Bí ẩn nền văn minh Olmec qua những bức tượng đầu đá khổng lồ

12/01/15, 08:21 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Nếu Aztec là nền văn minh nổi tiếng bắt nguồn từ Mexico, thì Olmec là nền văn minh lâu đời, bí ẩn và tinh xảo từng hiện diện trên vùng đất này trước đó đến 1.000 năm.

Mặc dù trước Olmec từng tồn tại nhiều nền văn hóa khác, nhưng văn minh Olmec vẫn được gọi là madre cultura, tức “văn hóa nguồn cội” (mother culture), tại vùng Trung Mỹ. Nói cách khác, nhiều nét đặc trưng độc đáo của nền văn minh Trung Mỹ sau này có nguồn gốc từ nền văn minh Olmec. Vậy người Olmec có nguồn gốc từ đâu và nền văn hóa của họ như thế nào?

Nền văn minh Olmec phát triển mạnh khoảng từ năm 1200 đến năm 400 trước Công Nguyên, thời điểm hình thành Trung Mỹ. Khu vực tồn tại nhiều  vết tích của văn minh Olmec được tìm thấy chủ yếu ở bờ biển phía nam vịnh Mexico, đặc biệt là các bang Veracruz và Tabasco. Mặc dù Olmec có một hệ thống chữ viết nhưng rất ít văn tự còn sót lại. Hơn nữa, các nhà khảo cổ cũng không tìm thấy đủ nguyên bản để có thể giải mã loại ngôn ngữ này. Do vậy, con người ngày nay chỉ có thể tìm hiểu về nền văn minh Olmec thông qua các vết tích khảo cổ.

Các trung tâm Olmec / Zapotec, Monte Albán, gần thành phố Oaxaca, Mexico. (Nguồn BigStockPhoto)

Manh mối ban đầu xuất phát từ những công trình nghệ thuật mà người Olmec để lại. Nổi tiếng nhất trong những tác phẩm này là ‘Đầu đá khổng lồ’. Những đầu đá này được chạm khắc từ đá bazan, và hiện nay có khoảng mười bảy tác phẩm như thế đã được tìm thấy. Chúng có chiều cao từ một đến ba mét, miêu tả con người theo những đặc điểm sau: đàn ông trưởng thành với má phệ, mũi tẹt và đôi mắt hơi xếch. Một điều khá trùng hợp khi đó lại là đặc điểm chung của cư dân bang Veracruz và Tabasco, theo đó những đầu đá này có thể chính là thể hiện khuôn mặt của người Olmec.

Căn cứ theo mức độ đầu tư cho những công trình như vậy, người ta suy đoán tượng đầu đá này miêu tả người có địa vị hay thủ lĩnh của tộc Olmec, và nó được xem như một biểu tượng của quyền lực. Đầu đá Olmec cũng có thể giống với tượng đá khổng lồ của Jayavarman VII tại Angkor Thom, Campuchia

Đầu đá khổng lồ của người Olmecs. (Ảnh BigStockPhoto)

Ngoài ra, người Olmec cũng khắc tạc những bức bích họa nhỏ hơn về những đầu đá khổng lồ này. Một trong những cổ vật được tìm thấy là ‘mặt nạ đá’ đặt ở Bảo tàng Anh. Khác với đầu đá Olmec, mặt nạ này được tạo ra từ đá serpentin cao khoảng 13 cm, nhưng lại có đặc điểm khuôn mặt tương tự.

Mặc dù hậu duệ của người Olmec vẫn còn lưu giữ những đặc điểm này, nhưng một số học giả đã suy đoán chiếc mặt nạ miêu tả khuôn mặt của người châu Phi hay Trung Quốc, thậm chí là người Địa Trung Hải.

Chiếc ‘mặt nạ đá’ đặt ở Bảo tàng Anh.

Chiếc mặt nạ cũng có bốn lỗ đằng trước giống với bốn hướng chính của la bàn. Người cai trị Olmec được cho là những nhà lãnh đạo giữ vai trò tối cao của  trung tâm thế giới thời đó. Có giả thuyết cho rằng chiếc mặt nạ đại diện cho người thống trị của Olmec. Hơn nữa, có rất nhiều lỗ tròn trên mặt, cho thấy người Olmec có thể đã sử dụng khuyên. Do không tìm thấy xương của người  Olmec (có thể bị phân hủy trong môi trường đất axit ở những khu rừng nhiệt đới), người ta chỉ có thể căn cứ trên chiếc mặt nạ này để hình dung về người Olmec.

Trước năm 400 trước Công Nguyên, nền văn minh Olmec biến mất một cách bí ẩn chưa rõ nguyên do. Mặc dù các nhà khảo cổ mới phát hiện ra nền văn minh Olmec  sau Thế Chiến II, nhưng nó không hề bị lãng quên.

Tượng một đứa trẻ người Olmec đang bò, 1200-900 TCN, Las Bocas, Mexico. (Wikimedia Commons)

Sau đó, từ Olmec (nghĩa là “người cao su”) được tìm thấy trong ngôn ngữ của người Aztec. Khi người Tây Ban Nha xâm chiếm Aztec, họ phát hiện rằng người Olmec có thể đã chế ra “trò chơi bóng Trung Mỹ” thời xưa. Trò chơi này dùng  một quả bóng cao su, điều này lý giải vì sao người Aztec gọi tộc người này với cái tên là Olmec.

Trò chơi bóng và một số nét đặc trưng của  văn minh Olmec vẫn hiện diện trong văn hóa Trung Mỹ, theo đó nền văn minh Olmec đã tạo ra một số ảnh hưởng nhất định.

Ngày nay, thông tin về người Olmec dường như rất ít, chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn để thật sự thấu hiểu và đánh giá đúng tầm quan trọng tộc người cổ xưa này đối với sự thịnh vượng của xã hội Trung Mỹ.

Tịnh Liên – Theo Acient Origins

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x