Bí ẩn kim tự tháp trong rừng Amazon: Dấu tích nền văn minh cổ đại bị thất lạc?
Vệ tinh của NASA đã chụp được hình ảnh cho thấy cả một quần thể cấu trúc giống kim tự tháp trong rừng Amazon. Có thể đây chính là dấu tích của một nền văn minh cổ xưa đã bị thất lạc mà chúng ta chưa từng biết đến.
Trong những cánh rừng dày đặc và xanh tươi của Amazon, có vô số bí ẩn có thể giúp chúng ta hiểu được đời sống của con người cổ đại trong quá khứ xa xôi. Chúng ta biết quá ít về hành tinh nơi chúng ta sinh sống, các nhà nghiên cứu không hay biết gì về các phát hiện khảo cổ tiềm năng hiện vẫn ẩn giấu trong vùng rừng Amazon.
Khi công nghệ phát triển và các công cụ như Google Earth trở nên phổ biến, nhiều người đã thử vận may để ghi tên mình vào một khám phá mới chưa ai làm trước đây. Google Earth đã trở thành một trong những công cụ đắc lực được vô số nhà khảo cổ tin dùng, khi không ngừng cho ra các khám phá ấn tượng và hỗ trợ các nhà nghiên cứu trên rất nhiều phương diện.
Trong bài này chúng ta xem xét quần thể kim tự tháp Paratoari ở Amazon, thường được biết đến với cái tên “the dots (các dấu chấm)”.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng Quần thể kim tự tháp Paratoari thực chất là các mỏm núi bị cắt cụt, và chỉ trông giống hình dạng kim tự tháp. Tuy nhiên, có rất nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng những công trình này được xây dựng trong quá khứ xa xôi bởi một nền văn minh chưa từng được ghi chép trong lịch sử.
Trên hành trình đến khu vực có thể tìm thấy nhiều dấu vết định cư của người Inca, ví như các bức tranh khắc đá, đường lát gạch (hay đá), và nền bệ bục nhân tạo.
Quần thể kim tự tháp bí ẩn được phát hiện lần đầu qua bức ảnh chụp vệ tinh của NASA mang số hiệu C-S11-32W071-03, được công bố vào năm 1976. Bức ảnh đã thôi thúc nhiều nhà nghiên cứu mạo hiểm tiến vào vùng rừng nhiệt đới rậm rạp Manu ở miền đông nam Peru nhằm tìm hiểu xem liệu những công trình này có thực sự được xây dựng bởi một nền văn minh cổ đại đã bị thất lạc theo thời gian.
Tuy rằng nhiều nhà khảo cổ học tân kỳ đã từ chối giả thuyết về sự tồn tại của một quần thể kim tự tháp nhân tạo, các nhà nghiên cứu khác cho rằng khoảng cách đồng đều giữa chúng và hình dáng tương đồng của cấu trúc các vật thể chỉ ra chúng không phải là các khối đá sa thạch tự nhiên như một số người nhìn nhận.
Xem xét sự việc từ góc độ lịch sử, khu vực Madre de Dios đã được nhiều nhà nghiên cứu trong quá khứ nhìn nhận là nơi lánh nạn của người Inca sau khi thực dân Tây Ban Nha xâm chiếm vùng Cusco vào năm 1533. Phải chăng điều này là hợp lý khi cho rằng người Inca đã tạo nên các công trình trong khu vực này?
Điều đó là khả thi nếu bạn giữ một thái độ cởi mở và biết được rằng có rất nhiều bí mật chôn giấu bên dưới lớp cát, các khu rừng và đại dương trên thế giới. Chúng ta cần nhớ rằng ngay vào thời nay, trong thế kỷ 21, vẫn có nhiều địa điểm trên Trái Đất chưa hề được khám phá kỹ càng, và rừng Amazon là một trong những khu vực như vậy.
Vấn đề tương tự cũng áp dụng đối với các cấu trúc kim tự tháp tiềm năng ở Bosnia. Tuy rằng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các mỏm núi ở Visoko (Bosnia) chỉ đơn thuần là các công trình tự nhiên, có nhiều nhà nghiên cứu khác tin rằng chúng có nguồn gốc nhân tạo, cũng như các kim tự tháp Paratoari.
Theo ĐKN
>>> Jerusalem được công nhận là thủ đô của Israel – Phúc báo cho một dân tộc dám đứng lên vì chính nghĩa