 ở châu Á. Bắt chước cách nói của Mackinder, một trong những cha đẻ của thuyết địa chính trị, thì ta có thể nói rằng ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị Đông Á . Và với sự trỗi dậy của châu Á và sự tập trung của cải, sức sản xuất và sức mạnh kinh tế ở Đông Á, ai thống trị khu vực này sẽ thống trị cả thế giới trong thế kỷ XXI.

– Trong khi phân tích quan hệ Trung Quốc và Mỹ, ông đánh giá như thế nào về quan hệ cường quốc kiểu mới này vốn đã được nhấn mạnh rất nhiều ở Trung Quốc?

TS. Alexander Vuving: Tôi nghĩ rằng đây là một phương sách của Trung Quốc để đánh lừa Mỹ. Ban đầu nó đã được

Với sự trỗi dậy của châu Á và sự tập trung của cải, sức sản xuất và sức mạnh kinh tế ở Đông Á, ai thống trị khu vực này sẽ thống trị cả thế giới trong thế kỷ 21
TS. Alexander Vuving

Trung Quốc đề xuất để tái định nghĩa mối quan hệ với Mỹ, để xây dựng một mối quan hệ chưa từng có giữa hai cường quốc quan trọng trên thế giới, khác với mối quan hệ điển hình giữa các cường quốc trong quá khứ.

Mỹ bị lôi cuốn vào phương sách này trong thời gian đầu, nhưng sau một thời gian họ nhận ra rằng đây chỉ là một cái bẫy. Những gì Trung Quốc muốn không phải là một loại quan hệ kiểu mới mà là sự thừa nhận của Mỹ đối với các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Đấy là ý tưởng đằng sau lời đề nghị của Trung Quốc.

Rõ ràng, lợi ích cốt lõi của Trung Quốc như được định nghĩa bởi Trung Quốc là điều mà Mỹ không thể chấp nhận hoàn toàn. Mỹ có thể chấp nhận một phần của nó, nhưng không phải tất cả. Hiện nay, Mỹ không còn nhắc đến câu chuyện này nữa. Bạn có thể nghe thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về nó, nhưng sẽ không nghe thấy điều này từ bất kỳ nhà lãnh đạo Mỹ nào.

– Xin cảm ơn ông rất nhiều!

Thiên Hương
(Dự án Đại sự ký Biển Đông)

(*) Băng cháy ở dạng tinh thể băng với khí mê-tan được khóa ở bên trong. Chúng được tìm thấy đầu tiên ở bờ của thềm lục địa nơi mà đáy biển sụt mạnh xuống đáy đại dương.

Theo Thanh Niên

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x