Bí ẩn xung quanh 4 chiếc mũ vàng ở thời kỳ đồ đồng

06/02/15, 15:35 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Những khám phá di tích và hiện vật cổ đáng kinh ngạc thách thức sự hiểu biết của nhân loại về xã hội và nền văn hóa cổ đại, cung cấp nhiều thông tin thú vị về các nền văn minh trong quá khứ. Một ví dụ điển hình cho điều này là việc phát hiện bốn chiếc mũ vàng hình nón từ thời kỳ đồ đồng.

Bốn mũ vàng, từ trái qua phải:  Vienve, Pháp (1844), Miền Nam nước Đức hoặc Thụy Sĩ (1996), Schifferstadt, Đức (1835), Ezelsdorf, Đức (1953).

Được phát hiện tại các địa điểm và thời gian khác nhau, bốn mũ vàng có nhiều điểm tương đồng về kích thước, hình dáng, kiểu mẫu và kết cấu. Hình dạng nón của chúng khá giống mũ đội của những phù thủy hay pháp sư. Điều này dẫn đến suy đoán, những cái mũ này được đội bởi những người đảm nhận công việc này. Trên mũ, người ta khắc những biểu tượng có lẽ từng được dùng để dự đoán các thời điểm trong hoạt động nông nghiệp hay tính toán thiên văn, qua đó có thể nâng cao vị thế thiêng liêng của người đội.

Bốn mũ vàng là phát hiện hiếm có thuộc thời kỳ Đồ Đồng (3300 – 700 năm TCN). Tất cả các mũ đều được tạo ra vào khoảng giữa của giai đoạn này, tức là từ 1400 – 800 năm trước Công Nguyên. Mỗi cái được phát hiện riêng lẻ tại các địa điểm khác nhau, trong suốt 160 năm qua, bởi ba người ở Đức và một người ở Pháp. Tất nhiên, có thể nhiều mũ vàng hơn sẽ được phát hiện trong tương lai.

Những di vật này được làm từ vàng tấm, với thiết kế thiên văn phức tạp, hẳn được tạo ra từ những đôi tay cực kì khéo léo. Bốn chiếc mũ đều có những đặc điểm chung nổi bật, nhưng cũng có những đặc điểm đặc trưng riêng.

Chiếc mũ vàng thời kỳ đồ đồng (1000 – 800 năm trước Công Nguyên). (Wikimedia Commons)

Chiếc mũ đầu tiên được phát hiện vào năm 1835, tại Schifferstadt, Đức. Nó được gọi là Mũ vàng Schifferstadt. Chiếc mũ này dường như bị ai đó cố tình chôn lấp, và được một người nông dân phát hiện. Nó là cái ngắn nhất trong bốn cái mũ, cao chỉ 29.6 cm. Chiếc mũ được trang trí bằng những đường viền chạy dọc theo hết đường kính mũ. Mỗi đường viền có một kiểu họa tiết thiết kế đặc trưng, như hình tròn, hình đĩa, và hình trông giống con mắt. Mũ vàng Schifferstadt có niên đại vào khoảng 1400-1300 năm trước Công Nguyên.

Mũ vàng Schifferstadt (Wikimedia Commons)

Chiếc mũ thứ hai được phát hiện là Mũ vàng Avanton hình nón ở Pháp năm 1844. Mũ Avanton xuất hiện trong khoảng thời gian giữa 1000-900 năm trước Công Nguyên, và là chiếc duy nhất không có vành. Tuy nhiên, dấu hiệu hư hại chỉ ra, mũ Avanton trước kia cũng có vành. Hình nón cao 55 cm, Mũ Avanton cũng có các đường viền với các hình tròn lặp đi lặp lại.

Mũ vàng Avanton hình nón (Wikimedia Commons)

Chiếc mũ thứ ba là chiếc mũ vàng Ezelsdorf-Buch, được phát hiện gần Ezelsdorf, Đức, vào năm 1953. Chiếc mũ vàng hình nón Ezelsdorf là cái cao nhất trong bốn chiếc mũ, với chiều cao 88 cm, và vẫn kiểu đường viền có hình tròn lặp đi lặp lại, ngoài ra còn có hình đĩa và hình giống con mắt. Chiếc mũ có niên đại khoảng 1000-900 năm trước Công Nguyên.

Cái nhìn cận cảnh Mũ vàng hình nón Ezelsdorf-Buch cho thấy các thiết kế phức tạp được khắc trên những tấm vàng. (Wikimedia Commons)

Xuất xứ của chiếc mũ vàng thứ tư chưa xác định, nhưng có thể nó đã được tìm thấy ở miền Nam nước Đức hay Thụy Sĩ. Chiếc mũ gây được sự chú ý ở triển lãm Thương mại Nghệ thuật Quốc tế năm 1995. Chiếc mũ có niên đại khoảng 1000-800 năm trước Công Nguyên, được biết đến với cái tên là Mũ vàng Berlin, vì nó được bảo tàng Berlin mua lại. Chiếc mũ có chiều cao 75cm, với các đường viền hình tròn giống như những cái khác.

Chi tiết của chiếc Mũ vàng Berlin (Wikimedia Commons)

Mục đích của những chiếc mũ vàng vẫn chưa xác định. Dù được tìm thấy ở những khu vực khác nhau, nhưng người ta suy đoán có thể chúng có cùng mục đích sử dụng.

Trong một khoảng thời gian, những chiếc mũ được cho là biểu tượng của khả năng sinh sản, có lẽ do hình dạng của chúng. Các nhà nghiên cứu cho rằng những chiếc mũ là một phần của trang phục cổ đại, đó có thể là bộ áo giáp, hay chiếc bình dùng trong nghi lễ. Sau đó, chúng lại được xem là những vật dụng được đặt trên những chiếc cọc tại các điểm cúng tế như một món đồ trang trí. Hoặc có người suy đoán chúng thuộc về các pháp sư như đã nói ở trên.

Thời gian gần đây, các nhà khảo cổ và sử học Đức cho rằng trên thực tế, những chiếc mũ đã được các pháp sư sử vào thời kỳ Đồ Đồng. Lập luận được đưa ra liên quan đến biểu tượng chiêm tinh được dùng để theo dõi các ngôi sao và Mặt trời, dự đoán thời tiết trong nông nghiệp, cụ thể là thời điểm trồng trọt và thu hoạch. Những họa tiết trên chiếc mũ được cho là ám chỉ đến “Vua pháp sư”, bởi chỉ có họ mới có thể đưa ra những dự đoán này và được cho là có quyền lực siêu nhiên. Vào thời cổ đại, khả năng dự đoán về khí hậu được xem là sức mạnh thần thánh.

Wilfried Menghin, Giám đốc Bảo tàng Berlin, đã nghiên cứu  kỹ về những chiếc mũ. Theo Menghin, Vua pháp sư “sẽ được xem là vị Thần của Thời gian, là người có khả năng tiếp cận kiến thức thần thánh, và kiến thức này cho phép họ nhìn thấy tương lai”. Menghin cho biết, biểu tượng Mặt trời và Mặt trăng là phù hợp với “chu kỳ meton”, chu kì giải thích về mối quan hệ thời gian giữa Mặt trời và Mặt trăng. Những kiến thức mà mô hình này cung cấp cho phép suy ra những dự đoán dài hạn về chu kỳ Mặt trời và Mặt trăng.

Nhìn chung, điều này cho thấy những người sống ở Châu Âu thời kỳ Đồ Đồng có trí tuệ cao hơn nhiều so với những gì chúng ta từng biết về họ.

Có lẽ quan điểm cho rằng những chiếc mũ vàng được đội bởi pháp sư cổ đại không phải truyền thuyết hay huyền thoại, mà là phản ánh chân thực sự thừa nhận của cộng đồng trước khả năng tiên tri của họ.

Việc phát hiện ra bốn chiếc mũ vàng đã đưa ra góc nhìn thú vị về cuộc sống và hoạt động của những người cách đây ba thiên niên kỷ. Việc sử dụng những chiếc mũ để dự đoán sự chuyển động của Mặt trời, và mối liên hệ thời gian giữa Mặt trời và Mặt trăng không phải là điều gì hoàn toàn mới lạ. Nhiều hiện vật cổ đại cũng có những họa tiết chiêm tinh. Nhưng lý do họ lại diễn đạt kiến trức trên chiếc mũ vàng thì vẫn chưa được làm rõ. Với những nghiên cứu chuyên sâu hơn, một ngày nào đó chúng ta sẽ biết được lý do tại sao các ‘pháp sư’ của thời kỳ Đồ Đồng đội những chiếc mũ vàng tuyệt đẹp này.

Thanh Phong – Dịch từ Acient Origins

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x